Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thừa Thiên Huế triển khai Luật phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng
Ngày cập nhật 10/04/2014

Ngày 08 tháng 4 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị triển khai Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

Hội nghị có sự tham dự của gần 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và Trưởng các đơn vị cấp huyện: Tư pháp, Nội vụ, Nông nghiệp, Kinh tế.
Luật phòng, chống thiên tai được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 06 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2014. Đây là đạo luật đầu tiên điều chỉnh chung công tác phòng, chống các loại thiên tai. Theo đó, thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm 19 loại hình thiên tai phổ biến: "bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần" và các loại thiên tai khác. Hoạt động phòng, chống thiên tai gồm ba giai đoạn: Phòng ngừa thiên tai; ứng phó thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai. Để triển khai thực hiện, Luật quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phòng, chống thiên tai.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng được thông qua ngày 16 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2014. Luật được ban hành nhằm khắc phục một số bất cập qua 08 năm thực hiện Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005). Luật sửa đổi, bổ sung từ Chương I đến Chương VI Luật Thi đua khen thưởng hiện hành, gồm 47 điều và bổ sung Điều 91a, sửa đổi tên Chương IV, Chương V để bao hàm đầy đủ các nội dung. Trong đó, tập trung sửa đổi, bổ sung về hệ thống tiêu chuẩn của danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo hướng nâng cao tiêu chuẩn, đảm bảo chặt chẽ hơn; xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể đối với các hình thức khen thưởng huân chương, bằng khen, giấy khen cho nông dân, công nhân, người lao động trực tiếp; bổ sung thêm Điều 91a về Hội đồng Thi đua – Khen thưởng trung ương và Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp; sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến quy định chung, nguyên tắc khen thưởng, thẩm quyền ban hành danh hiệu thi đua, khen thưởng và thủ tục hồ sơ xét tặng các danh hiệu thi đua và hinh thức khen thưởng.
 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thừa Thiên Huế triển khai Luật phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng
Ngày cập nhật 10/04/2014

Ngày 08 tháng 4 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị triển khai Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

Hội nghị có sự tham dự của gần 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và Trưởng các đơn vị cấp huyện: Tư pháp, Nội vụ, Nông nghiệp, Kinh tế.
Luật phòng, chống thiên tai được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 06 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2014. Đây là đạo luật đầu tiên điều chỉnh chung công tác phòng, chống các loại thiên tai. Theo đó, thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm 19 loại hình thiên tai phổ biến: "bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần" và các loại thiên tai khác. Hoạt động phòng, chống thiên tai gồm ba giai đoạn: Phòng ngừa thiên tai; ứng phó thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai. Để triển khai thực hiện, Luật quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phòng, chống thiên tai.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng được thông qua ngày 16 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2014. Luật được ban hành nhằm khắc phục một số bất cập qua 08 năm thực hiện Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005). Luật sửa đổi, bổ sung từ Chương I đến Chương VI Luật Thi đua khen thưởng hiện hành, gồm 47 điều và bổ sung Điều 91a, sửa đổi tên Chương IV, Chương V để bao hàm đầy đủ các nội dung. Trong đó, tập trung sửa đổi, bổ sung về hệ thống tiêu chuẩn của danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo hướng nâng cao tiêu chuẩn, đảm bảo chặt chẽ hơn; xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể đối với các hình thức khen thưởng huân chương, bằng khen, giấy khen cho nông dân, công nhân, người lao động trực tiếp; bổ sung thêm Điều 91a về Hội đồng Thi đua – Khen thưởng trung ương và Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp; sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến quy định chung, nguyên tắc khen thưởng, thẩm quyền ban hành danh hiệu thi đua, khen thưởng và thủ tục hồ sơ xét tặng các danh hiệu thi đua và hinh thức khen thưởng.
 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 19.727.681
Lượt truy cập hiện tại 7.902