Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Khảo sát quyền được thông tin về pháp luật và nhu cầu được phổ biến, giáo dục pháp luật của người dân
Ngày cập nhật 15/05/2018

Ngày 08 tháng 5 năm 2018, Tại Thừa Thiên Huế, Bộ Tư pháp đã tổ chức tọa đàm khảo sát thực trạng bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật và nhu cầu được phổ biến, giáo dục pháp luật của người dân. 

Hoạt động khảo sát được thực hiện đối với các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh và một số tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn; cán bộ và người dân thuộc xã Thượng Long, huyện Nam Đông.

Nội dung khảo sát xoay quanh các vấn đề:

- Cách thức cung cấp thông tin về pháp luật hiện nay trong quan hệ với bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được cung cấp thông tin.

- Ý thức tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và người dân.

- Nội dung thông tin pháp luật cần chú trọng cung cấp, tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân và doanh nghiệp; nội dung mà người dân, doanh nghiệp có nhu cầu.

- Hình thức cung cấp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả được áp dụng tại cơ quan, địa phương.

- Giải pháp để bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân, doanh nghiệp.

- Giải pháp tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.

Tham gia Tọa đàm, các đại biểu đến từ các Sở, ngành, doanh nghiệp, Hội, hiệp hội thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã nêu rõ quan điểm về các vấn đề trên. Trong đó, đa số các đại biểu nhất trí việc cung cấp thông tin về pháp luật hiện nay cơ bản bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được cung cấp thông tin của người dân. Về ý thức tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, phụ thuộc vào trình độ dân trí, điều kiện thực té của các nhóm đối tượng, như: Cán bộ, công chức, người dân trí thức thì mức độ tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật cao hơn vì có điều kiện bảo đảm cũng như trực tiếp phục vụ cho công tác; trong khi đó, người lao động thì thấp hơn vì thiếu các điều kiện bảo đảm cũng như khó tiếp thu nội dung pháp luật. Nội dung thông tin pháp luật cần chú trọng cung cấp, tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân và doanh nghiệp; nội dung mà người dân, doanh nghiệp có nhu cầu cũng như hình thức cung cấp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả phụ thuộc vào từng nhóm đối tượng, từng địa bàn, phù hợp với tình hình thực tế của người được tuyên truyền. Các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp để bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân, doanh nghiệp, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, cụ thể: Chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng internet để thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trong đó có các chuyên mục trao đổi, tương tác trực tiếp với người dùng; thực thi nghiêm pháp luật, bảo đảm tính công khai, minh bạch, đúng pháp luật trong thực thi công vụ của công chức;...

Tại xã Thượng Long - huyện Nam Đông, với sự tham gia của cán bộ xã và người dân, nhiều thông tin liên quan đã được đại biểu thẳng thắn chia sẻ, cụ thể như: Do điều kiện, việc tìm hiểu pháp luật, tự học pháp luật của người dân còn hạn chế; các hình thức phổ biến pháp luật có hiệu quả là thông qua loa truyền thanh, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, hòa giải ở cơ sở, tuyên truyền miệng, truyền thông có hình ảnh, cấp phát tờ gấp pháp luật... Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn được xã quan tâm, có đội ngũ cán bộ xã và những người có uy tín ở cộng đồng dân cư thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho bà con nhân dân. Trong thời gian qua, công tác này đã có những bước tiến, thực hiện theo phương châm “bám dân, bám địa bàn”, hoạt động phổ biến pháp luật được thực hiện xuất phát từ nhu cầu, tình hình thực tế của địa phương, nhờ đó, tình trạng tảo hôn có chiều hướng giảm, khiếu nại, tố cáo được hạn chế... 

Hoạt động khảo sát là một trong những cách thức để nắm bắt thông tin về thực trạng bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật và nhu cầu được phổ biến, giáo dục pháp luật của người dân. Kết quả khảo sát là một trong những căn cứ để cơ quan Nhà nước triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu, tình hình thực tế và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Khảo sát quyền được thông tin về pháp luật và nhu cầu được phổ biến, giáo dục pháp luật của người dân
Ngày cập nhật 15/05/2018

Ngày 08 tháng 5 năm 2018, Tại Thừa Thiên Huế, Bộ Tư pháp đã tổ chức tọa đàm khảo sát thực trạng bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật và nhu cầu được phổ biến, giáo dục pháp luật của người dân. 

Hoạt động khảo sát được thực hiện đối với các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh và một số tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn; cán bộ và người dân thuộc xã Thượng Long, huyện Nam Đông.

Nội dung khảo sát xoay quanh các vấn đề:

- Cách thức cung cấp thông tin về pháp luật hiện nay trong quan hệ với bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được cung cấp thông tin.

- Ý thức tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và người dân.

- Nội dung thông tin pháp luật cần chú trọng cung cấp, tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân và doanh nghiệp; nội dung mà người dân, doanh nghiệp có nhu cầu.

- Hình thức cung cấp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả được áp dụng tại cơ quan, địa phương.

- Giải pháp để bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân, doanh nghiệp.

- Giải pháp tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.

Tham gia Tọa đàm, các đại biểu đến từ các Sở, ngành, doanh nghiệp, Hội, hiệp hội thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã nêu rõ quan điểm về các vấn đề trên. Trong đó, đa số các đại biểu nhất trí việc cung cấp thông tin về pháp luật hiện nay cơ bản bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được cung cấp thông tin của người dân. Về ý thức tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, phụ thuộc vào trình độ dân trí, điều kiện thực té của các nhóm đối tượng, như: Cán bộ, công chức, người dân trí thức thì mức độ tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật cao hơn vì có điều kiện bảo đảm cũng như trực tiếp phục vụ cho công tác; trong khi đó, người lao động thì thấp hơn vì thiếu các điều kiện bảo đảm cũng như khó tiếp thu nội dung pháp luật. Nội dung thông tin pháp luật cần chú trọng cung cấp, tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân và doanh nghiệp; nội dung mà người dân, doanh nghiệp có nhu cầu cũng như hình thức cung cấp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả phụ thuộc vào từng nhóm đối tượng, từng địa bàn, phù hợp với tình hình thực tế của người được tuyên truyền. Các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp để bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân, doanh nghiệp, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, cụ thể: Chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng internet để thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trong đó có các chuyên mục trao đổi, tương tác trực tiếp với người dùng; thực thi nghiêm pháp luật, bảo đảm tính công khai, minh bạch, đúng pháp luật trong thực thi công vụ của công chức;...

Tại xã Thượng Long - huyện Nam Đông, với sự tham gia của cán bộ xã và người dân, nhiều thông tin liên quan đã được đại biểu thẳng thắn chia sẻ, cụ thể như: Do điều kiện, việc tìm hiểu pháp luật, tự học pháp luật của người dân còn hạn chế; các hình thức phổ biến pháp luật có hiệu quả là thông qua loa truyền thanh, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, hòa giải ở cơ sở, tuyên truyền miệng, truyền thông có hình ảnh, cấp phát tờ gấp pháp luật... Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn được xã quan tâm, có đội ngũ cán bộ xã và những người có uy tín ở cộng đồng dân cư thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho bà con nhân dân. Trong thời gian qua, công tác này đã có những bước tiến, thực hiện theo phương châm “bám dân, bám địa bàn”, hoạt động phổ biến pháp luật được thực hiện xuất phát từ nhu cầu, tình hình thực tế của địa phương, nhờ đó, tình trạng tảo hôn có chiều hướng giảm, khiếu nại, tố cáo được hạn chế... 

Hoạt động khảo sát là một trong những cách thức để nắm bắt thông tin về thực trạng bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật và nhu cầu được phổ biến, giáo dục pháp luật của người dân. Kết quả khảo sát là một trong những căn cứ để cơ quan Nhà nước triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu, tình hình thực tế và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.528.119
Lượt truy cập hiện tại 6.837