Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Nhiều vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật được giải đáp
Ngày cập nhật 15/05/2018

Trong hai ngày 09-10/5/2018, Bộ Tư pháp đã tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến dự tập huấn có gần 100 đại biểu là lãnh đạo, công chức phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo cáo viên pháp luật các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.

 

Hội nghị gồm 05 nội dung: Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; quán triệt và triển khai Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tập huấn nghiệp vụ đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; một số vấn đề về truyền thông chính sách, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; một số vấn đề cần rút kinh nghiệm sau 01 năm thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 gắn với xây dựng, đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; các giải pháp tăng cường xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; một số vấn đề cần rút kinh nghiệm sau 04 năm triển khai thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở và các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tại Hội nghị, nhiều vấn đề còn vướng mắc trong các lĩnh vực này của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như các tỉnh khác đã được Bộ Tư pháp giải đáp, làm rõ, như:

Về Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/20218 quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, phạm vi áp dụng đối với địa phương là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, không áp dụng đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các chủ thể khác được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Về ký đánh giá đầu tiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư , kỳ đánh giá 02 năm một lần, mốc thời gian tính kỳ đầu đánh giá là ngày 31/12/2018. Như vậy, việc xem xét, đánh giá sẽ được tính từ năm 2019 và kỳ đánh giá đầu tiên sẽ là năm 2021.

Về việc Trung ương hỗ trợ kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành: Hàng năm, Bộ Tài chính đều có văn bản hướng dẫn các địa phương, trong đó có các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách chủ động bố trí kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở trong phạm vi dự toán ngân sách được Trung ương giao. Do đó, hàng năm các cơ quan Tư pháp địa phương, căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, chủ động tham mưu, gửi Sở Tài chính kinh phí đề nghị Trung ương hỗ trợ để tổng hợp chung gửi Bộ Tài chính.

Về đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Quy định “Trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra”: Bám sát quy định để xét điều kiện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đó là “bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên” và “do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra”. Mốc thời gian đánh giá, phân loại đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh”: Thời gian hoàn thành việc đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là trước ngày 05/01 của năm liền kề sau năm đánh giá; như vậy, mốc thời gian này chậm hơn so với mốc thời gian đánh giá, phân loại đảng bộ, chính quyền “trong sạch, vững mạnh” tối đa là 05 ngày. Vì vậy, để bảo đảm thực hiện tiêu chuẩn đánh giá, phân loại đảng bộ, chính quyền cấp xã “trong sạch, vững mạnh”, có thể vận dụng theo hướng ước tính kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật...

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhiều vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật được giải đáp
Ngày cập nhật 15/05/2018

Trong hai ngày 09-10/5/2018, Bộ Tư pháp đã tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến dự tập huấn có gần 100 đại biểu là lãnh đạo, công chức phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo cáo viên pháp luật các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.

 

Hội nghị gồm 05 nội dung: Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; quán triệt và triển khai Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tập huấn nghiệp vụ đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; một số vấn đề về truyền thông chính sách, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; một số vấn đề cần rút kinh nghiệm sau 01 năm thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 gắn với xây dựng, đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; các giải pháp tăng cường xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; một số vấn đề cần rút kinh nghiệm sau 04 năm triển khai thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở và các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tại Hội nghị, nhiều vấn đề còn vướng mắc trong các lĩnh vực này của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như các tỉnh khác đã được Bộ Tư pháp giải đáp, làm rõ, như:

Về Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/20218 quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, phạm vi áp dụng đối với địa phương là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, không áp dụng đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các chủ thể khác được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Về ký đánh giá đầu tiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư , kỳ đánh giá 02 năm một lần, mốc thời gian tính kỳ đầu đánh giá là ngày 31/12/2018. Như vậy, việc xem xét, đánh giá sẽ được tính từ năm 2019 và kỳ đánh giá đầu tiên sẽ là năm 2021.

Về việc Trung ương hỗ trợ kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành: Hàng năm, Bộ Tài chính đều có văn bản hướng dẫn các địa phương, trong đó có các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách chủ động bố trí kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở trong phạm vi dự toán ngân sách được Trung ương giao. Do đó, hàng năm các cơ quan Tư pháp địa phương, căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, chủ động tham mưu, gửi Sở Tài chính kinh phí đề nghị Trung ương hỗ trợ để tổng hợp chung gửi Bộ Tài chính.

Về đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Quy định “Trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra”: Bám sát quy định để xét điều kiện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đó là “bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên” và “do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra”. Mốc thời gian đánh giá, phân loại đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh”: Thời gian hoàn thành việc đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là trước ngày 05/01 của năm liền kề sau năm đánh giá; như vậy, mốc thời gian này chậm hơn so với mốc thời gian đánh giá, phân loại đảng bộ, chính quyền “trong sạch, vững mạnh” tối đa là 05 ngày. Vì vậy, để bảo đảm thực hiện tiêu chuẩn đánh giá, phân loại đảng bộ, chính quyền cấp xã “trong sạch, vững mạnh”, có thể vận dụng theo hướng ước tính kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật...

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.527.753
Lượt truy cập hiện tại 6.540