Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thi hành Luật Hộ tịch
Ngày cập nhật 22/07/2015

Thực hiện Quyết định số 1057/QĐ-BTP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành Luật Hộ tịch. Ngày 17 tháng 7 năm 2015, Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Luật Hộ tịch được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại Thừa Thiên Huế do đồng chí Đinh Khắc Đính – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì điểm cầu của tỉnh.

Tham dự Hội nghị có đại diện Ban Tổ chức tỉnh ủy, Văn phòng Uỷ ban nhân dân, Công an tỉnh; lãnh đạo các Sở: Tư pháp, Nội vụ, Tài chính, Thông tin và truyền thông, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, Cục Thuế tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Phòng Tư pháp và công chức tư pháp – hộ tịch của Ủy ban nhân dân một số xã, phường thuộc các huyện, thị xã và thành phố Huế.

Luật Hộ tịch được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016, gồm 7 chương, 77 điều quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; cơ sở dữ liệu hộ tịch; quản lý nhà nước về hộ tịch; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch.

Sau khi nghe phát biểu khai mạc Hội nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Bộ Tư pháp; đại diện lãnh đạo Cục pháp chế Bộ Công an đã phổ biến, quán triệt các nội dung cơ bản và điểm mới của Luật Hộ tịch; Nội dung Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch; Vấn đề cấp Số định danh cá nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh trong Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật căn cước công dân; Định hướng xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Hộ tịch; Cơ sở dữ liệu Hộ tịch điện tử toàn quốc...

Đại diện lãnh đạo UBND và Sở Tư pháp một số tỉnh, thành phố tại các điểm cầu tập trung thảo luận, làm rõ một số vấn đề liên quan đến việc kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch tại các Phòng Tư pháp và xã, phường, thị trấn, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch và xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tại các địa phương; những cơ hội và thách thức khi Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài...

Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân. So với quy định pháp luật hộ tịch hiện hành, Luật Hộ tịch có những điểm mới cơ bản như: đề cao vai trò quan trọng của công tác đăng ký hộ tịch, nhất là đăng ký khai sinh, cấp Giấy khai sinh và Số định danh cá nhân cho người được khai sinh khi đăng ký khai sinh; Luật quy định xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân (cùng với cơ sở dữ liệu giấy), kết nối để cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Luật có những quy định cải cách mạnh mẽ về trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch, tạo thuận lợi tối đa cho người dân: cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Luật quy định rõ việc miễn lệ phí đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật,... Với quan điểm thực hiện phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương/cơ sở, Luật quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết toàn bộ các việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài; Luật cũng quy định rõ tiêu chuẩn, trình độ của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch; trách nhiệm quản lý Nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch.

Việc xây dựng thông qua Luật Hộ tịch là nhằm tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất, lâu dài cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch ở nước ta theo hướng từng bước chuyên nghiệp, hiện đại, bảo đảm một cách thuận lợi cho người dân thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch theo quy định của Bộ luật Dân sự, các luật chuyên ngành khác, góp phần tăng cường quản lý dân cư trong giai đoạn phát triển mới của đất nước./.

Trần Thị Tuyết
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thi hành Luật Hộ tịch
Ngày cập nhật 22/07/2015

Thực hiện Quyết định số 1057/QĐ-BTP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành Luật Hộ tịch. Ngày 17 tháng 7 năm 2015, Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Luật Hộ tịch được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại Thừa Thiên Huế do đồng chí Đinh Khắc Đính – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì điểm cầu của tỉnh.

Tham dự Hội nghị có đại diện Ban Tổ chức tỉnh ủy, Văn phòng Uỷ ban nhân dân, Công an tỉnh; lãnh đạo các Sở: Tư pháp, Nội vụ, Tài chính, Thông tin và truyền thông, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, Cục Thuế tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Phòng Tư pháp và công chức tư pháp – hộ tịch của Ủy ban nhân dân một số xã, phường thuộc các huyện, thị xã và thành phố Huế.

Luật Hộ tịch được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016, gồm 7 chương, 77 điều quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; cơ sở dữ liệu hộ tịch; quản lý nhà nước về hộ tịch; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch.

Sau khi nghe phát biểu khai mạc Hội nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Bộ Tư pháp; đại diện lãnh đạo Cục pháp chế Bộ Công an đã phổ biến, quán triệt các nội dung cơ bản và điểm mới của Luật Hộ tịch; Nội dung Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch; Vấn đề cấp Số định danh cá nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh trong Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật căn cước công dân; Định hướng xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Hộ tịch; Cơ sở dữ liệu Hộ tịch điện tử toàn quốc...

Đại diện lãnh đạo UBND và Sở Tư pháp một số tỉnh, thành phố tại các điểm cầu tập trung thảo luận, làm rõ một số vấn đề liên quan đến việc kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch tại các Phòng Tư pháp và xã, phường, thị trấn, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch và xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tại các địa phương; những cơ hội và thách thức khi Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài...

Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân. So với quy định pháp luật hộ tịch hiện hành, Luật Hộ tịch có những điểm mới cơ bản như: đề cao vai trò quan trọng của công tác đăng ký hộ tịch, nhất là đăng ký khai sinh, cấp Giấy khai sinh và Số định danh cá nhân cho người được khai sinh khi đăng ký khai sinh; Luật quy định xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân (cùng với cơ sở dữ liệu giấy), kết nối để cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Luật có những quy định cải cách mạnh mẽ về trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch, tạo thuận lợi tối đa cho người dân: cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Luật quy định rõ việc miễn lệ phí đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật,... Với quan điểm thực hiện phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương/cơ sở, Luật quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết toàn bộ các việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài; Luật cũng quy định rõ tiêu chuẩn, trình độ của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch; trách nhiệm quản lý Nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch.

Việc xây dựng thông qua Luật Hộ tịch là nhằm tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất, lâu dài cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch ở nước ta theo hướng từng bước chuyên nghiệp, hiện đại, bảo đảm một cách thuận lợi cho người dân thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch theo quy định của Bộ luật Dân sự, các luật chuyên ngành khác, góp phần tăng cường quản lý dân cư trong giai đoạn phát triển mới của đất nước./.

Trần Thị Tuyết
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.548.523
Lượt truy cập hiện tại 603