Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua Nghị quyết mức chi đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh
Ngày cập nhật 05/05/2015

Ngày 25 tháng 4 năm 2015, tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 3, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI, đã thảo luận và thông qua Nghị quyết quy định mức chi đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và thay thế các quy định về mức chi đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định tại Nghị quyết số 10/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Nghị quyết nêu rõ các nội dung chi thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn,  định mức chi tiêu tài chính hiện hành. Ngoài ra, Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số mức chi có tính chất đặc thù trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, cụ thể có 10 nội dung chi với 78 mức chi cụ thể. Trong đó có 31 mức chi mới và 47 mức chi được điều chỉnh theo hướng tăng thêm so với Nghị quyết số 10/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Một số mức chi cho những người trực tiếp thực hiện công việc như các chuyên gia, báo cáo viên pháp luật, người phiên dịch, người dẫn đường, giải thưởng cuộc thi pháp luật có mức tăng cao hơn thể hiện sự quan tâm, đầu tư cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Một số mức chi mới như chi người dẫn chương trình hội thi sân khấu, biên soạn tài liệu đặc thù (tờ gấp pháp luật, tình huống pháp luật, câu chuyện pháp luật, tiểu phẩm pháp luật),... mức chi quy định được đánh giá là phù hợp với đặc thù và tính phức tạp của công việc.

Các mức chi được cụ thể hóa theo ba cấp độ (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) với tỷ lệ mức chi ở cấp huyện bằng 70% cấp tỉnh; mức chi ở cấp xã bằng 50% cấp tỉnh.

Để đảm bảo cho việc thực hiện Nghị quyết đạt hiệu quả, Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp bố trí kinh phí đầy đủ, hướng dẫn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả; thực hiện hỗ trợ các địa phương chưa cân đối được kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở qua đó tác động một cách mạnh mẽ hơn tới nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần vào ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua Nghị quyết mức chi đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh
Ngày cập nhật 05/05/2015

Ngày 25 tháng 4 năm 2015, tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 3, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI, đã thảo luận và thông qua Nghị quyết quy định mức chi đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và thay thế các quy định về mức chi đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định tại Nghị quyết số 10/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Nghị quyết nêu rõ các nội dung chi thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn,  định mức chi tiêu tài chính hiện hành. Ngoài ra, Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số mức chi có tính chất đặc thù trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, cụ thể có 10 nội dung chi với 78 mức chi cụ thể. Trong đó có 31 mức chi mới và 47 mức chi được điều chỉnh theo hướng tăng thêm so với Nghị quyết số 10/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Một số mức chi cho những người trực tiếp thực hiện công việc như các chuyên gia, báo cáo viên pháp luật, người phiên dịch, người dẫn đường, giải thưởng cuộc thi pháp luật có mức tăng cao hơn thể hiện sự quan tâm, đầu tư cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Một số mức chi mới như chi người dẫn chương trình hội thi sân khấu, biên soạn tài liệu đặc thù (tờ gấp pháp luật, tình huống pháp luật, câu chuyện pháp luật, tiểu phẩm pháp luật),... mức chi quy định được đánh giá là phù hợp với đặc thù và tính phức tạp của công việc.

Các mức chi được cụ thể hóa theo ba cấp độ (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) với tỷ lệ mức chi ở cấp huyện bằng 70% cấp tỉnh; mức chi ở cấp xã bằng 50% cấp tỉnh.

Để đảm bảo cho việc thực hiện Nghị quyết đạt hiệu quả, Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp bố trí kinh phí đầy đủ, hướng dẫn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả; thực hiện hỗ trợ các địa phương chưa cân đối được kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở qua đó tác động một cách mạnh mẽ hơn tới nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần vào ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 19.712.610
Lượt truy cập hiện tại 21.127