|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Thừa Thiên Huế triển khai Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương Ngày cập nhật 27/01/2016
Ngày 21 tháng 01 năm 2016, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương cho lãnh đạo chủ chốt các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố Huế.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc phụ trách Sở Tư pháp – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh khái quát: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015; thay thế Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001 và năm 2010), và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010). Luật tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, thay thế Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 (trừ trường hợp chuyển tiếp). Các luật này được xây dựng trên tinh thần phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013. Trong đó, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân phát huy dân chủ, hoàn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, để công dân thực hiện đầy đủ quyền bầu cử, ứng cử. Luật tổ chức chính quyền địa phương bảo đảm chính quyền địa phương các cấp hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng và giám sát hoạt động của chính quyền địa phương. Đồng chí nhấn mạnh: Hội nghị triển khai Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân và Luật Tổ chức chính quyền địa phương có ý nghĩa rất quan trọng, ngoài mục đích truyền tải những quy định cơ bản nhất của 02 đạo luật này; hội nghị còn là bước đệm trong công tác tuyên truyền, chuẩn bị cho nhiệm vụ chính trị quan trọng của đất nước, đó là bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến các Luật này cần được các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện sâu rộng bằng nhiều biện pháp, bảo đảm tất cả cán bộ và nhân dân trên địa bàn được tiếp cận và nắm bắt.
Trên tinh thần đó, đồng chí Bạch Chơn Đông – Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Báo cáo viên trực tiếp giới thiệu các Luật đã lưu ý các đại biểu những vấn đề trọng tâm trong công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử trong thời gian tới, như: Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương; cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân; tiêu chuẩn và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân; dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Hội đồng bầu cử Quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; hiệp thương, giới thiệu người ứng cử; ngày bầu cử, kinh phí bầu cử… Các hoạt động được triển khai chu toàn nhằm bảo đảm cho Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021 được tổ chức dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thật sự là ngày hội của toàn dân. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
Thừa Thiên Huế triển khai Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương Ngày cập nhật 27/01/2016
Ngày 21 tháng 01 năm 2016, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương cho lãnh đạo chủ chốt các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố Huế.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc phụ trách Sở Tư pháp – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh khái quát: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015; thay thế Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001 và năm 2010), và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010). Luật tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, thay thế Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 (trừ trường hợp chuyển tiếp). Các luật này được xây dựng trên tinh thần phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013. Trong đó, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân phát huy dân chủ, hoàn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, để công dân thực hiện đầy đủ quyền bầu cử, ứng cử. Luật tổ chức chính quyền địa phương bảo đảm chính quyền địa phương các cấp hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng và giám sát hoạt động của chính quyền địa phương. Đồng chí nhấn mạnh: Hội nghị triển khai Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân và Luật Tổ chức chính quyền địa phương có ý nghĩa rất quan trọng, ngoài mục đích truyền tải những quy định cơ bản nhất của 02 đạo luật này; hội nghị còn là bước đệm trong công tác tuyên truyền, chuẩn bị cho nhiệm vụ chính trị quan trọng của đất nước, đó là bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến các Luật này cần được các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện sâu rộng bằng nhiều biện pháp, bảo đảm tất cả cán bộ và nhân dân trên địa bàn được tiếp cận và nắm bắt.
Trên tinh thần đó, đồng chí Bạch Chơn Đông – Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Báo cáo viên trực tiếp giới thiệu các Luật đã lưu ý các đại biểu những vấn đề trọng tâm trong công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử trong thời gian tới, như: Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương; cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân; tiêu chuẩn và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân; dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Hội đồng bầu cử Quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; hiệp thương, giới thiệu người ứng cử; ngày bầu cử, kinh phí bầu cử… Các hoạt động được triển khai chu toàn nhằm bảo đảm cho Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021 được tổ chức dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thật sự là ngày hội của toàn dân. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.528.410 Lượt truy cập hiện tại 7.069
|
|