|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Thừa Thiên Huế: Đánh giá kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 5 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 7 tháng cuối năm 2014 Ngày cập nhật 10/06/2014
Ngày 29 tháng 5 năm 2014, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (gọi tắt là Hội đồng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 5 tháng đầu năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ 7 tháng cuối năm 2014. Hội nghị có sự tham gia của hơn 30 thành viên Hội đồng, do đồng chí Ngô Hòa - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh – Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì.
Hội nghị nhất trí với Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2014. Theo đó, công tác chỉ đạo, điều hành được thực hiện nghiêm túc, hầu hết các Sở, ngành, đoàn thể và 100% các địa phương ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở, chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ theo Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014. Công tác củng cố, kiện toàn các tổ chức và đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hoàn thành sớm trong những tháng đầu năm. Các nhiệm vụ trọng tâm được tất cả các ngành, các cấp chú trọng triển khai với tiến độ bảo đảm theo kế hoạch đề ra: Giới thiệu, phổ biến Hiến pháp năm 2013; quán triệt, triển khai 10 luật, nghị định mới ban hành và có hiệu lực trong năm 2014. Các Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai cơ bản đi vào nề nếp. Tỉnh đã tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số đối tượng đặc thù, như: Người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng các biện pháp giáo dục (tổ chức 3 đợt với hơn 119 lượt người); người dân vùng nông thôn, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa (15 đợt truyền thông, 127 lớp tập huấn, tuyên truyền cho 21.106 lượt người, cấp phát 37.500 tài liệu, phát sóng 26 chuyên mục, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật,…); nạn nhân bạo lực gia đình (tạo đàm, nói chuyện chuyên đề); người lao động trong các doanh nghiệp (tuyên truyền bằng 149 tin, bài qua các ấn phẩm, phát động Tháng công nhân với sự tham gia của trên 1.000 công nhân kèm theo các hoạt động: Tư vấn pháp luật trực tiếp, giao lưu tìm hiểu pháp luật lao động, phát tờ gấp,…); phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng đầu năm còn một số hạn chế, như: Chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng đều, có lúc có nơi còn mang tính hình thức, công tác phối hợp, thông tin báo cáo thiếu kịp thời,… Hội nghị bàn về các nguyên nhân và đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ 7 tháng còn lại năm 2014. Kết luận Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đề cập: Mục đích cuối cùng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là hiệu quả đạt được trong việc nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế như thế nào lại rất khó đánh giá do tính chất không ổn định của sự nhận thức, chấp hành pháp luật và một bộ phận cán bộ, nhân dân còn vi phạm pháp luật. Vì vậy, để chuẩn bị tổng kết chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật 5 năm, cơ quan thường trực Hội đồng có thể tiến hành điều tra xã hội học để làm rõ vấn đề này, phục vụ tốt hơn cho công tác của Hội đồng. Đối với các thành viên Hội đồng, trước hết phải làm tốt nhiệm vụ phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan mình; tổ chức thực hiện từng Đề án có hiệu quả với trọng tâm đi sâu vào từng nhóm đối tượng, từng hình thức tuyên truyền. Về nhiệm vụ 7 tháng cuối năm, đồng chí yêu cầu rà soát để điều chỉnh, bổ sung thêm các nhiệm vụ chưa đề ra trong kế hoạch đầu năm để phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đất nước và của tỉnh, như: Phổ biến pháp luật về biển đảo, quyền và nghĩa vụ của ngư dân, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Đồng thời, nghiên cứu triển khai, tăng cường các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, chú trọng các chuyên mục, chuyên trang pháp luật của báo, đài, đặc biệt là hình thức tư vấn pháp luật qua truyền hình; tổ chức thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Quyết định đã được phê duyệt.
Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
Thừa Thiên Huế: Đánh giá kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 5 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 7 tháng cuối năm 2014 Ngày cập nhật 10/06/2014
Ngày 29 tháng 5 năm 2014, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (gọi tắt là Hội đồng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 5 tháng đầu năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ 7 tháng cuối năm 2014. Hội nghị có sự tham gia của hơn 30 thành viên Hội đồng, do đồng chí Ngô Hòa - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh – Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì.
Hội nghị nhất trí với Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2014. Theo đó, công tác chỉ đạo, điều hành được thực hiện nghiêm túc, hầu hết các Sở, ngành, đoàn thể và 100% các địa phương ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở, chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ theo Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014. Công tác củng cố, kiện toàn các tổ chức và đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hoàn thành sớm trong những tháng đầu năm. Các nhiệm vụ trọng tâm được tất cả các ngành, các cấp chú trọng triển khai với tiến độ bảo đảm theo kế hoạch đề ra: Giới thiệu, phổ biến Hiến pháp năm 2013; quán triệt, triển khai 10 luật, nghị định mới ban hành và có hiệu lực trong năm 2014. Các Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai cơ bản đi vào nề nếp. Tỉnh đã tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số đối tượng đặc thù, như: Người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng các biện pháp giáo dục (tổ chức 3 đợt với hơn 119 lượt người); người dân vùng nông thôn, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa (15 đợt truyền thông, 127 lớp tập huấn, tuyên truyền cho 21.106 lượt người, cấp phát 37.500 tài liệu, phát sóng 26 chuyên mục, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật,…); nạn nhân bạo lực gia đình (tạo đàm, nói chuyện chuyên đề); người lao động trong các doanh nghiệp (tuyên truyền bằng 149 tin, bài qua các ấn phẩm, phát động Tháng công nhân với sự tham gia của trên 1.000 công nhân kèm theo các hoạt động: Tư vấn pháp luật trực tiếp, giao lưu tìm hiểu pháp luật lao động, phát tờ gấp,…); phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng đầu năm còn một số hạn chế, như: Chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng đều, có lúc có nơi còn mang tính hình thức, công tác phối hợp, thông tin báo cáo thiếu kịp thời,… Hội nghị bàn về các nguyên nhân và đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ 7 tháng còn lại năm 2014. Kết luận Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đề cập: Mục đích cuối cùng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là hiệu quả đạt được trong việc nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế như thế nào lại rất khó đánh giá do tính chất không ổn định của sự nhận thức, chấp hành pháp luật và một bộ phận cán bộ, nhân dân còn vi phạm pháp luật. Vì vậy, để chuẩn bị tổng kết chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật 5 năm, cơ quan thường trực Hội đồng có thể tiến hành điều tra xã hội học để làm rõ vấn đề này, phục vụ tốt hơn cho công tác của Hội đồng. Đối với các thành viên Hội đồng, trước hết phải làm tốt nhiệm vụ phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan mình; tổ chức thực hiện từng Đề án có hiệu quả với trọng tâm đi sâu vào từng nhóm đối tượng, từng hình thức tuyên truyền. Về nhiệm vụ 7 tháng cuối năm, đồng chí yêu cầu rà soát để điều chỉnh, bổ sung thêm các nhiệm vụ chưa đề ra trong kế hoạch đầu năm để phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đất nước và của tỉnh, như: Phổ biến pháp luật về biển đảo, quyền và nghĩa vụ của ngư dân, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Đồng thời, nghiên cứu triển khai, tăng cường các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, chú trọng các chuyên mục, chuyên trang pháp luật của báo, đài, đặc biệt là hình thức tư vấn pháp luật qua truyền hình; tổ chức thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Quyết định đã được phê duyệt.
Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.552.155 Lượt truy cập hiện tại 12.767
|
|