Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2016”: PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Ngày cập nhật 29/05/2014

Trong khuôn khổ thực hiện Đề án ‘Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2016”, ngày 27 tháng 5 năm 2014, Thanh tra tỉnh đã tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo cho 150 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phụ trách của các Sở và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Kim – Hàm Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ giới thiệu.

Sau khi giới thiệu về những nội dung cơ bản, những quy định cần lưu ý trong Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Tiếp công dân, Hội nghị dành nhiều thời gian trao đổi về những kinh nghiệm trong công tác khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân. Trong đó, đồng chí Báo cáo viên lưu ý những vấn đề quan trọng thường gặp trong thực tế, đó là:
- Quy định mới về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại ,như: Sao chép tài liệu, ủy quyền cho người khác khiếu nại, đối thoại,… Đối thoại là quy trình bắt buộc cần lưu ý, nếu vi phạm trình tự thủ tục thì có thể bị khởi kiện và đó là căn cứ để tòa án phủ quyết kết quả thực hiện. Đối thoại có thể thực hiện một lần hoặc nhiều lần, trong đó có những cuộc gặp gỡ để giải quyết xung đột. Để tổ chức đối thoại phải có sự chuẩn bị, dự đoán nội dung, hướng diễn tiến vụ việc, nếu nhận thấy đối thoại không thành công thì phải dừng lại, việc đối thoại phải được lập biên bản.
- Bảo đảm các quyền của luật sư, trợ giúp viên pháp lý khi tham gia giải quyết việc khiếu nại, tố cáo theo ủy quyền. Thủ tục ủy quyền có sự thay đổi, người ủy quyền được quy định theo pháp luật dân sự.
- Giải quyết trong một số trường hợp văn bản pháp luật chưa có quy định cụ thể và giữa các ngành chưa có Thông tư liên tịch để hướng dẫn, như: Trường hợp vừa khiếu nại, vừa khởi kiện; khiếu nại trong nội bộ (mối quan hệ điều hành giữa cấp trên và cấp dưới); ủy quyền đối thoại; thủ tục rút gọn; nội dung khiếu nại và tố cáo gắn liền nhau; khiếu nại chuyển sang tố cáo.
- Một số vấn đề cần lưu ý khác: Việc áp dụng văn bản pháp luật khiếu nại, tố cáo và pháp luật chuyên ngành, nhất là trong lĩnh vực đất đai; phân biệt quy định pháp luật về hình thức (Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo) và luật nội dung để giải quyết đúng vụ việc; quyết định giải quyết vụ việc phải mang tính khả thi; công tác tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại phải hạn chế nảy sinh các xung đột,...
Trên tinh thần trao đổi về những vướng mắc, kinh nghiệm thực tiễn, các đại biểu đã nêu lên những bất cập trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó cùng với Báo cáo viên đề xuất hướng giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật. Trong đó, vấn đề vướng mắc được đại biểu quan tâm nhiều nhất là việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.
Với nội dung và những vấn đề được trao đổi tại Hội nghị đã thật sự mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể đối với những người làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân. Qua đó nâng cao năng lực, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, ban, ngành, địa phương, góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ này trong thời gian tới.
 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2016”: PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Ngày cập nhật 29/05/2014

Trong khuôn khổ thực hiện Đề án ‘Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2016”, ngày 27 tháng 5 năm 2014, Thanh tra tỉnh đã tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo cho 150 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phụ trách của các Sở và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Kim – Hàm Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ giới thiệu.

Sau khi giới thiệu về những nội dung cơ bản, những quy định cần lưu ý trong Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Tiếp công dân, Hội nghị dành nhiều thời gian trao đổi về những kinh nghiệm trong công tác khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân. Trong đó, đồng chí Báo cáo viên lưu ý những vấn đề quan trọng thường gặp trong thực tế, đó là:
- Quy định mới về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại ,như: Sao chép tài liệu, ủy quyền cho người khác khiếu nại, đối thoại,… Đối thoại là quy trình bắt buộc cần lưu ý, nếu vi phạm trình tự thủ tục thì có thể bị khởi kiện và đó là căn cứ để tòa án phủ quyết kết quả thực hiện. Đối thoại có thể thực hiện một lần hoặc nhiều lần, trong đó có những cuộc gặp gỡ để giải quyết xung đột. Để tổ chức đối thoại phải có sự chuẩn bị, dự đoán nội dung, hướng diễn tiến vụ việc, nếu nhận thấy đối thoại không thành công thì phải dừng lại, việc đối thoại phải được lập biên bản.
- Bảo đảm các quyền của luật sư, trợ giúp viên pháp lý khi tham gia giải quyết việc khiếu nại, tố cáo theo ủy quyền. Thủ tục ủy quyền có sự thay đổi, người ủy quyền được quy định theo pháp luật dân sự.
- Giải quyết trong một số trường hợp văn bản pháp luật chưa có quy định cụ thể và giữa các ngành chưa có Thông tư liên tịch để hướng dẫn, như: Trường hợp vừa khiếu nại, vừa khởi kiện; khiếu nại trong nội bộ (mối quan hệ điều hành giữa cấp trên và cấp dưới); ủy quyền đối thoại; thủ tục rút gọn; nội dung khiếu nại và tố cáo gắn liền nhau; khiếu nại chuyển sang tố cáo.
- Một số vấn đề cần lưu ý khác: Việc áp dụng văn bản pháp luật khiếu nại, tố cáo và pháp luật chuyên ngành, nhất là trong lĩnh vực đất đai; phân biệt quy định pháp luật về hình thức (Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo) và luật nội dung để giải quyết đúng vụ việc; quyết định giải quyết vụ việc phải mang tính khả thi; công tác tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại phải hạn chế nảy sinh các xung đột,...
Trên tinh thần trao đổi về những vướng mắc, kinh nghiệm thực tiễn, các đại biểu đã nêu lên những bất cập trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó cùng với Báo cáo viên đề xuất hướng giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật. Trong đó, vấn đề vướng mắc được đại biểu quan tâm nhiều nhất là việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.
Với nội dung và những vấn đề được trao đổi tại Hội nghị đã thật sự mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể đối với những người làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân. Qua đó nâng cao năng lực, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, ban, ngành, địa phương, góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ này trong thời gian tới.
 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 19.727.979
Lượt truy cập hiện tại 8.141