|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Hội thảo về nguyên tắc, quy trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Ngày cập nhật 15/10/2014
Ngày 08 tháng 10 năm 2014, tại Hà Nội Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án “Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện" (GIG) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội thảo về nguyên tắc, quy trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (VĐBĐG) trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).
Dự và đồng chủ trì Hội thảo là Tiến sĩ Lê Tiến Châu – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Phó Giáo sư tiến sỹ Hoàng Thế Liên - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đại diện của dự án GIG.
Tham dự Hội thảo có sự tham gia của đại diện một số Bộ, ngành và địa phương (Sở Tư pháp và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đại diện cho các tỉnh thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam) và một số tổ chức trong nước và quốc tế, các chuyên gia nghiên cứu về giới.
Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng Dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung về quy trình lồng ghép VĐBĐG phù hợp hơn với các quy định của Luật Bình đẳng giới, cụ thể như quy định về hồ sơ gửi thẩm định có Báo cáo về việc lồng ghép VĐBĐG, trách nhiệm đánh giá việc lồng ghép VĐBĐG của cơ quan thẩm định, cơ quan thẩm tra... Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện lồng ghép VĐBĐG trong xây dựng VBQPPL.
Theo nhận định, Lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không phải là một yêu cầu mới mà đã được đặt ra từ năm 2006 sau khi Luật Bình đẳng giới và Luật ban hành VBQPPL năm 2008. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong việc lồng ghép giới trong các văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên còn một số tồn tại như nguyên tắc, quy trình, thủ tục lồng ghép giới trong xây dựng văn bản pháp luật chưa được tuân thủ một cách nghiêm túc; nhiều văn bản được xác định là có vấn đề giới nhưng chưa được phân tích, nhận biết và đánh giá từ giai đoạn xây dựng và thẩm định dự án. Điều này dẫn tới việc tuân thủ trình tự, thủ tục và nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới còn nhiều hạn chế.
Để hướng đến mục tiêu hoàn thiện các quy định lồng ghép VĐBĐG trong dự án Luật ban hành VBQPPL nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện lồng ghép VĐBĐG trong cả hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, thống nhất với Luật Bình đẳng giới, các đại biểu đã nhất trí cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nhiều nội dung về nguyên tắc, quy trình lồng ghép VĐBĐG trong xây dựng VBQPPL.
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã đề xuất, bổ sung nguyên tắc bảo đảm lồng ghép VĐBĐG trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; mở rộng phạm vi thực hiện lồng ghép VĐBĐG đối với tất cả các VBQPPL; bổ sung quy định lồng ghép VĐBĐG (nội dung và hồ sơ) trong giai đoạn đề xuất xây dựng dự thảo văn bản QPPL; đề nghị bổ sung lấy ý kiến phản biện xã hội của Hội liên hiệp phụ nữ và ý kiến thẩm định văn bản của cơ quan Lao động, Thương binh và Xã hội đối với các chính sách bình đẳng giới trong dự thảo VBQPPL …
Phát biểu bế mạc Hội thảo, ông Lê Tiến Châu đã gửi lời cảm ơn đến đại diện dự án GIG; các chuyên gia và các đại biểu tham dự Hội thảo. Với vai trò là tổ chức tham mưu, giúp Bộ trưởng triển khai hoạt động bình đẳng giới trong Ngành Tư pháp, sẽ ghi nhận, tổng hợp các đề xuất đã được đưa ra tại Hội thảo để gửi Ban soạn thảo dự thảo Luật Ban hành VBQPPL. Thủy Phương Các tin khác
|
Hội thảo về nguyên tắc, quy trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Ngày cập nhật 15/10/2014
Ngày 08 tháng 10 năm 2014, tại Hà Nội Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án “Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện" (GIG) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội thảo về nguyên tắc, quy trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (VĐBĐG) trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).
Dự và đồng chủ trì Hội thảo là Tiến sĩ Lê Tiến Châu – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Phó Giáo sư tiến sỹ Hoàng Thế Liên - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đại diện của dự án GIG.
Tham dự Hội thảo có sự tham gia của đại diện một số Bộ, ngành và địa phương (Sở Tư pháp và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đại diện cho các tỉnh thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam) và một số tổ chức trong nước và quốc tế, các chuyên gia nghiên cứu về giới.
Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng Dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung về quy trình lồng ghép VĐBĐG phù hợp hơn với các quy định của Luật Bình đẳng giới, cụ thể như quy định về hồ sơ gửi thẩm định có Báo cáo về việc lồng ghép VĐBĐG, trách nhiệm đánh giá việc lồng ghép VĐBĐG của cơ quan thẩm định, cơ quan thẩm tra... Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện lồng ghép VĐBĐG trong xây dựng VBQPPL.
Theo nhận định, Lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không phải là một yêu cầu mới mà đã được đặt ra từ năm 2006 sau khi Luật Bình đẳng giới và Luật ban hành VBQPPL năm 2008. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong việc lồng ghép giới trong các văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên còn một số tồn tại như nguyên tắc, quy trình, thủ tục lồng ghép giới trong xây dựng văn bản pháp luật chưa được tuân thủ một cách nghiêm túc; nhiều văn bản được xác định là có vấn đề giới nhưng chưa được phân tích, nhận biết và đánh giá từ giai đoạn xây dựng và thẩm định dự án. Điều này dẫn tới việc tuân thủ trình tự, thủ tục và nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới còn nhiều hạn chế.
Để hướng đến mục tiêu hoàn thiện các quy định lồng ghép VĐBĐG trong dự án Luật ban hành VBQPPL nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện lồng ghép VĐBĐG trong cả hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, thống nhất với Luật Bình đẳng giới, các đại biểu đã nhất trí cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nhiều nội dung về nguyên tắc, quy trình lồng ghép VĐBĐG trong xây dựng VBQPPL.
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã đề xuất, bổ sung nguyên tắc bảo đảm lồng ghép VĐBĐG trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; mở rộng phạm vi thực hiện lồng ghép VĐBĐG đối với tất cả các VBQPPL; bổ sung quy định lồng ghép VĐBĐG (nội dung và hồ sơ) trong giai đoạn đề xuất xây dựng dự thảo văn bản QPPL; đề nghị bổ sung lấy ý kiến phản biện xã hội của Hội liên hiệp phụ nữ và ý kiến thẩm định văn bản của cơ quan Lao động, Thương binh và Xã hội đối với các chính sách bình đẳng giới trong dự thảo VBQPPL …
Phát biểu bế mạc Hội thảo, ông Lê Tiến Châu đã gửi lời cảm ơn đến đại diện dự án GIG; các chuyên gia và các đại biểu tham dự Hội thảo. Với vai trò là tổ chức tham mưu, giúp Bộ trưởng triển khai hoạt động bình đẳng giới trong Ngành Tư pháp, sẽ ghi nhận, tổng hợp các đề xuất đã được đưa ra tại Hội thảo để gửi Ban soạn thảo dự thảo Luật Ban hành VBQPPL. Thủy Phương Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.548.523 Lượt truy cập hiện tại 11.116
|
|