Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thừa Thiên Huế: Tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”
Ngày cập nhật 09/12/2014

Ngày 05 tháng 12 năm 2014, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”, do đồng chí Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì.

Hội nghị đã nghe Báo cáo sơ kết thực hiện Đề án 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tổng kết Chỉ thị 1958/CT-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ và đánh giá việc triển khai thi hành Luật giám định tư pháp; Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ giám định tư pháp và khả năng đáp ứng nhu cầu giám định của đội ngũ giám định viên; tham luận của 03 đơn vị (Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); trao đổi, thảo luận về những cách làm hay cũng như khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, hoạt động giám định Tư pháp.

 

Kể từ khi triển khai thực hiện Đề án, công tác giám định tư pháp tại tỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng được củng cố và phát triển, đặc biệt là giám định pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. Hầu hết các yêu cầu giám định đều được kết luận chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, xử lý tội phạm trên địa bàn. Với sự quan tâm, tạo điều kiện của UBND tỉnh, sự nỗ lực của các giám định viên tư pháp, Trung tâm pháp y tỉnh và Trung tâm giám định pháp y tâm thần tỉnh trở thành những địa chỉ giám định có uy tín.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, như:

- Đội ngũ giám định viên tư pháp chưa thực sự được quan tâm xây dựng, phát triển theo Chương trình, kế hoạch, còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kiến thức pháp luật cho đội ngũ giám định viên chưa được quan tâm đúng mức.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các tổ chức giám định tư pháp công lập chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Trung tâm pháp y trang bị rất thiếu thốn, lạc hậu; trụ sở quá chật hẹp.

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu:

- Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giám định tư pháp trong thời gian tới cần sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành; sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tư pháp với các cơ quan quản lý lĩnh vực giám định tư pháp, giữa các tổ chức giám định tư pháp với các cơ quan tiến hành tố tụng.

- Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của các ngành, các cấp và của toàn xã hội về vị trí, vai trò, bản chất, tầm quan trọng của hoạt động giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng, cải cách tư pháp, phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế

- Các sở, ban, ngành quản lý lĩnh vực giám định tư pháp cần quan tâm củng cố, kiện toàn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các tổ chức giám định tư pháp và đội ngũ người giám định tư pháp; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn gắn với nghiệp vụ giám định theo chuyên môn của đơn vị mình./.

Nguyễn Thị Thanh Hà
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thừa Thiên Huế: Tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”
Ngày cập nhật 09/12/2014

Ngày 05 tháng 12 năm 2014, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”, do đồng chí Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì.

Hội nghị đã nghe Báo cáo sơ kết thực hiện Đề án 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tổng kết Chỉ thị 1958/CT-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ và đánh giá việc triển khai thi hành Luật giám định tư pháp; Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ giám định tư pháp và khả năng đáp ứng nhu cầu giám định của đội ngũ giám định viên; tham luận của 03 đơn vị (Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); trao đổi, thảo luận về những cách làm hay cũng như khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, hoạt động giám định Tư pháp.

 

Kể từ khi triển khai thực hiện Đề án, công tác giám định tư pháp tại tỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng được củng cố và phát triển, đặc biệt là giám định pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. Hầu hết các yêu cầu giám định đều được kết luận chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, xử lý tội phạm trên địa bàn. Với sự quan tâm, tạo điều kiện của UBND tỉnh, sự nỗ lực của các giám định viên tư pháp, Trung tâm pháp y tỉnh và Trung tâm giám định pháp y tâm thần tỉnh trở thành những địa chỉ giám định có uy tín.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, như:

- Đội ngũ giám định viên tư pháp chưa thực sự được quan tâm xây dựng, phát triển theo Chương trình, kế hoạch, còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kiến thức pháp luật cho đội ngũ giám định viên chưa được quan tâm đúng mức.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các tổ chức giám định tư pháp công lập chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Trung tâm pháp y trang bị rất thiếu thốn, lạc hậu; trụ sở quá chật hẹp.

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu:

- Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giám định tư pháp trong thời gian tới cần sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành; sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tư pháp với các cơ quan quản lý lĩnh vực giám định tư pháp, giữa các tổ chức giám định tư pháp với các cơ quan tiến hành tố tụng.

- Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của các ngành, các cấp và của toàn xã hội về vị trí, vai trò, bản chất, tầm quan trọng của hoạt động giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng, cải cách tư pháp, phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế

- Các sở, ban, ngành quản lý lĩnh vực giám định tư pháp cần quan tâm củng cố, kiện toàn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các tổ chức giám định tư pháp và đội ngũ người giám định tư pháp; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn gắn với nghiệp vụ giám định theo chuyên môn của đơn vị mình./.

Nguyễn Thị Thanh Hà
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 19.716.553
Lượt truy cập hiện tại 1.034