Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị định đăng ký biện pháp bảo đảm
Ngày cập nhật 30/10/2017

Ngày 27tháng 10 năm 2017, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13; Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm. Hội nghị có sự tham dự của hơn 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; đại diện Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Công chứng viên và các tổ chức hành nghề công chứng, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh.

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017. Luật được ban hành nhằm khắc phục những điểm sai sót đã phát hiện của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán của Bộ luật Hình sự, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất Bộ luật trong thực tiễn, đồng thời, bổ sung một số vấn đề mới phát sinh sau khi Bộ luật Hình sự số 100 được thông qua, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Luật sửa đổi, bổ sung những nội dung cơ bản liên quan đến người chưa thành niên phạm tội theo hướng kế thừa quan điểm của Bộ luật Hình sự năm 1999; quy định liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế; mức định lượng trong một số điều luật nhằm bảo đảm sự nối tiếp giữa các mức định lượng trong các khung, tránh chồng chéo, trùng lập, gây khó khăn cho việc xử lý tội phạm; yếu tố cấu thành của một số tội phạm để bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tội phạm. Bỏ tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông; bổ sung tội danh mới – tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp. Ngoài ra, sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật trong một số điều khoản cụ thể liên quan đến các quy định viện dẫn, sử dụng từ ngữ và các vấn đề khác nhằm bảo đảm tính chính xác, rõ ràng, tạo thuận lợi trong giải thích và áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luật Hình sự trong thực tiễn.

 Theo Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14) và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13, kể từ ngày 01/01/2018, các Luật, Bộ luật trên sẽ có hiệu lực thi hành.

Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2017. Nghị định gồm 5 chương, 70 điều, quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản (sau đây gọi chung là đăng ký cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm); quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm.

So với các văn bản có liên quan trước đây, Nghị định số 102/2017/NĐ-CP có những điểm mới cơ bản: Về tên gọi là “biện pháp bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảm” (thay cho cụm từ “giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm” của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP theo Bộ luật dân sự năm 2005). Về đối tượng đăng ký, bổ sung biện pháp bảo lưu quyền sở hữu thuộc đối tượng đăng ký, tách bạch rõ các biện pháp bảo đảm phải đăng ký. Về thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm, thời điểm có hiệu lực của biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển được đăng ký là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký còn đối với biện pháp bảo đảm bằng động sản khác thì thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm (quy định này phù hợp với các Luật, Bộ luật mới được ban hành). Bổ sung thêm một số căn cứ từ chối đăng ký, như: Khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản của Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thừa phát lại của Văn phòng thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm là người phải thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án là tài sản bảo đảm do cơ quan thi hành án hoặc Văn phòng thừa phát lại gửi đến. Bổ sung quy định về hồ sơ đăng ký thế chấp trong hai trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất là một chủ thể hoặc hai chủ thể khác nhau…

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị định đăng ký biện pháp bảo đảm
Ngày cập nhật 30/10/2017

Ngày 27tháng 10 năm 2017, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13; Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm. Hội nghị có sự tham dự của hơn 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; đại diện Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Công chứng viên và các tổ chức hành nghề công chứng, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh.

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017. Luật được ban hành nhằm khắc phục những điểm sai sót đã phát hiện của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán của Bộ luật Hình sự, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất Bộ luật trong thực tiễn, đồng thời, bổ sung một số vấn đề mới phát sinh sau khi Bộ luật Hình sự số 100 được thông qua, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Luật sửa đổi, bổ sung những nội dung cơ bản liên quan đến người chưa thành niên phạm tội theo hướng kế thừa quan điểm của Bộ luật Hình sự năm 1999; quy định liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế; mức định lượng trong một số điều luật nhằm bảo đảm sự nối tiếp giữa các mức định lượng trong các khung, tránh chồng chéo, trùng lập, gây khó khăn cho việc xử lý tội phạm; yếu tố cấu thành của một số tội phạm để bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tội phạm. Bỏ tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông; bổ sung tội danh mới – tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp. Ngoài ra, sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật trong một số điều khoản cụ thể liên quan đến các quy định viện dẫn, sử dụng từ ngữ và các vấn đề khác nhằm bảo đảm tính chính xác, rõ ràng, tạo thuận lợi trong giải thích và áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luật Hình sự trong thực tiễn.

 Theo Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14) và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13, kể từ ngày 01/01/2018, các Luật, Bộ luật trên sẽ có hiệu lực thi hành.

Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2017. Nghị định gồm 5 chương, 70 điều, quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản (sau đây gọi chung là đăng ký cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm); quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm.

So với các văn bản có liên quan trước đây, Nghị định số 102/2017/NĐ-CP có những điểm mới cơ bản: Về tên gọi là “biện pháp bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảm” (thay cho cụm từ “giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm” của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP theo Bộ luật dân sự năm 2005). Về đối tượng đăng ký, bổ sung biện pháp bảo lưu quyền sở hữu thuộc đối tượng đăng ký, tách bạch rõ các biện pháp bảo đảm phải đăng ký. Về thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm, thời điểm có hiệu lực của biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển được đăng ký là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký còn đối với biện pháp bảo đảm bằng động sản khác thì thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm (quy định này phù hợp với các Luật, Bộ luật mới được ban hành). Bổ sung thêm một số căn cứ từ chối đăng ký, như: Khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản của Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thừa phát lại của Văn phòng thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm là người phải thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án là tài sản bảo đảm do cơ quan thi hành án hoặc Văn phòng thừa phát lại gửi đến. Bổ sung quy định về hồ sơ đăng ký thế chấp trong hai trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất là một chủ thể hoặc hai chủ thể khác nhau…

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.529.012
Lượt truy cập hiện tại 7.526