Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tọa đàm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh TT. Huế: HÒA GIẢI VIÊN PHẢI LÀ NGƯỜI CÓ TÂM
Ngày cập nhật 02/06/2015

Ngày 26 tháng 5 năm 2015 Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Tọa đàm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở. Có 75 đại biểu tham dự là những người trực tiếp làm công tác hòa giải hoặc có liên quan đến công tác hòa giải thuộc các cơ quan: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Trưởng phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế, Công chức Tư pháp – hộ tịch các xã, phường, thị trấn và Hòa giải viên. Tọa đàm đã ghi nhận nhiều tâm tư, nguyện vọng của hòa giải viên cũng như ý kiến đánh giá, nêu khó khăn, hạn chế và đề xuất giải pháp để tăng cường, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Hòa giải viên phải là người có tâm

Công tác hòa giải thực tế có những việc rất khó khăn, nhạy cảm, đây lại là công việc mang tính tự nguyện nên đòi hỏi người làm công tác hòa giải phải là người có tâm mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu khi nói về công tác hòa giải ở cơ sở. Có như vậy, chị Nguyễn Thị Hòa – Hòa giải viên thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền mới không ngại giúp đỡ người phụ nữ ngay trong đêm tối, chở về nhà và đi lại nhiều lần để giải thích, thuyết phục hai vợ chồng, giúp người chồng nhận ra hành vi đánh vợ, đuổi vợ ra khỏi nhà là vi phạm pháp luật, giải thích để người vợ hiểu hành vi đánh lại chồng là sai trái. Từ đó giúp hòa giải để gia đình họ sống hạnh phúc. Hay ông Châu Văn Lân – Hòa giải viên thôn Lại Thế, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang tích cực tìm hiểu các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường để vận động, thuyết phục một hộ gia đình làm nghề kinh doanh chế biến hải sản khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường do chất thải tràn ra đường. Ông Nguyễn Nguyện – Hòa giải viên thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc áp dụng biện pháp tìm hiểu đặc điểm, tâm lý của các bên tranh chấp, tham khảo ý kiến của cá nhân, già làng, dòng họ để hòa giải thành vụ việc khá “nhạy cảm”, khi một bên mở rộng hồ nuôi tôm đã lấn sang phần diện tích khuôn viên mồ mã của người khác…

Ngoài tiêu chí quan trọng là sự tâm huyết, lòng nhiệt tình của hòa giải viên khi tham gia các vụ việc hòa giải. Các cơ quan, địa phương và bản thân hòa giải viên còn đóng góp thêm nhiều giải pháp, kỹ năng, kinh nghiệm cho công tác này. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu rõ hiệu quả và khuyến khích tăng cường áp dụng hương ước, quy ước vào công tác hòa giải ở cơ sở. Hội Nông dân tỉnh có mô hình hòa giải thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể, trong đó có Hội Nông dân. Đối với bản thân các hòa giải viên, kinh nghiệm cho thấy, những người đứng đầu dòng họ thường có uy tín rất lớn, được con cháu nghe theo. Do đó, khi thực hiện hòa giải, nếu cần thiết thì phải mời thêm người này để đảm bảo sự thành công.

Cần tăng cường công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng

Trong công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện khá đồng bộ, từ khâu ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo điều hành, hướng dẫn đến tổ chức thực hiện các công việc cụ thể.

Tọa đàm cũng ghi nhận các ý kiến phản ánh về những tồn tại, hạn chế trong công tác hòa giải ở cơ sở. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh nêu rõ: Thời gian qua công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong công tác hòa giải chưa được thực hiện thường xuyên. Hòa giải viên chủ yếu làm việc kiêm nhiệm trên tinh thần tự nguyện, vì vậy việc khen thưởng đối với những người làm tốt công tác này là rất cần thiết để động viên, khích lệ kịp thời.

Một vấn đề Tọa đàm đặc biệt chú ý là kinh phí đối với công tác hòa giải ở cơText Box: Với sự nhiệt tình, tâm huyết của hòa giải viên và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, theo kết quả thống kê năm 2014, toàn tỉnh đã củng cố, kiện toàn, thành lập mới được 1.510 tổ hòa giải/1.494 thôn, tổ dân phố. Tổ chức hòa giải thành 1.206/1.564 vụ việc (đạt tỷ lệ hòa giải thành là 77%). Kết quả này đã góp phần đáng kể vào việc hạn chế đơn thư khiếu nại cũng như các vụ việc phức tạp phát sinh trên địa bàn. sở và việc thực hiện các chế độ của hòa giải viên. Đa số các xã, phường, thị trấn chưa bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở và chế độ của hòa giải viên hầu như chưa được thực hiện. Sau khi có Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hòa giải ở cơ sở, với sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, một số địa phương đã cân đối ngân sách và bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở, có nơi được phân bổ từ 16-20 triệu đồng cho mỗi xã, thị trấn. Bên cạnh khó khăn chung về nguồn kinh phí, việc thực hiện chi không thống nhất giữa các địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác này. Ông Bùi Viết Khanh – Trưởng phòng Tư pháp huyện Phong Điền cho biết, việc chi chế độ bồi dưỡng cho hòa giải viên ở các đơn vị cấp xã không đồng đều, nơi có nơi không, nơi nhiều nơi ít đã làm nảy sinh tư tưởng so sánh trong một số hòa giải viên, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở.

Về tình độ, kỷ năng nghiệp vụ của hòa giải viên, anh Hoàng Công Phu - Hòa giải viên thôn La Vân Hạ, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền nhìn nhận: Xã hội phát triển, các vụ việc tranh chấp cũng đa dạng và phức tạp hơn, trình độ dân trí ngày càng cao, trong khi đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng của một bộ phận hòa giải viên còn hạn chế nên khó khăn trong thực hiện. Từ thực tế đó, nhiều địa phương đồng tình, đề nghị cần tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho hòa giải viên, hỗ trợ thêm các loại tài liệu để hòa giải viên tự nghiên cứu, phục vụ công tác hòa giải.

Một số giải pháp

Từ những câu chuyện và tâm tư của Hòa giải viên, ông Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp –  hiểu được những khó khăn, vất vả của Hòa giải viên. Phải là những người vừa có tinh thần, trách nhiệm, vừa có tâm, có lực, hòa giải viên mới có thể thực hiện được công việc mang tính tự nguyện này. Với các ý kiến phát biểu, góp ý, phản ánh, đề nghị của các cơ quan, địa phương và hòa giải viên, đồng chí ghi nhận và định hướng thực hiện một số giải pháp như sau: Về phía tỉnh, tăng cường công tác phối hợp giữa Sở Tư pháp với các ngành có liên quan, như Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các tổ chức đoàn thể để tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi hơn cho công tác hòa giải ở cơ sở. Đối với công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng, với chức năng của mình, Sở Tư pháp sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ tổ chức thực hiện xuyên việc này. Về vấn đề kinh phí, Sở Tư pháp đang khẩn trương phối hợp với các ngành tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định mức chi đối với công tác hòa giải ở cơ sở, làm căn cứ cho việc xây dựng kinh phí và thực hiện các chế độ đối với hòa giải viên; hướng dẫn địa phương lập và bố trí kinh phí đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho hòa giải viên, theo quy định của pháp luật, nhiệm vụ này phải do cấp huyện thực hiện. Do đó, các Phòng Tư pháp cần chủ động triển khai, Sở Tư pháp phối hợp, hỗ trợ báo cáo viên, tài liệu.

Với những két quả đã được được, đồng chí đề nghị, trong năm 2015, các cấp, các ngành và các Hòa giải viên phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm của mình, phấn đấu nâng tỷ lệ hòa giải thành đạt trên 80%, góp phần thiết thực vào công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên đia bàn tỉnh.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tọa đàm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh TT. Huế: HÒA GIẢI VIÊN PHẢI LÀ NGƯỜI CÓ TÂM
Ngày cập nhật 02/06/2015

Ngày 26 tháng 5 năm 2015 Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Tọa đàm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở. Có 75 đại biểu tham dự là những người trực tiếp làm công tác hòa giải hoặc có liên quan đến công tác hòa giải thuộc các cơ quan: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Trưởng phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế, Công chức Tư pháp – hộ tịch các xã, phường, thị trấn và Hòa giải viên. Tọa đàm đã ghi nhận nhiều tâm tư, nguyện vọng của hòa giải viên cũng như ý kiến đánh giá, nêu khó khăn, hạn chế và đề xuất giải pháp để tăng cường, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Hòa giải viên phải là người có tâm

Công tác hòa giải thực tế có những việc rất khó khăn, nhạy cảm, đây lại là công việc mang tính tự nguyện nên đòi hỏi người làm công tác hòa giải phải là người có tâm mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu khi nói về công tác hòa giải ở cơ sở. Có như vậy, chị Nguyễn Thị Hòa – Hòa giải viên thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền mới không ngại giúp đỡ người phụ nữ ngay trong đêm tối, chở về nhà và đi lại nhiều lần để giải thích, thuyết phục hai vợ chồng, giúp người chồng nhận ra hành vi đánh vợ, đuổi vợ ra khỏi nhà là vi phạm pháp luật, giải thích để người vợ hiểu hành vi đánh lại chồng là sai trái. Từ đó giúp hòa giải để gia đình họ sống hạnh phúc. Hay ông Châu Văn Lân – Hòa giải viên thôn Lại Thế, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang tích cực tìm hiểu các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường để vận động, thuyết phục một hộ gia đình làm nghề kinh doanh chế biến hải sản khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường do chất thải tràn ra đường. Ông Nguyễn Nguyện – Hòa giải viên thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc áp dụng biện pháp tìm hiểu đặc điểm, tâm lý của các bên tranh chấp, tham khảo ý kiến của cá nhân, già làng, dòng họ để hòa giải thành vụ việc khá “nhạy cảm”, khi một bên mở rộng hồ nuôi tôm đã lấn sang phần diện tích khuôn viên mồ mã của người khác…

Ngoài tiêu chí quan trọng là sự tâm huyết, lòng nhiệt tình của hòa giải viên khi tham gia các vụ việc hòa giải. Các cơ quan, địa phương và bản thân hòa giải viên còn đóng góp thêm nhiều giải pháp, kỹ năng, kinh nghiệm cho công tác này. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu rõ hiệu quả và khuyến khích tăng cường áp dụng hương ước, quy ước vào công tác hòa giải ở cơ sở. Hội Nông dân tỉnh có mô hình hòa giải thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể, trong đó có Hội Nông dân. Đối với bản thân các hòa giải viên, kinh nghiệm cho thấy, những người đứng đầu dòng họ thường có uy tín rất lớn, được con cháu nghe theo. Do đó, khi thực hiện hòa giải, nếu cần thiết thì phải mời thêm người này để đảm bảo sự thành công.

Cần tăng cường công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng

Trong công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện khá đồng bộ, từ khâu ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo điều hành, hướng dẫn đến tổ chức thực hiện các công việc cụ thể.

Tọa đàm cũng ghi nhận các ý kiến phản ánh về những tồn tại, hạn chế trong công tác hòa giải ở cơ sở. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh nêu rõ: Thời gian qua công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong công tác hòa giải chưa được thực hiện thường xuyên. Hòa giải viên chủ yếu làm việc kiêm nhiệm trên tinh thần tự nguyện, vì vậy việc khen thưởng đối với những người làm tốt công tác này là rất cần thiết để động viên, khích lệ kịp thời.

Một vấn đề Tọa đàm đặc biệt chú ý là kinh phí đối với công tác hòa giải ở cơText Box: Với sự nhiệt tình, tâm huyết của hòa giải viên và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, theo kết quả thống kê năm 2014, toàn tỉnh đã củng cố, kiện toàn, thành lập mới được 1.510 tổ hòa giải/1.494 thôn, tổ dân phố. Tổ chức hòa giải thành 1.206/1.564 vụ việc (đạt tỷ lệ hòa giải thành là 77%). Kết quả này đã góp phần đáng kể vào việc hạn chế đơn thư khiếu nại cũng như các vụ việc phức tạp phát sinh trên địa bàn. sở và việc thực hiện các chế độ của hòa giải viên. Đa số các xã, phường, thị trấn chưa bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở và chế độ của hòa giải viên hầu như chưa được thực hiện. Sau khi có Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hòa giải ở cơ sở, với sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, một số địa phương đã cân đối ngân sách và bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở, có nơi được phân bổ từ 16-20 triệu đồng cho mỗi xã, thị trấn. Bên cạnh khó khăn chung về nguồn kinh phí, việc thực hiện chi không thống nhất giữa các địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác này. Ông Bùi Viết Khanh – Trưởng phòng Tư pháp huyện Phong Điền cho biết, việc chi chế độ bồi dưỡng cho hòa giải viên ở các đơn vị cấp xã không đồng đều, nơi có nơi không, nơi nhiều nơi ít đã làm nảy sinh tư tưởng so sánh trong một số hòa giải viên, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở.

Về tình độ, kỷ năng nghiệp vụ của hòa giải viên, anh Hoàng Công Phu - Hòa giải viên thôn La Vân Hạ, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền nhìn nhận: Xã hội phát triển, các vụ việc tranh chấp cũng đa dạng và phức tạp hơn, trình độ dân trí ngày càng cao, trong khi đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng của một bộ phận hòa giải viên còn hạn chế nên khó khăn trong thực hiện. Từ thực tế đó, nhiều địa phương đồng tình, đề nghị cần tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho hòa giải viên, hỗ trợ thêm các loại tài liệu để hòa giải viên tự nghiên cứu, phục vụ công tác hòa giải.

Một số giải pháp

Từ những câu chuyện và tâm tư của Hòa giải viên, ông Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp –  hiểu được những khó khăn, vất vả của Hòa giải viên. Phải là những người vừa có tinh thần, trách nhiệm, vừa có tâm, có lực, hòa giải viên mới có thể thực hiện được công việc mang tính tự nguyện này. Với các ý kiến phát biểu, góp ý, phản ánh, đề nghị của các cơ quan, địa phương và hòa giải viên, đồng chí ghi nhận và định hướng thực hiện một số giải pháp như sau: Về phía tỉnh, tăng cường công tác phối hợp giữa Sở Tư pháp với các ngành có liên quan, như Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các tổ chức đoàn thể để tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi hơn cho công tác hòa giải ở cơ sở. Đối với công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng, với chức năng của mình, Sở Tư pháp sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ tổ chức thực hiện xuyên việc này. Về vấn đề kinh phí, Sở Tư pháp đang khẩn trương phối hợp với các ngành tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định mức chi đối với công tác hòa giải ở cơ sở, làm căn cứ cho việc xây dựng kinh phí và thực hiện các chế độ đối với hòa giải viên; hướng dẫn địa phương lập và bố trí kinh phí đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho hòa giải viên, theo quy định của pháp luật, nhiệm vụ này phải do cấp huyện thực hiện. Do đó, các Phòng Tư pháp cần chủ động triển khai, Sở Tư pháp phối hợp, hỗ trợ báo cáo viên, tài liệu.

Với những két quả đã được được, đồng chí đề nghị, trong năm 2015, các cấp, các ngành và các Hòa giải viên phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm của mình, phấn đấu nâng tỷ lệ hòa giải thành đạt trên 80%, góp phần thiết thực vào công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên đia bàn tỉnh.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.548.523
Lượt truy cập hiện tại 2.938