Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thừa Thiên Huế tham gia Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Ngày cập nhật 06/10/2016

Trong hai ngày 29-30/9/2016, Thừa Thiên Huế đã tham gia Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III khu vực miền Trung – Tây Nguyên được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng. Hội thi quy tụ 16 đội thi từ Nghệ An đến Khánh Hòa và các tỉnh Tây nguyên.

Đội thi của tỉnh đã hoàn thành tốt 03 phần thi: Giới thiệu và lý thuyết, xử lý tình huống, tiểu phẩm. Trong lời giới thiệu đã thể hiện đặc trưng địa lý, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống pháp luật và công tác hòa giải ở cơ sở của Thừa Thiên Huế. Phần thi câu hỏi trắc nghiệm, đội thi trả lời xuất sắc gói câu hỏi của Ban tổ chức đưa ra liên quan đến Luật Hòa giải cơ sở, Luật Hôn nhân và Gia đình, đất đai… Với tình huống mâu thuẩn phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình khi người mẹ quyết ngăn cản con trai kết hôn với người bạn gái do có có mâu thuẩn từ trước với nhà gái, hòa giải viên đã xác định rõ các vấn đề mấu chốt để tiến hành hòa giải, như: Mâu thuẩn và nguyên nhân mâu thuẩn, phân tích tình huống, căn cứ pháp lý và đạo đức, truyền thống của người Việt Nam về hôn nhân và gia đình, trên cơ sở đó áp dụng kỹ năng hòa giải để tiến hành hòa giải vụ việc một cách thuyết phục. Phần thi tiểu phẩm gắn với giải quyết tình huống hòa giải cụ thể ở địa phương, khi người chồng thường xuyên giao lưu với bạn bè bên ngoài, thiếu sự quan tâm, chia sẽ với người vợ đã dẫn đến sự nghi ngờ, ghen tuông bóng gió làm sứt mẽ trong tình cảm vợ chồng, Đội thi đã thể hiện tốt kỹ năng hòa giải của hòa giải viên và gửi gắm đến Hội thi thông điệp: Trong công tác hòa giải, “Đừng khinh việc nhỏ, lỗ nhỏ làm đắm thuyền”. Tiểu phẩm nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng tích cực từ Hội thi.

Kết thúc vòng thi sơ khảo, Đội thi của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt giải khuyến khích. Bằng sự thể hiện khá tốt phần thi của mình, Đội đã góp phần vào thành công chung của Hội thi, cho thấy mục đích, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở là nhằm giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột trong cộng đồng dân cư ngay tại địa bàn, góp phần giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết, sự chia sẻ trong từng gia đình và toàn xã hội, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, đồng thời góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải giải quyết tại các cơ quan có thẩm quyền, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho Nhà nước và nhân dân. Hoạt động hòa giải cơ sở cũng góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thừa Thiên Huế tham gia Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Ngày cập nhật 06/10/2016

Trong hai ngày 29-30/9/2016, Thừa Thiên Huế đã tham gia Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III khu vực miền Trung – Tây Nguyên được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng. Hội thi quy tụ 16 đội thi từ Nghệ An đến Khánh Hòa và các tỉnh Tây nguyên.

Đội thi của tỉnh đã hoàn thành tốt 03 phần thi: Giới thiệu và lý thuyết, xử lý tình huống, tiểu phẩm. Trong lời giới thiệu đã thể hiện đặc trưng địa lý, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống pháp luật và công tác hòa giải ở cơ sở của Thừa Thiên Huế. Phần thi câu hỏi trắc nghiệm, đội thi trả lời xuất sắc gói câu hỏi của Ban tổ chức đưa ra liên quan đến Luật Hòa giải cơ sở, Luật Hôn nhân và Gia đình, đất đai… Với tình huống mâu thuẩn phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình khi người mẹ quyết ngăn cản con trai kết hôn với người bạn gái do có có mâu thuẩn từ trước với nhà gái, hòa giải viên đã xác định rõ các vấn đề mấu chốt để tiến hành hòa giải, như: Mâu thuẩn và nguyên nhân mâu thuẩn, phân tích tình huống, căn cứ pháp lý và đạo đức, truyền thống của người Việt Nam về hôn nhân và gia đình, trên cơ sở đó áp dụng kỹ năng hòa giải để tiến hành hòa giải vụ việc một cách thuyết phục. Phần thi tiểu phẩm gắn với giải quyết tình huống hòa giải cụ thể ở địa phương, khi người chồng thường xuyên giao lưu với bạn bè bên ngoài, thiếu sự quan tâm, chia sẽ với người vợ đã dẫn đến sự nghi ngờ, ghen tuông bóng gió làm sứt mẽ trong tình cảm vợ chồng, Đội thi đã thể hiện tốt kỹ năng hòa giải của hòa giải viên và gửi gắm đến Hội thi thông điệp: Trong công tác hòa giải, “Đừng khinh việc nhỏ, lỗ nhỏ làm đắm thuyền”. Tiểu phẩm nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng tích cực từ Hội thi.

Kết thúc vòng thi sơ khảo, Đội thi của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt giải khuyến khích. Bằng sự thể hiện khá tốt phần thi của mình, Đội đã góp phần vào thành công chung của Hội thi, cho thấy mục đích, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở là nhằm giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột trong cộng đồng dân cư ngay tại địa bàn, góp phần giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết, sự chia sẻ trong từng gia đình và toàn xã hội, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, đồng thời góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải giải quyết tại các cơ quan có thẩm quyền, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho Nhà nước và nhân dân. Hoạt động hòa giải cơ sở cũng góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.517.756
Lượt truy cập hiện tại 1.064