|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI LUẬT DƯỢC, LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Ngày cập nhật 15/08/2016
Ngày 12 tháng 8 năm 2016, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị triển khai Luật dược, Luật Điều ước quốc tế. Tham dự Hội nghị có 120 đại biểu là Lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Luật dược được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 5/4/2016 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, thay thế Luật dược số 34/2005/QH11. Luật có 14 chương, 116 điều, quy định về chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược; hành nghề dược; kinh doanh dược; đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc; dược liệu và thuốc cổ truyền; đơn thuốc và sử dụng thuốc; thông tin thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc; dược lâm sàng; quản lý thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thử thuốc trên lâm sàng và thử tương đương sinh học của thuốc; quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc và quản lý giá thuốc. Trong nhiều nội dung mới của Luật dược năm 2016, vấn đề quản lý nhà nước về giá thuốc nhận được sự quan tâm của các đại biểu. Theo đó, Luật quy định một số nguyên tắc, biện pháp quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, Nhà nước chỉ can thiệp nhằm bình ổn giá đối với thuốc thiết yếu khi giá thuốc có biến động bất thường, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội, đồng thời, phân công cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về giá thuốc. Cơ chế quản lý giá thuốc được quy định rõ ràng, đặc biệt là quy định đàm phán giá đối với thuốc biệt dược, thuốc mới, thuốc trong thời gian còn độc quyền sáng chế, đấu thầu thuốc tập trung và chính sách ưu đãi trong chọn nhà thầu là cơ sở sản xuất thuốc trong nước.
Luật điều ước quốc tế được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 9/4/2016, có hiệu lực từ ngày 01/7/2017 và thay thế Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế số 41/2005/QH11. Luật có 10 chương, 84 điều, quy định về việc ký kết, bảo lưu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải, đăng ký và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế. So với Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Luật điều ước quốc tế có những nội dung mới cơ bản sau đây: Sửa đổi, bổ sung định nghĩa về điều ước quốc tế; cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về thẩm quyền của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế; quy trình, thủ tục rút gọn được quy định thành một chương riêng để phục vụ yêu cầu đối ngoại và hội nhập; quy định rõ về trách nhiệm của cơ quan đề xuất trong việc thực hiện điều ước quốc tế.
Với Hội nghị triển khai hai luật nêu trên, đến nay tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành chương trình phổ biến các văn bản luật, pháp lệnh được thông qua tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII. Phát biểu kết thúc Hội nghị, đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật lưu ý các cơ quan, địa phương một số vấn đề về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới, như : Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đã được Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh triển khai trong thời gian qua ; chú trọng tập huấn, giới thiệu chuyên sâu các quy định pháp luật chuyên ngành cho cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trong từng lĩnh vực chuyên ngành ; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch «Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2016» bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ… Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI LUẬT DƯỢC, LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Ngày cập nhật 15/08/2016
Ngày 12 tháng 8 năm 2016, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị triển khai Luật dược, Luật Điều ước quốc tế. Tham dự Hội nghị có 120 đại biểu là Lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Luật dược được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 5/4/2016 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, thay thế Luật dược số 34/2005/QH11. Luật có 14 chương, 116 điều, quy định về chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược; hành nghề dược; kinh doanh dược; đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc; dược liệu và thuốc cổ truyền; đơn thuốc và sử dụng thuốc; thông tin thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc; dược lâm sàng; quản lý thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thử thuốc trên lâm sàng và thử tương đương sinh học của thuốc; quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc và quản lý giá thuốc. Trong nhiều nội dung mới của Luật dược năm 2016, vấn đề quản lý nhà nước về giá thuốc nhận được sự quan tâm của các đại biểu. Theo đó, Luật quy định một số nguyên tắc, biện pháp quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, Nhà nước chỉ can thiệp nhằm bình ổn giá đối với thuốc thiết yếu khi giá thuốc có biến động bất thường, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội, đồng thời, phân công cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về giá thuốc. Cơ chế quản lý giá thuốc được quy định rõ ràng, đặc biệt là quy định đàm phán giá đối với thuốc biệt dược, thuốc mới, thuốc trong thời gian còn độc quyền sáng chế, đấu thầu thuốc tập trung và chính sách ưu đãi trong chọn nhà thầu là cơ sở sản xuất thuốc trong nước.
Luật điều ước quốc tế được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 9/4/2016, có hiệu lực từ ngày 01/7/2017 và thay thế Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế số 41/2005/QH11. Luật có 10 chương, 84 điều, quy định về việc ký kết, bảo lưu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải, đăng ký và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế. So với Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Luật điều ước quốc tế có những nội dung mới cơ bản sau đây: Sửa đổi, bổ sung định nghĩa về điều ước quốc tế; cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về thẩm quyền của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế; quy trình, thủ tục rút gọn được quy định thành một chương riêng để phục vụ yêu cầu đối ngoại và hội nhập; quy định rõ về trách nhiệm của cơ quan đề xuất trong việc thực hiện điều ước quốc tế.
Với Hội nghị triển khai hai luật nêu trên, đến nay tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành chương trình phổ biến các văn bản luật, pháp lệnh được thông qua tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII. Phát biểu kết thúc Hội nghị, đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật lưu ý các cơ quan, địa phương một số vấn đề về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới, như : Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đã được Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh triển khai trong thời gian qua ; chú trọng tập huấn, giới thiệu chuyên sâu các quy định pháp luật chuyên ngành cho cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trong từng lĩnh vực chuyên ngành ; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch «Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2016» bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ… Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.517.753 Lượt truy cập hiện tại 1.065
|
|