Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Giám đốc Sở Tư pháp thăm và làm việc tại huyện Nam Đông: CẦN TĂNG CƯỜNG HƠN NỮA CÔNG TÁC TƯ PHÁP Ở CẤP XÃ
Ngày cập nhật 18/08/2016

Ngày 11 tháng 8 năm 2016, đồng chí Đào Chuẩn - Giám đốc Sở Tư pháp đã làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông về công tác tư pháp 7 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn huyện. Ông Lê Thanh Hồ - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông và các đồng chí thuộc các phòng, ban liên quan của huyện tiếp và làm việc với đoàn.

Qua báo cáo tình hình của ông Phạm Tấn Sanh – Trưởng phòng Tư pháp huyện Nam Đông, đồng chí Đào Chuẩn – Giám đốc Sơ Tư pháp ghi nhận những nổ lực và kết quả công tác tư pháp đạt được trong 7 tháng đầu năm 2016 của huyện Nam Đông. Trong công tác văn bản, đã kiểm tra, rà soát, phân loại 2.754 văn bản các loại do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện ban hành; thẩm định 10 văn bản quy phạm pháp luật. Tổ chức 260 đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp cho 14.780 lượt người (đối tượng chủ yếu là người dân trên địa bàn) cùng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đa dạng khác. Thực hiện 557 việc hộ tịch các loại, 220 việc chứng thực…

Bên cạnh kết quả đạt được, tại buổi làm việc, Lãnh đạo huyện cũng đã nêu lên những mặt còn khó khăn, hạn chế trong công tác này. Ông Lê Thanh Hồ - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cho biết: Huyện có 11 xã, thị trấn, trong đó có 6 xã thuộc diện định canh, định cư. Huyện có địa bàn phức tạp, trình độ dân trí có nơi còn thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao. Về đội ngũ cán bộ Tư pháp ở cấp xã, một số chưa qua đào tạo chuyên môn luật, ở huyện, Phòng Tư pháp hiện chỉ có 03 người; cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác chưa đáp ứng yêu cầu. Từ hạn chế về nguồn lực, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn. Ông Phạm Tấn Sanh – Trưởng phòng Tư pháp huyện báo cáo một số việc cụ thể còn tồn tại, như: Còn tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật có sai sót về hình thức; một số người dân chưa thực hiện việc đăng ký khai tử vì không rõ quyền, nghĩa vụ liên quan; có tình trạng một người có 02 họ, 02 năm sinh nhưng không có nhu cầu cải chính; công tác báo cáo, thống kê về hộ tịch đôi lúc còn chậm do cán bộ cơ sở chưa sử dụng thành thạo phần mềm hộ tịch... Trước thực tế đó, huyện đề nghị Sở Tư pháp quan tâm hỗ trợ thêm bằng các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức, nghiệp vụ hộ tịch, phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng dẫn nghiệp vụ tư pháp.

Chia sẽ với huyện về những khó khăn do điều kiện khách quan, ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của huyện đối với Sở Tư pháp, đồng thời để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp ở địa phương trong thời gian tới, đồng chí Giám đốc Sở đề nghị Lãnh đạo huyện quan tâm hơn về nguồn lực (kinh phí và con người) cho Phòng Tư pháp; nâng cao vai trò của Phòng Tư pháp trong công tác xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng của văn bản được ban hành. Đặc biệt, cần tăng cường sự hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra đối với công tác tư pháp ở cấp xã. Mặc dù hiện nay chưa có sự việc vi phạm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, chưa có khiếu nại, tố cáo xảy ra trong lĩnh vực này, nhưng để khắc phục những tồn tại như đã nêu, cần thiết phải nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật hộ tịch và các quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức Tư pháp – hộ tịch không chỉ về nghiệp vụ, kiến thức pháp luật mà còn kỹ năng sử dụng phần mềm hộ tịch.

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Giám đốc Sở Tư pháp thăm và làm việc tại huyện Nam Đông: CẦN TĂNG CƯỜNG HƠN NỮA CÔNG TÁC TƯ PHÁP Ở CẤP XÃ
Ngày cập nhật 18/08/2016

Ngày 11 tháng 8 năm 2016, đồng chí Đào Chuẩn - Giám đốc Sở Tư pháp đã làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông về công tác tư pháp 7 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn huyện. Ông Lê Thanh Hồ - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông và các đồng chí thuộc các phòng, ban liên quan của huyện tiếp và làm việc với đoàn.

Qua báo cáo tình hình của ông Phạm Tấn Sanh – Trưởng phòng Tư pháp huyện Nam Đông, đồng chí Đào Chuẩn – Giám đốc Sơ Tư pháp ghi nhận những nổ lực và kết quả công tác tư pháp đạt được trong 7 tháng đầu năm 2016 của huyện Nam Đông. Trong công tác văn bản, đã kiểm tra, rà soát, phân loại 2.754 văn bản các loại do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện ban hành; thẩm định 10 văn bản quy phạm pháp luật. Tổ chức 260 đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp cho 14.780 lượt người (đối tượng chủ yếu là người dân trên địa bàn) cùng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đa dạng khác. Thực hiện 557 việc hộ tịch các loại, 220 việc chứng thực…

Bên cạnh kết quả đạt được, tại buổi làm việc, Lãnh đạo huyện cũng đã nêu lên những mặt còn khó khăn, hạn chế trong công tác này. Ông Lê Thanh Hồ - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cho biết: Huyện có 11 xã, thị trấn, trong đó có 6 xã thuộc diện định canh, định cư. Huyện có địa bàn phức tạp, trình độ dân trí có nơi còn thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao. Về đội ngũ cán bộ Tư pháp ở cấp xã, một số chưa qua đào tạo chuyên môn luật, ở huyện, Phòng Tư pháp hiện chỉ có 03 người; cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác chưa đáp ứng yêu cầu. Từ hạn chế về nguồn lực, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn. Ông Phạm Tấn Sanh – Trưởng phòng Tư pháp huyện báo cáo một số việc cụ thể còn tồn tại, như: Còn tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật có sai sót về hình thức; một số người dân chưa thực hiện việc đăng ký khai tử vì không rõ quyền, nghĩa vụ liên quan; có tình trạng một người có 02 họ, 02 năm sinh nhưng không có nhu cầu cải chính; công tác báo cáo, thống kê về hộ tịch đôi lúc còn chậm do cán bộ cơ sở chưa sử dụng thành thạo phần mềm hộ tịch... Trước thực tế đó, huyện đề nghị Sở Tư pháp quan tâm hỗ trợ thêm bằng các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức, nghiệp vụ hộ tịch, phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng dẫn nghiệp vụ tư pháp.

Chia sẽ với huyện về những khó khăn do điều kiện khách quan, ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của huyện đối với Sở Tư pháp, đồng thời để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp ở địa phương trong thời gian tới, đồng chí Giám đốc Sở đề nghị Lãnh đạo huyện quan tâm hơn về nguồn lực (kinh phí và con người) cho Phòng Tư pháp; nâng cao vai trò của Phòng Tư pháp trong công tác xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng của văn bản được ban hành. Đặc biệt, cần tăng cường sự hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra đối với công tác tư pháp ở cấp xã. Mặc dù hiện nay chưa có sự việc vi phạm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, chưa có khiếu nại, tố cáo xảy ra trong lĩnh vực này, nhưng để khắc phục những tồn tại như đã nêu, cần thiết phải nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật hộ tịch và các quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức Tư pháp – hộ tịch không chỉ về nghiệp vụ, kiến thức pháp luật mà còn kỹ năng sử dụng phần mềm hộ tịch.

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.516.609
Lượt truy cập hiện tại 388