Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Phổ biến, hướng dẫn việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)
Ngày cập nhật 22/01/2015

Ngày 17/01, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị phổ biến, hướng dẫn các nội dung liên quan đến việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Hội nghị có sự tham dự của đông đảo các báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương, tỉnh, tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đến dự và chủ trì Hội nghị.

Hội nghị đã nghe các chuyên gia trình bày các chuyên đề về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); những điểm hạn chế trong quy định của Bộ luật dân sự hiện hành và những nội dung cơ bản, điểm mới trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) bao gồm quy định chung; quyền sở hữu và các vật quyền khác; nghĩa vụ và hợp đồng; thừa kế; pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Hội nghị đã nghe 14 lượt ý kiến phát biểu với 25 câu hỏi, qua đó đã trao đổi, thảo luận và hiểu rõ hơn các điểm mới, các quy định được đưa ra trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và khâu tổ chức triển khai việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng khẳng định: Dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được xác định là một trong những dự án luật có tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kì khóa XIII. Việc sửa đổi Bộ luật Dân sự đặt ra yêu cầu đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời với vị trí là luật chung, việc sửa đổi có thể tác động đến quy định của hệ thống văn bản luật chuyên ngành như thương mại, hôn nhân và gia đình, nhà ở… Do đó, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật là hết sức quan trọng. Các báo cáo viên pháp luật là hạt nhân giúp các Bộ, ngành Trung ương và địa phương tổ chức triển khai tốt việc lấy ý kiến nhân dân đạt hiệu quả, chất lượng. Thứ trưởng cũng đã đánh giá cao sự tham dự đầy đủ của các đại biểu, Thứ trưởng tin tưởng rằng việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ đạt được nhiều kết quả tốt.

Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) lần này được đưa ra lấy ý kiến nhân dân gồm 712 điều, được bố cục thành 6 phần, 26 chương. So với Bộ luật Dân sự năm 2005, dự thảo Bộ luật giữ nguyên 265 điều, sửa đổi 298 điều, bổ sung 176 điều, bãi bỏ 147 điều. Việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật này nhằm xây dựng Bộ luật Dân sự thành luật chung, luật nền của hệ thống pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia đồng thời ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự./.

Thủy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Phổ biến, hướng dẫn việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)
Ngày cập nhật 22/01/2015

Ngày 17/01, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị phổ biến, hướng dẫn các nội dung liên quan đến việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Hội nghị có sự tham dự của đông đảo các báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương, tỉnh, tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đến dự và chủ trì Hội nghị.

Hội nghị đã nghe các chuyên gia trình bày các chuyên đề về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); những điểm hạn chế trong quy định của Bộ luật dân sự hiện hành và những nội dung cơ bản, điểm mới trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) bao gồm quy định chung; quyền sở hữu và các vật quyền khác; nghĩa vụ và hợp đồng; thừa kế; pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Hội nghị đã nghe 14 lượt ý kiến phát biểu với 25 câu hỏi, qua đó đã trao đổi, thảo luận và hiểu rõ hơn các điểm mới, các quy định được đưa ra trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và khâu tổ chức triển khai việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng khẳng định: Dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được xác định là một trong những dự án luật có tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kì khóa XIII. Việc sửa đổi Bộ luật Dân sự đặt ra yêu cầu đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời với vị trí là luật chung, việc sửa đổi có thể tác động đến quy định của hệ thống văn bản luật chuyên ngành như thương mại, hôn nhân và gia đình, nhà ở… Do đó, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật là hết sức quan trọng. Các báo cáo viên pháp luật là hạt nhân giúp các Bộ, ngành Trung ương và địa phương tổ chức triển khai tốt việc lấy ý kiến nhân dân đạt hiệu quả, chất lượng. Thứ trưởng cũng đã đánh giá cao sự tham dự đầy đủ của các đại biểu, Thứ trưởng tin tưởng rằng việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ đạt được nhiều kết quả tốt.

Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) lần này được đưa ra lấy ý kiến nhân dân gồm 712 điều, được bố cục thành 6 phần, 26 chương. So với Bộ luật Dân sự năm 2005, dự thảo Bộ luật giữ nguyên 265 điều, sửa đổi 298 điều, bổ sung 176 điều, bãi bỏ 147 điều. Việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật này nhằm xây dựng Bộ luật Dân sự thành luật chung, luật nền của hệ thống pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia đồng thời ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự./.

Thủy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 19.714.127
Lượt truy cập hiện tại 21.863