Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Niềm tự hào “20 năm hình thành và phát triển trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thừa Thiên Huế”
Ngày cập nhật 22/03/2018

Ngược dòng thời gian 20 năm về trước, tại kỳ họp lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII ngày 18/6/1997, lần đầu tiên trong Nghị quyết của Ban Chấp hành  Trung ương Đảng đã chỉ đạo triển khai công tác trợ giúp pháp lý theo hướng: “tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí”. Đây là cơ sở chính trị- pháp lý quan trọng, tiếp tục khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng trong việc bảo đảm quyền được tiếp cận pháp luật của người nghèo.

Do đó, nhằm cụ thể hóa chủ trương trên, ngày 06/9/1997 Thủ tướng Chính phủ  ban hành Quyết định số 734/TTg về việc thành lập Tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Để triển khai thực hiện Quyết định 734/TTg của Thủ tường Chính phủ, ngày 12/3/1998, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 424/1998/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là căn cứ pháp lý, đặt dấu mốc quan trọng cho sự hình thành Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh (gọi tắt là Trung tâm TGPL). Ngay những ngày đầu mới thành lập, Trung tâm TGPL chỉ có 03 biên chế, trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua hình thức tư vấn pháp luật miễn phí. Các văn bản pháp luật về công tác trợ giúp pháp lý quy định chức năng thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho người nghèo, các đối tượng chính sách thông qua hoạt động tư vấn pháp luật; việc đại diện, bào chữa bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp trong tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho cả người nghèo và đối tượng chính sách đều do các Luật sư (Cộng tác viên) Trung tâm TGPL thực hiện, trực tiếp qua ký kết hợp đồng CTV trợ giúp pháp lý của Trung tâm; có 08 luật sư tham gia thực hiện cung cấp dich vụ pháp lý miễn phí bào chữa, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý trong các vụ việc liên quan đến pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự; hôn nhân và gia đình; hành chính, khiếu nại, tố cáo, lao động, đất đai, nhà ở và các lĩnh vực pháp luật khác trừ lĩnh vực kinh doanh thương mại.

Nhiều văn bản về trợ giúp pháp lý tại địa phương đã được ban hành tạo cơ sở cho Trung tâm hoạt động và phát triển, cụ thể: Quyết định số 1087/QĐ-UB ngày 21/5/2001 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm và 01 Chỉ thị số 11/2004/CT-UB về tăng cường công tác TGPL trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch số 16/KHLN-PN-TP ngày 14/10/2003 giữa Sở Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh về hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đối tượng là phụ nữ; Chương trình phối hợp TGPL miễn phí trong hoạt động tố tụng ngày 27/8/2006 giữa Sở Tư pháp với Công an, viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh.

Thời gian này, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn, phương tiện đi lại chỉ có 02 chiếc xe gắn máy; số lượng biên chế tăng dần với 05 viên chức, 92 cộng tác  viên; 09 tổ trợ giúp pháp lý đặt tại cấp huyện; 10 Câu lạc bộ TGPL đặt tại cấp xã; Giám đốc Trung tâm do Phó Giám đốc Sở kiêm nhiệm  (từ tháng 3/2001 đến tháng 12/2007) và có 01 Phó Giám đốc chuyên trách. Mặc dù vậy, nhưng chính sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, với mong muốn đưa pháp luật đến với người dân, anh chị em trong Trung tâm Trợ giúp pháp lý đoàn kết cùng với đội ngũ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý đã không quản đường xá xa xôi, khó khăn vất vả, cùng nhau đồng hành về với người nghèo, đối tượng chính sách tại các xã nghèo, đồng bào người dân tộc thiểu số thuộc các xã vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Nam Đông, A Lưới; Phong Điền; Quảng Điền; Phú Lộc Phú Vang … thực hiện các đợt trợ giúp pháp lý lưu động để truyền thông các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước; các văn bản pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho người dân tại cơ sở và giúp Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác hòa giải và cùng chính quyền cơ sở tháo gỡ những khó khăn về mặt pháp lý. Qua 09 năm triển khai Quyết định 424/1998/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, Trung tâm đã tiếp nhận và thực hiện trên 10.364 vụ việc, trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở thực hiện tuyên truyền trên 9.900 lượt người nghe, phải nói rằng: Chính sách trợ giúp pháp lý “ nhịp cầu nối ý Đảng lòng dân, công tác trợ giúp pháp lý luôn hướng về cơ sở, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với pháp luật dễ dàng hơn”…Những kỷ niệm trong các chuyến công tác trợ giúp vẫn còn lưu lại mãi trong mỗi chúng tôi - những người làm trợ giúp pháp lý. Với những kết quả bước đầu, đã thể hiện vai trò nòng cốt của nhà nước trong việc huy động lực lượng tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tạo được sức mạnh tổng hợp khắc phục những khó khăn “bỡ ngỡ” của công tác trợ giúp pháp lý trong những bước đi ban đầu để Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định được vị trí của mình đối với tỉnh nhà và không ngừng phát triển đi lên cùng với toàn ngành Tư pháp, làm tốt công tác trợ giúp pháp lý.

 

           Để tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của công tác trợ giúp pháp lý trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm công bằng xã hội, thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp; để nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý trong đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự pháp triển TGPL ở Việt nam, ngày 29/6/2006, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI đã thể chế hóa chính sách cung cấp dịch vụ pháp lý cho người nghèo của Đảng bằng văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao là Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006. Sự ra đời của Luật Trợ giúp pháp lý là một bước tiến quan trọng trong hoạt động lập pháp về quyền con người nói chung và về trợ giúp pháp lý nói riêng, tạo bước đột phá lớn về mặt thể chế, nâng tầm từ một Quyết định của Thủ tướng Chính phủ lên thành Luật mà không cần trãi qua các bước Nghị định, Pháp lệnh. Qua đó, đánh dấu bước chuyển về chất và đưa công tác trợ giúp pháp lý lên một tầm cao mới phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Điều đó cũng thể hiện rõ nét chính sách nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa và chính sách an sinh xã hội của Đảng và nhà nước trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời khẳng định nhìn nhận đánh giá cao những kết quả đạt được trong 09 năm thi hành Quyết định 734/TTg nói chung và Quyết định 424/1998/QĐ-UB của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Tiếp nối sự ra đời của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, hàng loạt các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác trợ giúp pháp. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong nhiều năm liền đã ban hành các văn bản triển khai chính sách trợ giúp pháp lý, gồm: 03 quyết định; 01 Chỉ thị; 11 Kế hoạch; 02 Quy chế và 01 Chương trình. Việc ban hành văn bản đã thiết lập cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện để Trung tâm được kiện toàn về mặt tổ chức, triển khai nhiệm vụ trong việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý tại địa phương. Từ đó, tổ chức bộ máy của Trung tâm được cũng cố kiện toàn, từ 05 biên chế đến nay, Trung tâm có 27 biên chế, có 20 trợ giúp viên pháp lý, 18 Trợ giúp viên được đào tạo Nghề luật sư. Trung tâm hiện có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc; thành lập 03 phòng Chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Phòng Hành chính-Tổng hợp; Phòng Pháp luật Hình sự-Hành Chính, Phòng Pháp luật Dân sự-Đất đai-Lao động và  02 Chi nhánh trực thuộc Trung tâm đặt tại huyện Phong Điền và Phú Lộc; về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí của Trung tâm TGPL luôn được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Lãnh đạo Sở Tư pháp quan tâm, Trung tâm được bố trí 01 xe ô tô 07 chỗ nên những năm qua thuận lợi về với cơ sở.

 Với quyết tâm đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý, lồng ghép các hoạt động, đa dạng hóa hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý; phối hợp với Đài phát thanh truyền hình của tỉnh  xây dựng các phóng sự như “Chính sách người có công” “TGPL cho đồng bào dân tộc thiểu số” phát trên hệ thống truyền hình của tỉnh Thừa Thiên Huế; thông qua các đợt TGPL lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; cấp phát các tờ gấp pháp luật, các chuyên trang chuyên mục về TGPL qua hệ thống loa truyền thanh của xã. Qua đó có những tác động tích cực đến nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng chính quyền các cấp trong việc triển khai chính sách  trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Qua 20 năm hình thành và phát triển, Trung tâm luôn đón nhận sự quan tâm phối hợp của Phòng Tư pháp các huyện, thị xã và thành phố Huế, Cơ quan tiến hành tố tụng 02 cấp; Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS….Với kết quả thực hiện được 23.074 vụ việc, trong đó tư vấn pháp luật 20.875 vụ việc, tham gia tố tụng 2.052 vụ việc, hình thức khác 147 vụ việc; trong đó Dân sự- Hôn nhân và gia đình 7.226 vụ việc, Hình sự 2.560 vụ việc, Hành chính 3.505 vụ việc và lĩnh vực khác 9.783 vụ việc.

Trải qua chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, nếu như giai đoạn đầu mới thành lập, hoạt động trợ giúp pháp lý đang còn dàn trãi, mang nặng tính truyền thông mà chưa chú trọng đến vụ việc trợ giúp pháp lý; đến nay, triển khai Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015-2025 và thực hiện kế hoạch số 19/KH-UBND tỉnh ngày 25/01/2016 của UBND tỉnh về triển khai Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015-2025 tại tỉnh Thừa Thiên Huế Trung tâm đã có những chuyển biến căn bản. Vụ việc TGPL đặc biệt là các vụ việc tố tụng được xem là trọng tâm, chất lượng vụ việc càng được chú trọng quan tâm. Trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực tố tụng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Những năm trước đây, các vụ việc tham gia tố tụng để đại diện, bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý chủ yếu do Luật sư là cộng tác viên của Trung tâm thực hiện; đến nay, số lượng vụ việc tham gia tố tụng do Trợ giúp viên pháp lý thực hiện chiếm đa số, đặc biệt trong năm 2017 số vụ việc do Trợ giúp viên thực hiện chiếm trên 90% số lượng vụ việc tham gia tố tụng của Trung tâm.

Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của tỉnh được kiện toàn, thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp, từng ngành đã có sự chỉ đạo chặt chẽ thường xuyên trong ngành mình, tạo sự đồng thuần trong phối hợp hoạt động trợ giúp pháp lý. Cả 03 giai đoạn tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) đều được rà soát đối tượng chặt chẽ, thường xuyên có sự phối hợp với Trung tâm TGPL để xác định đối tượng được TGPL, ra quyết định cử người thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời; tạo điều kiện cho các trợ giúp viên, cộng tác viên là luật sư tham gia trong quá trình tố tụng. Tại Tòa án nhân dân các cấp, người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia bào chữa cho bị cáo hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý được tạo điều kiện nghiên cứu hồ sơ, tài liệu đầy đủ, giúp cho các trợ giúp viên pháp lý rèn luyện và tiếp tục nâng cao kỹ năng thu thập, xác minh các tình tiết có liên quan đến vụ việc TGPL, được tiếp xúc với người được TGPL hoặc thân nhân của họ nhằm làm sáng tỏ nội dung của vụ án. Qua đó, chất lượng vụ việc được nâng lên rõ rệt, kỹ năng hành nghề mang tính chất chuyên nghiệp hơn, không những giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL mà còn giúp các cơ quan điều tra, truy tố, xét  xử giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, hạn chế được oan sai trong hoạt động tố tụng.

Đến nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tiếp tục khẳng định vị trí trong ngành Tư pháp tỉnh nhà. 20 năm xây dựng và phát triển là khoảng thời gian chưa dài, nhưng người làm công tác TGPL có quyền tự hào đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiểu biết pháp luật của nhân dân trên địa bàn tỉnh, giúp những người nghèo và các đối tượng chính sách bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hoạt động Trợ giúp pháp lý đã góp phần vào việc bảo đảm quyền con người, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Biết dựa vào dân, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu và phục vụ, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển về mọi mặt, bước đầu đã khẳng định được vị trí, vai trò đóng góp quan trọng trong ngành tư pháp và các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm thực hiện Cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Bằng những cố gắng nỗ lực trong chặng đường 20 năm “luôn luôn đi cùng dân”, tập thể Trung tâm trợ giúp pháp lý được Ủy ban nhân dân tỉnh ghi nhận, tặng thưởng nhiều Bằng khen và tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” qua nhiều năm; nhiều cá nhân được Chủ tịch tỉnh; Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chỉnh phủ tặng Bằng khen. Đặc biệt năm 2017, trong đợt phát động phong trào thi đua cao điểm hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Tổ chức Trợ giúp pháp lý, tập thể và 01 cá nhân của Trung tâm được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen; ngoài ra nhiều cá nhân được Giám đốc Sở Tư pháp tặng thưởng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” và Giấy khen trong nhiều năm liền.

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã được Quốc Hội thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018, là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý cho những người thụ hưởng chính sách nhân đạo của Nhà nước về trợ giúp pháp lý. Việc đổi mới công tác trợ giúp pháp lý đã được thể chế hóa trong Luật TGPl năm 2017 đó là chú trọng tập trung thực hiện vụ việc TGPL, đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng, nâng cao chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; đẩy mạnh truyền thông về trợ giúp pháp lý để người dân và cơ quan cá nhân có liên quan biết về trợ giúp pháp lý; về quyền của người được trợ giúp pháp lý cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cá nhân trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Chính vì vậy, cần có sự chung tay góp sức của toàn thể các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong việc triển khai Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên tinh thần phát huy những thành quả đạt được của 20 năm xây dựng và phát triển, với sự chỉ đạo của các cấp. các ngành có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý; đội ngũ những người làm công tác trợ giúp pháp lý và tập thể cán bộ, viên chức người lao động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế luôn đoàn kết, phấn đấu thực hiện thắng lợi mọi yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, đưa công tác Trợ giúp pháp lý thực sự trở thành một chính sách xã hội rộng lớn của Đảng và Nhà nước đến với mọi người dân nghèo và đối tượng chính sách khác. Trợ giúp pháp lý phải trở thành một địa chỉ tin cậy, quen thuộc dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Võ Thị Xuân Hương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Niềm tự hào “20 năm hình thành và phát triển trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thừa Thiên Huế”
Ngày cập nhật 22/03/2018

Ngược dòng thời gian 20 năm về trước, tại kỳ họp lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII ngày 18/6/1997, lần đầu tiên trong Nghị quyết của Ban Chấp hành  Trung ương Đảng đã chỉ đạo triển khai công tác trợ giúp pháp lý theo hướng: “tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí”. Đây là cơ sở chính trị- pháp lý quan trọng, tiếp tục khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng trong việc bảo đảm quyền được tiếp cận pháp luật của người nghèo.

Do đó, nhằm cụ thể hóa chủ trương trên, ngày 06/9/1997 Thủ tướng Chính phủ  ban hành Quyết định số 734/TTg về việc thành lập Tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Để triển khai thực hiện Quyết định 734/TTg của Thủ tường Chính phủ, ngày 12/3/1998, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 424/1998/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là căn cứ pháp lý, đặt dấu mốc quan trọng cho sự hình thành Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh (gọi tắt là Trung tâm TGPL). Ngay những ngày đầu mới thành lập, Trung tâm TGPL chỉ có 03 biên chế, trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua hình thức tư vấn pháp luật miễn phí. Các văn bản pháp luật về công tác trợ giúp pháp lý quy định chức năng thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho người nghèo, các đối tượng chính sách thông qua hoạt động tư vấn pháp luật; việc đại diện, bào chữa bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp trong tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho cả người nghèo và đối tượng chính sách đều do các Luật sư (Cộng tác viên) Trung tâm TGPL thực hiện, trực tiếp qua ký kết hợp đồng CTV trợ giúp pháp lý của Trung tâm; có 08 luật sư tham gia thực hiện cung cấp dich vụ pháp lý miễn phí bào chữa, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý trong các vụ việc liên quan đến pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự; hôn nhân và gia đình; hành chính, khiếu nại, tố cáo, lao động, đất đai, nhà ở và các lĩnh vực pháp luật khác trừ lĩnh vực kinh doanh thương mại.

Nhiều văn bản về trợ giúp pháp lý tại địa phương đã được ban hành tạo cơ sở cho Trung tâm hoạt động và phát triển, cụ thể: Quyết định số 1087/QĐ-UB ngày 21/5/2001 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm và 01 Chỉ thị số 11/2004/CT-UB về tăng cường công tác TGPL trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch số 16/KHLN-PN-TP ngày 14/10/2003 giữa Sở Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh về hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đối tượng là phụ nữ; Chương trình phối hợp TGPL miễn phí trong hoạt động tố tụng ngày 27/8/2006 giữa Sở Tư pháp với Công an, viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh.

Thời gian này, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn, phương tiện đi lại chỉ có 02 chiếc xe gắn máy; số lượng biên chế tăng dần với 05 viên chức, 92 cộng tác  viên; 09 tổ trợ giúp pháp lý đặt tại cấp huyện; 10 Câu lạc bộ TGPL đặt tại cấp xã; Giám đốc Trung tâm do Phó Giám đốc Sở kiêm nhiệm  (từ tháng 3/2001 đến tháng 12/2007) và có 01 Phó Giám đốc chuyên trách. Mặc dù vậy, nhưng chính sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, với mong muốn đưa pháp luật đến với người dân, anh chị em trong Trung tâm Trợ giúp pháp lý đoàn kết cùng với đội ngũ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý đã không quản đường xá xa xôi, khó khăn vất vả, cùng nhau đồng hành về với người nghèo, đối tượng chính sách tại các xã nghèo, đồng bào người dân tộc thiểu số thuộc các xã vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Nam Đông, A Lưới; Phong Điền; Quảng Điền; Phú Lộc Phú Vang … thực hiện các đợt trợ giúp pháp lý lưu động để truyền thông các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước; các văn bản pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho người dân tại cơ sở và giúp Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác hòa giải và cùng chính quyền cơ sở tháo gỡ những khó khăn về mặt pháp lý. Qua 09 năm triển khai Quyết định 424/1998/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, Trung tâm đã tiếp nhận và thực hiện trên 10.364 vụ việc, trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở thực hiện tuyên truyền trên 9.900 lượt người nghe, phải nói rằng: Chính sách trợ giúp pháp lý “ nhịp cầu nối ý Đảng lòng dân, công tác trợ giúp pháp lý luôn hướng về cơ sở, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với pháp luật dễ dàng hơn”…Những kỷ niệm trong các chuyến công tác trợ giúp vẫn còn lưu lại mãi trong mỗi chúng tôi - những người làm trợ giúp pháp lý. Với những kết quả bước đầu, đã thể hiện vai trò nòng cốt của nhà nước trong việc huy động lực lượng tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tạo được sức mạnh tổng hợp khắc phục những khó khăn “bỡ ngỡ” của công tác trợ giúp pháp lý trong những bước đi ban đầu để Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định được vị trí của mình đối với tỉnh nhà và không ngừng phát triển đi lên cùng với toàn ngành Tư pháp, làm tốt công tác trợ giúp pháp lý.

 

           Để tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của công tác trợ giúp pháp lý trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm công bằng xã hội, thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp; để nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý trong đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự pháp triển TGPL ở Việt nam, ngày 29/6/2006, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI đã thể chế hóa chính sách cung cấp dịch vụ pháp lý cho người nghèo của Đảng bằng văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao là Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006. Sự ra đời của Luật Trợ giúp pháp lý là một bước tiến quan trọng trong hoạt động lập pháp về quyền con người nói chung và về trợ giúp pháp lý nói riêng, tạo bước đột phá lớn về mặt thể chế, nâng tầm từ một Quyết định của Thủ tướng Chính phủ lên thành Luật mà không cần trãi qua các bước Nghị định, Pháp lệnh. Qua đó, đánh dấu bước chuyển về chất và đưa công tác trợ giúp pháp lý lên một tầm cao mới phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Điều đó cũng thể hiện rõ nét chính sách nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa và chính sách an sinh xã hội của Đảng và nhà nước trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời khẳng định nhìn nhận đánh giá cao những kết quả đạt được trong 09 năm thi hành Quyết định 734/TTg nói chung và Quyết định 424/1998/QĐ-UB của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Tiếp nối sự ra đời của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, hàng loạt các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác trợ giúp pháp. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong nhiều năm liền đã ban hành các văn bản triển khai chính sách trợ giúp pháp lý, gồm: 03 quyết định; 01 Chỉ thị; 11 Kế hoạch; 02 Quy chế và 01 Chương trình. Việc ban hành văn bản đã thiết lập cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện để Trung tâm được kiện toàn về mặt tổ chức, triển khai nhiệm vụ trong việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý tại địa phương. Từ đó, tổ chức bộ máy của Trung tâm được cũng cố kiện toàn, từ 05 biên chế đến nay, Trung tâm có 27 biên chế, có 20 trợ giúp viên pháp lý, 18 Trợ giúp viên được đào tạo Nghề luật sư. Trung tâm hiện có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc; thành lập 03 phòng Chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Phòng Hành chính-Tổng hợp; Phòng Pháp luật Hình sự-Hành Chính, Phòng Pháp luật Dân sự-Đất đai-Lao động và  02 Chi nhánh trực thuộc Trung tâm đặt tại huyện Phong Điền và Phú Lộc; về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí của Trung tâm TGPL luôn được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Lãnh đạo Sở Tư pháp quan tâm, Trung tâm được bố trí 01 xe ô tô 07 chỗ nên những năm qua thuận lợi về với cơ sở.

 Với quyết tâm đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý, lồng ghép các hoạt động, đa dạng hóa hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý; phối hợp với Đài phát thanh truyền hình của tỉnh  xây dựng các phóng sự như “Chính sách người có công” “TGPL cho đồng bào dân tộc thiểu số” phát trên hệ thống truyền hình của tỉnh Thừa Thiên Huế; thông qua các đợt TGPL lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; cấp phát các tờ gấp pháp luật, các chuyên trang chuyên mục về TGPL qua hệ thống loa truyền thanh của xã. Qua đó có những tác động tích cực đến nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng chính quyền các cấp trong việc triển khai chính sách  trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Qua 20 năm hình thành và phát triển, Trung tâm luôn đón nhận sự quan tâm phối hợp của Phòng Tư pháp các huyện, thị xã và thành phố Huế, Cơ quan tiến hành tố tụng 02 cấp; Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS….Với kết quả thực hiện được 23.074 vụ việc, trong đó tư vấn pháp luật 20.875 vụ việc, tham gia tố tụng 2.052 vụ việc, hình thức khác 147 vụ việc; trong đó Dân sự- Hôn nhân và gia đình 7.226 vụ việc, Hình sự 2.560 vụ việc, Hành chính 3.505 vụ việc và lĩnh vực khác 9.783 vụ việc.

Trải qua chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, nếu như giai đoạn đầu mới thành lập, hoạt động trợ giúp pháp lý đang còn dàn trãi, mang nặng tính truyền thông mà chưa chú trọng đến vụ việc trợ giúp pháp lý; đến nay, triển khai Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015-2025 và thực hiện kế hoạch số 19/KH-UBND tỉnh ngày 25/01/2016 của UBND tỉnh về triển khai Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015-2025 tại tỉnh Thừa Thiên Huế Trung tâm đã có những chuyển biến căn bản. Vụ việc TGPL đặc biệt là các vụ việc tố tụng được xem là trọng tâm, chất lượng vụ việc càng được chú trọng quan tâm. Trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực tố tụng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Những năm trước đây, các vụ việc tham gia tố tụng để đại diện, bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý chủ yếu do Luật sư là cộng tác viên của Trung tâm thực hiện; đến nay, số lượng vụ việc tham gia tố tụng do Trợ giúp viên pháp lý thực hiện chiếm đa số, đặc biệt trong năm 2017 số vụ việc do Trợ giúp viên thực hiện chiếm trên 90% số lượng vụ việc tham gia tố tụng của Trung tâm.

Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của tỉnh được kiện toàn, thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp, từng ngành đã có sự chỉ đạo chặt chẽ thường xuyên trong ngành mình, tạo sự đồng thuần trong phối hợp hoạt động trợ giúp pháp lý. Cả 03 giai đoạn tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) đều được rà soát đối tượng chặt chẽ, thường xuyên có sự phối hợp với Trung tâm TGPL để xác định đối tượng được TGPL, ra quyết định cử người thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời; tạo điều kiện cho các trợ giúp viên, cộng tác viên là luật sư tham gia trong quá trình tố tụng. Tại Tòa án nhân dân các cấp, người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia bào chữa cho bị cáo hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý được tạo điều kiện nghiên cứu hồ sơ, tài liệu đầy đủ, giúp cho các trợ giúp viên pháp lý rèn luyện và tiếp tục nâng cao kỹ năng thu thập, xác minh các tình tiết có liên quan đến vụ việc TGPL, được tiếp xúc với người được TGPL hoặc thân nhân của họ nhằm làm sáng tỏ nội dung của vụ án. Qua đó, chất lượng vụ việc được nâng lên rõ rệt, kỹ năng hành nghề mang tính chất chuyên nghiệp hơn, không những giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL mà còn giúp các cơ quan điều tra, truy tố, xét  xử giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, hạn chế được oan sai trong hoạt động tố tụng.

Đến nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tiếp tục khẳng định vị trí trong ngành Tư pháp tỉnh nhà. 20 năm xây dựng và phát triển là khoảng thời gian chưa dài, nhưng người làm công tác TGPL có quyền tự hào đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiểu biết pháp luật của nhân dân trên địa bàn tỉnh, giúp những người nghèo và các đối tượng chính sách bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hoạt động Trợ giúp pháp lý đã góp phần vào việc bảo đảm quyền con người, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Biết dựa vào dân, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu và phục vụ, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển về mọi mặt, bước đầu đã khẳng định được vị trí, vai trò đóng góp quan trọng trong ngành tư pháp và các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm thực hiện Cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Bằng những cố gắng nỗ lực trong chặng đường 20 năm “luôn luôn đi cùng dân”, tập thể Trung tâm trợ giúp pháp lý được Ủy ban nhân dân tỉnh ghi nhận, tặng thưởng nhiều Bằng khen và tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” qua nhiều năm; nhiều cá nhân được Chủ tịch tỉnh; Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chỉnh phủ tặng Bằng khen. Đặc biệt năm 2017, trong đợt phát động phong trào thi đua cao điểm hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Tổ chức Trợ giúp pháp lý, tập thể và 01 cá nhân của Trung tâm được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen; ngoài ra nhiều cá nhân được Giám đốc Sở Tư pháp tặng thưởng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” và Giấy khen trong nhiều năm liền.

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã được Quốc Hội thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018, là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý cho những người thụ hưởng chính sách nhân đạo của Nhà nước về trợ giúp pháp lý. Việc đổi mới công tác trợ giúp pháp lý đã được thể chế hóa trong Luật TGPl năm 2017 đó là chú trọng tập trung thực hiện vụ việc TGPL, đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng, nâng cao chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; đẩy mạnh truyền thông về trợ giúp pháp lý để người dân và cơ quan cá nhân có liên quan biết về trợ giúp pháp lý; về quyền của người được trợ giúp pháp lý cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cá nhân trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Chính vì vậy, cần có sự chung tay góp sức của toàn thể các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong việc triển khai Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên tinh thần phát huy những thành quả đạt được của 20 năm xây dựng và phát triển, với sự chỉ đạo của các cấp. các ngành có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý; đội ngũ những người làm công tác trợ giúp pháp lý và tập thể cán bộ, viên chức người lao động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế luôn đoàn kết, phấn đấu thực hiện thắng lợi mọi yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, đưa công tác Trợ giúp pháp lý thực sự trở thành một chính sách xã hội rộng lớn của Đảng và Nhà nước đến với mọi người dân nghèo và đối tượng chính sách khác. Trợ giúp pháp lý phải trở thành một địa chỉ tin cậy, quen thuộc dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Võ Thị Xuân Hương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.536.227
Lượt truy cập hiện tại 11.532