|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai Luật Quản lý ngoại thương, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngày cập nhật 13/09/2017
Ngày 08/9/2017, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Luật Quản lý ngoại thương và Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cho hơn 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế.
Luật Quản lý ngoại thương và Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Luật Quản lý ngoại thương thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý, phát triển hoạt động ngoại thương. Luật hệ thống hóa các quy định pháp luật hiện hành, nội luật hóa các điều ước quốc tế, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính, khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động ngoại thương; nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Luật Quản lý ngoại thương gồm 8 chương, 113 Điều, quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương; giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương. Trong quản lý nhà nước về ngoại thương phải bảo đảm các nguyên tắc: Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu; bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong hoạt động ngoại thương theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thiết lập đồng bộ các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo khung pháp lý để khuyến khích, huy động các nguồn lực từ khu vực tư nhân, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Luật có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nước ta có hơn 97% doanh nghiệp nhỏ và vừa; là khu vực có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội và đóng góp vào ngân sách nhà nước, được xác định là «động lực tăng trưởng» của nền kinh tế. Luật gồm 4 chương, 35 Điều, quy định về nguyên tắc, nội dung, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí: Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực. Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ thì doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất; trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật có liên quan. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai Luật Quản lý ngoại thương, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngày cập nhật 13/09/2017
Ngày 08/9/2017, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Luật Quản lý ngoại thương và Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cho hơn 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế.
Luật Quản lý ngoại thương và Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Luật Quản lý ngoại thương thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý, phát triển hoạt động ngoại thương. Luật hệ thống hóa các quy định pháp luật hiện hành, nội luật hóa các điều ước quốc tế, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính, khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động ngoại thương; nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Luật Quản lý ngoại thương gồm 8 chương, 113 Điều, quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương; giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương. Trong quản lý nhà nước về ngoại thương phải bảo đảm các nguyên tắc: Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu; bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong hoạt động ngoại thương theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thiết lập đồng bộ các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo khung pháp lý để khuyến khích, huy động các nguồn lực từ khu vực tư nhân, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Luật có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nước ta có hơn 97% doanh nghiệp nhỏ và vừa; là khu vực có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội và đóng góp vào ngân sách nhà nước, được xác định là «động lực tăng trưởng» của nền kinh tế. Luật gồm 4 chương, 35 Điều, quy định về nguyên tắc, nội dung, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí: Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực. Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ thì doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất; trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật có liên quan. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.542.122 Lượt truy cập hiện tại 15.141
|
|