|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Tỉnh Thừa Thiên Huế tổng kết Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”: 6,26% SỐ NGƯỜI DÂN THAM GIA Ngày cập nhật 04/09/2015
Ngày 03 tháng 9 năm 2015 Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Tổng kết Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Buổi Lễ do đồng chí Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh – Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi chủ trì.
Tham dự Lễ Tổng kết có đại diện Thường vụ Tỉnh ủy; thường trực HĐND tỉnh; UBND tỉnh; Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Lãnh đạo Văn phòng và các Ban Đảng thuộc Tỉnh ủy; Lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; đại diện Hội luật gia, Đoàn luật sư tỉnh; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; thành viên Ban tổ chức, Ban giám khảo và Tổ thư ký cuộc thi cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế và các tập thể, cá nhân đạt giải trong Cuộc thi.
Cuộc thi được tổ chức tại hai cấp tỉnh, các huyện, thị xã và thành phố Huế đã thu hút các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh tham gia, gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên, hưu trí, phụ nữ, thanh niên, nông dân, tiểu thương, người đồng bào dân tộc thiểu số, có nhiều người dự thi có độ tuổi trên 80. Ngoài số lượng lớn bài dự thi của các lực lượng quân đội, công an nhân dân gửi bài theo theo ngành dọc lên Trung ương, số bài dự thi gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp huyện là 71.570 bài dự thi/1.143.500 người dân (đạt tỷ lệ 6,26% số lượng dân cư). Nhìn chung, các bài dự thi đã bám sát nội dung cơ bản của các câu hỏi, cập nhật trình bày đầy đủ, sinh động ý nghĩa, tầm quan trọng của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Nội dung bài dự thi có sự đầu tư, nghiên cứu, trả lời chi tiết sát đúng với yêu cầu, nhiều bài viết có phần liên hệ vận dụng sâu sắc, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ đang đảm trách hoặc gắn với các phong trào đang triển khai thực hiện tại địa phương, đơn vị nơi sinh sống, công tác và học tập; nhiều bài dự thi trình bày công phu, khoa học, được viết tay hoặc đánh máy dài hàng trăm trang với nhiều hình ảnh minh họa được sưu tầm từ tư liệu và từ thực tế, thể hiện sự tâm huyết, đầu tư trí tuệ, sự nhiệt tình và trách nhiệm của công dân đối với việc thi hành Hiến pháp và công cuộc đổi mới đất nước.
Đánh giá về tác động của cuộc thi, Báo cáo của Ban Tổ chức nêu rõ “sức lan tỏa của việc học tập, phổ biến, tuyên truyền Hiến pháp của các cấp chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, của cơ quan truyền thông và kết quả làm bài thi đã có tác động, ảnh hưởng nhất định đến người dự thi. Không ít tập thể, cá nhân đã cho thấy quá trình thay đổi nhận thức, tư duy về nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua từng giai đoạn, từ khi tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu đến trả lời chi tiết, cụ thể 9 câu hỏi. Cuộc thi “là cách để góp phần nhỏ vào mục tiêu tuyên truyền, đưa Hiến pháp vào đời sống, tăng thêm niềm tin về một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân, vì dân”. Về nhận thức, được củng cố thêm kiến thức về Hiến pháp, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Phát biểu tại Lễ Tổng kết, đồng chí Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh – Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi khẳng định “Cuộc thi đã thành công nhưng chưa khép lại vì kết quả cuộc thi sẽ là sản phẩm, công cụ để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đó là tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến với mọi người dân”. Để thực hiện mục tiêu này, đồng chí yêu cầu các cơ quan, ban, ngành, địa phương tổng hợp, lựa chọn các bài thi đạt chất lượng tốt để bổ sung vào nguồn tài liệu tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp; phát huy nhân tố con người từ những cá nhân đạt giải cao trong Cuộc thi, trở thành những người tuyên truyền viên, làm lan tỏa nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp đến những người xung quanh; cần xem nhiệm vụ tuyên truyền Hiến pháp là một nội dung thường xuyên trong Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của tỉnh và các địa phương. Trong thời gian tới, công tác tuyên truyền Hiến pháp năm 2013 phải gắn liền với việc tuyên truyền, phổ biến các Luật mới về tổ chức bộ máy nhà nước theo nội dung Hiến pháp và phục vụ công tác lấy ý kiến nhân dân đối với các dự thảo văn bản pháp luật.
Tại Lễ tổng kết, Ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh đã trao 30 giải thưởng cho 27 cá nhân và 03 tập thể đạt thành tích xuất sắc trong Cuộc thi. Trong đó, giải nhất cá nhân thuộc về thí sinh Trần Thị Hồng Nga – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, giải nhất tập thể thuộc Ban Tổ chức Cuộc thi thành phố Huế. Sở Tư pháp có 02 cá nhân được khen thưởng (giải ba và giải khuyến khích) trong Cuộc thi này.
Có thể nói, Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn tỉnh đã kết thúc tốt đẹp và tiếp tục mở ra những hướng đi mới cho công tác triển khai thi hành Hiến pháp. Từ sức lan tỏa, ảnh hưởng của Cuộc thi và các nguồn tài liệu, nguồn nhân lực được bổ sung qua cuộc thi sẽ làm cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và Hiến pháp nói riêng thêm phong phú, đa dạng, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương./. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
Tỉnh Thừa Thiên Huế tổng kết Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”: 6,26% SỐ NGƯỜI DÂN THAM GIA Ngày cập nhật 04/09/2015
Ngày 03 tháng 9 năm 2015 Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Tổng kết Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Buổi Lễ do đồng chí Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh – Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi chủ trì.
Tham dự Lễ Tổng kết có đại diện Thường vụ Tỉnh ủy; thường trực HĐND tỉnh; UBND tỉnh; Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Lãnh đạo Văn phòng và các Ban Đảng thuộc Tỉnh ủy; Lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; đại diện Hội luật gia, Đoàn luật sư tỉnh; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; thành viên Ban tổ chức, Ban giám khảo và Tổ thư ký cuộc thi cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế và các tập thể, cá nhân đạt giải trong Cuộc thi.
Cuộc thi được tổ chức tại hai cấp tỉnh, các huyện, thị xã và thành phố Huế đã thu hút các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh tham gia, gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên, hưu trí, phụ nữ, thanh niên, nông dân, tiểu thương, người đồng bào dân tộc thiểu số, có nhiều người dự thi có độ tuổi trên 80. Ngoài số lượng lớn bài dự thi của các lực lượng quân đội, công an nhân dân gửi bài theo theo ngành dọc lên Trung ương, số bài dự thi gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp huyện là 71.570 bài dự thi/1.143.500 người dân (đạt tỷ lệ 6,26% số lượng dân cư). Nhìn chung, các bài dự thi đã bám sát nội dung cơ bản của các câu hỏi, cập nhật trình bày đầy đủ, sinh động ý nghĩa, tầm quan trọng của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Nội dung bài dự thi có sự đầu tư, nghiên cứu, trả lời chi tiết sát đúng với yêu cầu, nhiều bài viết có phần liên hệ vận dụng sâu sắc, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ đang đảm trách hoặc gắn với các phong trào đang triển khai thực hiện tại địa phương, đơn vị nơi sinh sống, công tác và học tập; nhiều bài dự thi trình bày công phu, khoa học, được viết tay hoặc đánh máy dài hàng trăm trang với nhiều hình ảnh minh họa được sưu tầm từ tư liệu và từ thực tế, thể hiện sự tâm huyết, đầu tư trí tuệ, sự nhiệt tình và trách nhiệm của công dân đối với việc thi hành Hiến pháp và công cuộc đổi mới đất nước.
Đánh giá về tác động của cuộc thi, Báo cáo của Ban Tổ chức nêu rõ “sức lan tỏa của việc học tập, phổ biến, tuyên truyền Hiến pháp của các cấp chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, của cơ quan truyền thông và kết quả làm bài thi đã có tác động, ảnh hưởng nhất định đến người dự thi. Không ít tập thể, cá nhân đã cho thấy quá trình thay đổi nhận thức, tư duy về nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua từng giai đoạn, từ khi tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu đến trả lời chi tiết, cụ thể 9 câu hỏi. Cuộc thi “là cách để góp phần nhỏ vào mục tiêu tuyên truyền, đưa Hiến pháp vào đời sống, tăng thêm niềm tin về một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân, vì dân”. Về nhận thức, được củng cố thêm kiến thức về Hiến pháp, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Phát biểu tại Lễ Tổng kết, đồng chí Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh – Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi khẳng định “Cuộc thi đã thành công nhưng chưa khép lại vì kết quả cuộc thi sẽ là sản phẩm, công cụ để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đó là tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến với mọi người dân”. Để thực hiện mục tiêu này, đồng chí yêu cầu các cơ quan, ban, ngành, địa phương tổng hợp, lựa chọn các bài thi đạt chất lượng tốt để bổ sung vào nguồn tài liệu tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp; phát huy nhân tố con người từ những cá nhân đạt giải cao trong Cuộc thi, trở thành những người tuyên truyền viên, làm lan tỏa nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp đến những người xung quanh; cần xem nhiệm vụ tuyên truyền Hiến pháp là một nội dung thường xuyên trong Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của tỉnh và các địa phương. Trong thời gian tới, công tác tuyên truyền Hiến pháp năm 2013 phải gắn liền với việc tuyên truyền, phổ biến các Luật mới về tổ chức bộ máy nhà nước theo nội dung Hiến pháp và phục vụ công tác lấy ý kiến nhân dân đối với các dự thảo văn bản pháp luật.
Tại Lễ tổng kết, Ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh đã trao 30 giải thưởng cho 27 cá nhân và 03 tập thể đạt thành tích xuất sắc trong Cuộc thi. Trong đó, giải nhất cá nhân thuộc về thí sinh Trần Thị Hồng Nga – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, giải nhất tập thể thuộc Ban Tổ chức Cuộc thi thành phố Huế. Sở Tư pháp có 02 cá nhân được khen thưởng (giải ba và giải khuyến khích) trong Cuộc thi này.
Có thể nói, Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn tỉnh đã kết thúc tốt đẹp và tiếp tục mở ra những hướng đi mới cho công tác triển khai thi hành Hiến pháp. Từ sức lan tỏa, ảnh hưởng của Cuộc thi và các nguồn tài liệu, nguồn nhân lực được bổ sung qua cuộc thi sẽ làm cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và Hiến pháp nói riêng thêm phong phú, đa dạng, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương./. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.547.568 Lượt truy cập hiện tại 18.251
|
|