|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai Luật Trẻ em và Luật Trợ giúp pháp lý Ngày cập nhật 22/08/2017
Ngày 18/8/2017, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Luật Trẻ em và Luật Trợ giúp pháp lý cho hơn 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế. Hội nghị do đồng chí Đào Chuẩn – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh – Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì.
Luật trẻ em được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 11 khóa XIII ngày 05/4/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2017. Luật gồm 7 Chương, 106 điều, quy định về quyền, bổn phận của trẻ em; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Luật Trẻ em đã kế thừa những quy định cơ bản của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, đồng thời sửa đổi, bổ sung rất nhiều quy định mới nhằm cụ thể hóa Hiến pháp 2013, Công ước Quyền trẻ em và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, phát triển của trẻ em trong giai đoạn hiện nay.
Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/6/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Luật gồm có 8 Chương, 48 điều, quy định về người được trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý; hoạt động trợ giúp pháp lý; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động trợ giúp pháp lý. Luật được xây dựng nhằm khắc phục hạn chế, bất cập trong hoạt động trợ giúp pháp lý; tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất với Hiến pháp năm 2013 và các Luật được Quốc hội ban hành gần đây để phát triển bền vững công tác trợ giúp pháp lý; bảo đảm sự hội nhập quốc tế, trong đó có nội luật hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đào Chuẩn - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh – Giám đốc Sở Tư pháp nhấn mạnh: Luật Trẻ em và Luật trợ giúp pháp lý đều quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp, các ngành. Do đó, các cơ quan, địa phương cần tổ chức thực hiện và phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định đảm bảo hiệu quả; trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các luật bằng hình thức thích hợp đến với cán bộ, nhân dân, đặc biệt là những đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Luật Trẻ em và Luật Trợ giúp pháp lý. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai Luật Trẻ em và Luật Trợ giúp pháp lý Ngày cập nhật 22/08/2017
Ngày 18/8/2017, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Luật Trẻ em và Luật Trợ giúp pháp lý cho hơn 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế. Hội nghị do đồng chí Đào Chuẩn – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh – Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì.
Luật trẻ em được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 11 khóa XIII ngày 05/4/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2017. Luật gồm 7 Chương, 106 điều, quy định về quyền, bổn phận của trẻ em; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Luật Trẻ em đã kế thừa những quy định cơ bản của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, đồng thời sửa đổi, bổ sung rất nhiều quy định mới nhằm cụ thể hóa Hiến pháp 2013, Công ước Quyền trẻ em và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, phát triển của trẻ em trong giai đoạn hiện nay.
Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/6/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Luật gồm có 8 Chương, 48 điều, quy định về người được trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý; hoạt động trợ giúp pháp lý; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động trợ giúp pháp lý. Luật được xây dựng nhằm khắc phục hạn chế, bất cập trong hoạt động trợ giúp pháp lý; tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất với Hiến pháp năm 2013 và các Luật được Quốc hội ban hành gần đây để phát triển bền vững công tác trợ giúp pháp lý; bảo đảm sự hội nhập quốc tế, trong đó có nội luật hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đào Chuẩn - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh – Giám đốc Sở Tư pháp nhấn mạnh: Luật Trẻ em và Luật trợ giúp pháp lý đều quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp, các ngành. Do đó, các cơ quan, địa phương cần tổ chức thực hiện và phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định đảm bảo hiệu quả; trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các luật bằng hình thức thích hợp đến với cán bộ, nhân dân, đặc biệt là những đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Luật Trẻ em và Luật Trợ giúp pháp lý. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.545.553 Lượt truy cập hiện tại 17.320
|
|