|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
CẦN QUAN TÂM HƠN ĐẾN VIỆC TƯ VẤN, HƯỚNG NGHIỆP CHO THANH NIÊN Ngày cập nhật 25/11/2015
“Thanh niên Việt Nam chậm tự lập hơn so với các nước.Việc lựa chọn nghề nghiệp vì vậy cũng phụ thuộc nhiều vào định hướng của gia đình”. Đó là nhận định của bà Lê Thị Lam Hương – Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về thanh niên tại Hội thảo Giám sát về việc thực hiện công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội thảo do Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 18 tháng 11 năm 2015 tại thành phố Huế.
Với khoảng 20 đại biểu tham dự đến từ các Sở, ban, ngành, các thành đoàn, thị đoàn, huyện đoàn và một số trường học đóng trên địa bàn, Hội thảo đã đánh giá về kết quả thực hiện công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông và những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân cũng như giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên; các cơ quan, chủ lực là Trung tâm giới thiệu việc làm và các tổ chức Đoàn đã có nhiều hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, giúp thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, có việc làm ổn định. Mặc dù vậy, theo báo cáo của Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế, hàng năm số thanh niên không có việc làm chiếm tới 5,3%, trong khi số lượng có việc làm tăng thêm chỉ đạt 1,8%. Trước thực trạng nghề nghiệp, việc làm là một trong những vấn đề khó khăn bức xúc của thanh niên, ngoài nguyên nhân khách quan về điều kiện kinh tế- xã hội, các đại biểu đã nêu lên nhiều nguyên nhân chủ quan, như: Đa số thanh niên trẻ sau khi ra trường còn trông chờ, ỷ lại vào gia đình trong việc tìm việc làm, tâm lý muốn làm cơ quan nhà nước để ổn định, tâm lý muốn nhàn hạ, chưa chủ động, một bộ phận chưa thích nghi với môi trường lao động mang tính kỹ luật cao tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công tác tư vấn, hướng nghiệp cho thanh niên còn những hạn chế dẫn đến nhiều thanh niên lựa chọn ngành học không phù hợp với bản thân, với sở trường hoặc yêu cầu thị trường việc làm. Do đó, nhiều thanh niên khó tiếp cận với cơ hội việc làm do kiến thức, kỹ năng không đáp ứng, kiến thức nghề nghiệp thanh niên được đào tạo thì thị trường không cần và ngược lại.
Nhấn mạnh đặc điểm của thanh niên Việt Nam hiện nay so với thanh niên thế giới là tính tự lập chưa cao, phụ thuộc nhiều vào gia đình, bà Lê Thị Lam Hương – Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về thanh niên đề nghị các đại biểu làm rõ vấn đề này với công tác tư vấn, hướng nghiệp cho thanh niên. Trên cơ sở đó, đại diện trường Trung học phổ thông Phan Đăng Lưu đề xuất xây dựng mô hình liên kết giữa “Gia đình – Nhà trường – Các chuyên gia tư vấn và doanh nghiệp”, qua đó định hướng cho thanh niên trong lựa chọn nghề nghiệp một cách sát đúng nhất. Các đại biểu cũng cho rằng, cần có kênh thông tin tư vấn, hướng nghiệp chính thống cho thanh niên để đảm bảo tính chính xác về nhu cầu nghề nghiệp trong tương lai xa; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa tổ chức Đoàn thanh niên với Trung tâm giới thiệu việc làm để tư vấn, hướng nghiệp cho thanh niên; tổ chức các buổi gặp gỡ, nói chuyện giữa thanh niên với các doanh nghiệp, các chuyên gia trong các lĩnh vực để thanh niên hiểu rõ về nghề nghiệp lựa chọn,…
Kết thúc Hội thảo, bà Lê Thị Lam Hương – Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao ý kiến tham gia của các đại biểu, sẽ là một trong những cơ sở để tham mưu đề xuất Chính phủ xây dựng chính sách, pháp luật về dạy nghề, việc làm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) để lao động Việt Nam có cơ hội hòa nhập vào các thị trường lao động này. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
CẦN QUAN TÂM HƠN ĐẾN VIỆC TƯ VẤN, HƯỚNG NGHIỆP CHO THANH NIÊN Ngày cập nhật 25/11/2015
“Thanh niên Việt Nam chậm tự lập hơn so với các nước.Việc lựa chọn nghề nghiệp vì vậy cũng phụ thuộc nhiều vào định hướng của gia đình”. Đó là nhận định của bà Lê Thị Lam Hương – Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về thanh niên tại Hội thảo Giám sát về việc thực hiện công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội thảo do Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 18 tháng 11 năm 2015 tại thành phố Huế.
Với khoảng 20 đại biểu tham dự đến từ các Sở, ban, ngành, các thành đoàn, thị đoàn, huyện đoàn và một số trường học đóng trên địa bàn, Hội thảo đã đánh giá về kết quả thực hiện công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông và những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân cũng như giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên; các cơ quan, chủ lực là Trung tâm giới thiệu việc làm và các tổ chức Đoàn đã có nhiều hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, giúp thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, có việc làm ổn định. Mặc dù vậy, theo báo cáo của Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế, hàng năm số thanh niên không có việc làm chiếm tới 5,3%, trong khi số lượng có việc làm tăng thêm chỉ đạt 1,8%. Trước thực trạng nghề nghiệp, việc làm là một trong những vấn đề khó khăn bức xúc của thanh niên, ngoài nguyên nhân khách quan về điều kiện kinh tế- xã hội, các đại biểu đã nêu lên nhiều nguyên nhân chủ quan, như: Đa số thanh niên trẻ sau khi ra trường còn trông chờ, ỷ lại vào gia đình trong việc tìm việc làm, tâm lý muốn làm cơ quan nhà nước để ổn định, tâm lý muốn nhàn hạ, chưa chủ động, một bộ phận chưa thích nghi với môi trường lao động mang tính kỹ luật cao tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công tác tư vấn, hướng nghiệp cho thanh niên còn những hạn chế dẫn đến nhiều thanh niên lựa chọn ngành học không phù hợp với bản thân, với sở trường hoặc yêu cầu thị trường việc làm. Do đó, nhiều thanh niên khó tiếp cận với cơ hội việc làm do kiến thức, kỹ năng không đáp ứng, kiến thức nghề nghiệp thanh niên được đào tạo thì thị trường không cần và ngược lại.
Nhấn mạnh đặc điểm của thanh niên Việt Nam hiện nay so với thanh niên thế giới là tính tự lập chưa cao, phụ thuộc nhiều vào gia đình, bà Lê Thị Lam Hương – Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về thanh niên đề nghị các đại biểu làm rõ vấn đề này với công tác tư vấn, hướng nghiệp cho thanh niên. Trên cơ sở đó, đại diện trường Trung học phổ thông Phan Đăng Lưu đề xuất xây dựng mô hình liên kết giữa “Gia đình – Nhà trường – Các chuyên gia tư vấn và doanh nghiệp”, qua đó định hướng cho thanh niên trong lựa chọn nghề nghiệp một cách sát đúng nhất. Các đại biểu cũng cho rằng, cần có kênh thông tin tư vấn, hướng nghiệp chính thống cho thanh niên để đảm bảo tính chính xác về nhu cầu nghề nghiệp trong tương lai xa; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa tổ chức Đoàn thanh niên với Trung tâm giới thiệu việc làm để tư vấn, hướng nghiệp cho thanh niên; tổ chức các buổi gặp gỡ, nói chuyện giữa thanh niên với các doanh nghiệp, các chuyên gia trong các lĩnh vực để thanh niên hiểu rõ về nghề nghiệp lựa chọn,…
Kết thúc Hội thảo, bà Lê Thị Lam Hương – Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao ý kiến tham gia của các đại biểu, sẽ là một trong những cơ sở để tham mưu đề xuất Chính phủ xây dựng chính sách, pháp luật về dạy nghề, việc làm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) để lao động Việt Nam có cơ hội hòa nhập vào các thị trường lao động này. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.529.593 Lượt truy cập hiện tại 7.912
|
|