Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thừa Thiên Huế triển khai Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật đấu thầu
Ngày cập nhật 26/04/2014

Ngày 24 tháng 4 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị triển khai Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Đầu thầu.

Tham dự Hội nghị có gần 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và Trưởng các đơn vị cấp huyện có liên quan.
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Đấu thầu được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014 và thay thế các luật tương ứng được ban hành năm 2005.
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung làm rõ nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, quy định rõ 3 nhóm định mức, tiêu chuẩn, chế độ, đó là: Nhóm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật, áp dụng chung trong cả nước hoặc trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương; nhóm do cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước và các nguồn tài nguyên ban hành theo thẩm quyền; nhóm được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức được xây dựng và ban hành đúng pháp luật. Đồng thời, bổ sung quy định về hành vi gây lãng phí trong các lĩnh vực: Ban hành, thực hiện và kiểm tra định mức, tiêu chuẩn, chế độ; lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, giao dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp,... Luật tạo cơ chế khuyến khích và khen thưởng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hành tiết kiệm, tham gia phát hiện lãng phí.
Luật Đấu thầu 2013 mở rộng phạm vi điều chỉnh thêm đối với các hoạt động mua sắm: Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; hoạt động mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công; mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước; mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập,… Luật quy định cụ thể về hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp. Nhằm tăng cường chế tài xử lý vi phạm trong đấu thầu, Luật quy định rõ các nhóm hành vi bị cấm, như: Đưa, nhận, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận; cản trở; không bảo đảm công bằng, minh bạch,… Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Quyết định xử lý vi phạm được công khai đăng tải trên Báo đấu thầu, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý, các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời phải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp.
 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thừa Thiên Huế triển khai Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật đấu thầu
Ngày cập nhật 26/04/2014

Ngày 24 tháng 4 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị triển khai Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Đầu thầu.

Tham dự Hội nghị có gần 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và Trưởng các đơn vị cấp huyện có liên quan.
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Đấu thầu được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014 và thay thế các luật tương ứng được ban hành năm 2005.
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung làm rõ nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, quy định rõ 3 nhóm định mức, tiêu chuẩn, chế độ, đó là: Nhóm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật, áp dụng chung trong cả nước hoặc trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương; nhóm do cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước và các nguồn tài nguyên ban hành theo thẩm quyền; nhóm được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức được xây dựng và ban hành đúng pháp luật. Đồng thời, bổ sung quy định về hành vi gây lãng phí trong các lĩnh vực: Ban hành, thực hiện và kiểm tra định mức, tiêu chuẩn, chế độ; lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, giao dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp,... Luật tạo cơ chế khuyến khích và khen thưởng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hành tiết kiệm, tham gia phát hiện lãng phí.
Luật Đấu thầu 2013 mở rộng phạm vi điều chỉnh thêm đối với các hoạt động mua sắm: Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; hoạt động mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công; mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước; mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập,… Luật quy định cụ thể về hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp. Nhằm tăng cường chế tài xử lý vi phạm trong đấu thầu, Luật quy định rõ các nhóm hành vi bị cấm, như: Đưa, nhận, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận; cản trở; không bảo đảm công bằng, minh bạch,… Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Quyết định xử lý vi phạm được công khai đăng tải trên Báo đấu thầu, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý, các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời phải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp.
 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 19.727.841
Lượt truy cập hiện tại 8.033