|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị triển khai Luật Phá sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa Ngày cập nhật 05/05/2015
Ngày 24 tháng 4 năm 2015 Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị triển khai Luật Phá sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa với sự tham gia của 150 đại biểu là đại diện Lãnh đạo tỉnh; các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; đại diện Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và Trưởng các phòng, ban chuyên môn liên quan.
Các Luật nêu trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 tác động đối với tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp.
Để bảo đảm công tác triển khai thi hành thống nhất, đúng pháp luật, Báo cáo viên đã nêu rõ các quy định mới, quy định được sửa đổi, bổ sung so với Luật trước đó. Trong đó, Luật Phá sản năm 2014 quy định các nội dung cụ thể, rõ ràng hơn, như: Tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”; xác định rõ 04 nhóm người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, 02 nhóm người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; về quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Luật quy định cá nhân, doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản gồm: Quản tài viên và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; quy định thủ tục tuyên bố phá sản thực hiện trước thủ tục thanh lý tài sản,…
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa đã khắc phục những vấn đề chưa phù hợp với tình hình thực tế của Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004, như: Bỏ quy định phải đăng kiểm đối với các phương tiện loại nhỏ không có động cơ trọng tải từ 5 tấn đến dưới 15 tấn do đây là các phương tiện thô sơ, có trọng tải không lớn; tuy nhiên, phải bảo đảm các điều kiện an toàn khi hoạt động trên đường thủy nội địa theo quy định và phải đăng ký; quy định phương tiện hoạt động trong nước và phương tiện nhập khẩu phải bảo đảm niên hạn sử dụng của phương tiện được phép nhập khẩu theo quy định của Chính phủ; mở rộng thẩm quyền tổ chức đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và tổ chức quản lý phương tiện được miễn đăng ký là Ủy ban nhân dân các cấp (trước đây chỉ quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); sửa đổi một số quy định về tín hiệu của phương tiện để phù hợp Quy tắc quốc tế phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển…
Để tổ chức thực hiện các văn bản Luật nêu trên cũng như Nghị định, Thông tư hướng dẫn, các cơ quan, ban, ngành có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chuyên sâu đến các nhóm đối tượng cụ thể, đặc biệt là doanh nghiệp và Nhân dân để đưa các quy định của Luật đi vào cuộc sống. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị triển khai Luật Phá sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa Ngày cập nhật 05/05/2015
Ngày 24 tháng 4 năm 2015 Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị triển khai Luật Phá sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa với sự tham gia của 150 đại biểu là đại diện Lãnh đạo tỉnh; các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; đại diện Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và Trưởng các phòng, ban chuyên môn liên quan.
Các Luật nêu trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 tác động đối với tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp.
Để bảo đảm công tác triển khai thi hành thống nhất, đúng pháp luật, Báo cáo viên đã nêu rõ các quy định mới, quy định được sửa đổi, bổ sung so với Luật trước đó. Trong đó, Luật Phá sản năm 2014 quy định các nội dung cụ thể, rõ ràng hơn, như: Tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”; xác định rõ 04 nhóm người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, 02 nhóm người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; về quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Luật quy định cá nhân, doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản gồm: Quản tài viên và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; quy định thủ tục tuyên bố phá sản thực hiện trước thủ tục thanh lý tài sản,…
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa đã khắc phục những vấn đề chưa phù hợp với tình hình thực tế của Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004, như: Bỏ quy định phải đăng kiểm đối với các phương tiện loại nhỏ không có động cơ trọng tải từ 5 tấn đến dưới 15 tấn do đây là các phương tiện thô sơ, có trọng tải không lớn; tuy nhiên, phải bảo đảm các điều kiện an toàn khi hoạt động trên đường thủy nội địa theo quy định và phải đăng ký; quy định phương tiện hoạt động trong nước và phương tiện nhập khẩu phải bảo đảm niên hạn sử dụng của phương tiện được phép nhập khẩu theo quy định của Chính phủ; mở rộng thẩm quyền tổ chức đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và tổ chức quản lý phương tiện được miễn đăng ký là Ủy ban nhân dân các cấp (trước đây chỉ quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); sửa đổi một số quy định về tín hiệu của phương tiện để phù hợp Quy tắc quốc tế phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển…
Để tổ chức thực hiện các văn bản Luật nêu trên cũng như Nghị định, Thông tư hướng dẫn, các cơ quan, ban, ngành có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chuyên sâu đến các nhóm đối tượng cụ thể, đặc biệt là doanh nghiệp và Nhân dân để đưa các quy định của Luật đi vào cuộc sống. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.548.523 Lượt truy cập hiện tại 3.703
|
|