|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế: HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ Ở CƠ SỞ Ngày cập nhật 31/08/2015
Qua hơn 6 tháng tích cực triển khai thực hiện, đến nay Chương trình tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở năm 2015 đã hoàn thành, đảm bảo mục đích, yêu cầu đề ra.
Ông Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết “Tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cấp huyện, cấp xã và những người uy tín ở cộng đồng dân cư (già làng, trưởng bản, thôn trưởng, Tổ trưởng Tổ dân phố…) là nhiệm vụ được Sở Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện định kỳ trong nhiều năm nay”. Các năm trước đây, đã tập huấn bồi dưỡng các kỹ năng, nghiệp vụ về phổ biến, giáo dục pháp luật, do đó, năm 2015, chương trình tập trung vào việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật, cụ thể: Pháp luật về hộ tịch, phòng chống tham nhũng, hôn nhân và gia đình, một số quy định pháp luật về tội phạm (nhằm phòng ngừa tội phạm trong thanh thiếu niên).v.v…
Với sự tham gia trực tiếp của các báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, các chuyên đề được phân tích chi tiết, cụ thể, làm rõ sự liên quan sát thực giữa quy định pháp luật với người dân nhằm hỗ trợ tích cực cho công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật. Anh Phan Bá Mỹ - Báo cáo viên pháp luật tỉnh nhấn mạnh “Hôn nhân và gia đình là vấn đề muôn thủa, hết sức gần gủi và thực tế đối với người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm bắt đầy đủ các quy định pháp luật. Qua công tác tuyên truyền thấy rằng, một số người còn nhầm lẫn về việc pháp luật cho phép mang thai hộ, Nhà nước ta cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, không cho phép mang thai hộ vì mục đích thương mại. Hoặc không ít người, nhất là một số chị em phụ nữ vẫn chưa rõ ràng về quyền đơn phương ly hôn, cứ nghĩ ly hôn là nhất thiết phải có sự đồng ý của người chồng”. Các lớp tập huấn cũng ghi nhận sự quan tâm của đại biểu đối với pháp luật hộ tịch, đặc biệt là việc triển khai Luật Hộ tịch năm 2015 trong thời gian tới, khi thẩm quyền giải quyết một số nhiệm vụ có yếu tố nước ngoài được chuyển giao từ tỉnh về huyện…
Không chỉ đơn thuần truyền tải kiến thức pháp luật, bằng kỹ năng, nghiệp vụ của các Báo cáo viên thể hiện qua nội dung, tài liệu, phương pháp truyền đạt, kỹ năng thuyết trình đã minh họa một cách trực tiếp, sinh động về kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Anh Nguyễn Đình Bắc – Phó Trưởng phòng Tư pháp thị xã Hương Thủy nhận xét “Các báo cáo viên có phương pháp truyền đạt rất dễ hiểu. Từ cách làm này, báo cáo viên cấp huyện và những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng của mình”.
Chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở được triển khai cho Lãnh đạo Ủy ban nhân dân và công chức Tư pháp – hộ tịch 152 xã, phường, trấn; lãnh đạo và cán bộ phụ trách thuộc Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế. Ông Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp thông tin thêm “Chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở bắt đầu triển khai từ năm 2013 theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay công tác đánh giá chuẩn tiếp cận được thực hiện điểm tại một số tỉnh, thành phố. Thừa Thiên Huế không thuộc trường hợp thực hiện điểm nhưng tỉnh vẫn tích cực triển khai, tập huấn về công tác này nhằm chuẩn bị sẵng sàng cho việc thực hiện đánh giá vào các năm tới”. Trên tinh thần đó, nội dung tập huấn về công tác này gồm các vấn đề: Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và những vấn đề cần lưu ý trong thực hiện; quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết các vụ việc tư pháp ở cấp xã; trình tự, thủ tục và thời hạn xử lý vi phạm hành chính ở cấp xã; trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết các vụ việc thuộc lĩnh vực văn hóa, thông tin ở cấp xã.
Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật nêu trên được thực hiện theo các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân"; Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên”; Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước”. Nhiệm vụ này, được thực hiện thường xuyên, liên tục trong nhiều năm đã góp phần tạo chuyển biến đáng kể trong việc nâng cao nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho những người làm công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở. Qua đó, làm động lực, cơ sở để triển khai nội dung các Đề án đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế: HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ Ở CƠ SỞ Ngày cập nhật 31/08/2015
Qua hơn 6 tháng tích cực triển khai thực hiện, đến nay Chương trình tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở năm 2015 đã hoàn thành, đảm bảo mục đích, yêu cầu đề ra.
Ông Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết “Tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cấp huyện, cấp xã và những người uy tín ở cộng đồng dân cư (già làng, trưởng bản, thôn trưởng, Tổ trưởng Tổ dân phố…) là nhiệm vụ được Sở Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện định kỳ trong nhiều năm nay”. Các năm trước đây, đã tập huấn bồi dưỡng các kỹ năng, nghiệp vụ về phổ biến, giáo dục pháp luật, do đó, năm 2015, chương trình tập trung vào việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật, cụ thể: Pháp luật về hộ tịch, phòng chống tham nhũng, hôn nhân và gia đình, một số quy định pháp luật về tội phạm (nhằm phòng ngừa tội phạm trong thanh thiếu niên).v.v…
Với sự tham gia trực tiếp của các báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, các chuyên đề được phân tích chi tiết, cụ thể, làm rõ sự liên quan sát thực giữa quy định pháp luật với người dân nhằm hỗ trợ tích cực cho công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật. Anh Phan Bá Mỹ - Báo cáo viên pháp luật tỉnh nhấn mạnh “Hôn nhân và gia đình là vấn đề muôn thủa, hết sức gần gủi và thực tế đối với người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm bắt đầy đủ các quy định pháp luật. Qua công tác tuyên truyền thấy rằng, một số người còn nhầm lẫn về việc pháp luật cho phép mang thai hộ, Nhà nước ta cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, không cho phép mang thai hộ vì mục đích thương mại. Hoặc không ít người, nhất là một số chị em phụ nữ vẫn chưa rõ ràng về quyền đơn phương ly hôn, cứ nghĩ ly hôn là nhất thiết phải có sự đồng ý của người chồng”. Các lớp tập huấn cũng ghi nhận sự quan tâm của đại biểu đối với pháp luật hộ tịch, đặc biệt là việc triển khai Luật Hộ tịch năm 2015 trong thời gian tới, khi thẩm quyền giải quyết một số nhiệm vụ có yếu tố nước ngoài được chuyển giao từ tỉnh về huyện…
Không chỉ đơn thuần truyền tải kiến thức pháp luật, bằng kỹ năng, nghiệp vụ của các Báo cáo viên thể hiện qua nội dung, tài liệu, phương pháp truyền đạt, kỹ năng thuyết trình đã minh họa một cách trực tiếp, sinh động về kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Anh Nguyễn Đình Bắc – Phó Trưởng phòng Tư pháp thị xã Hương Thủy nhận xét “Các báo cáo viên có phương pháp truyền đạt rất dễ hiểu. Từ cách làm này, báo cáo viên cấp huyện và những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng của mình”.
Chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở được triển khai cho Lãnh đạo Ủy ban nhân dân và công chức Tư pháp – hộ tịch 152 xã, phường, trấn; lãnh đạo và cán bộ phụ trách thuộc Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế. Ông Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp thông tin thêm “Chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở bắt đầu triển khai từ năm 2013 theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay công tác đánh giá chuẩn tiếp cận được thực hiện điểm tại một số tỉnh, thành phố. Thừa Thiên Huế không thuộc trường hợp thực hiện điểm nhưng tỉnh vẫn tích cực triển khai, tập huấn về công tác này nhằm chuẩn bị sẵng sàng cho việc thực hiện đánh giá vào các năm tới”. Trên tinh thần đó, nội dung tập huấn về công tác này gồm các vấn đề: Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và những vấn đề cần lưu ý trong thực hiện; quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết các vụ việc tư pháp ở cấp xã; trình tự, thủ tục và thời hạn xử lý vi phạm hành chính ở cấp xã; trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết các vụ việc thuộc lĩnh vực văn hóa, thông tin ở cấp xã.
Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật nêu trên được thực hiện theo các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân"; Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên”; Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước”. Nhiệm vụ này, được thực hiện thường xuyên, liên tục trong nhiều năm đã góp phần tạo chuyển biến đáng kể trong việc nâng cao nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho những người làm công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở. Qua đó, làm động lực, cơ sở để triển khai nội dung các Đề án đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.547.828 Lượt truy cập hiện tại 18.359
|
|