Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thừa Thiên Huế: Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” họp triển khai nhiệm vụ năm 2014
Ngày cập nhật 26/03/2014

Chiều ngày 20/3/2014, đồng chí Ngô Hòa - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” đã chủ trì họp triển khai nhiệm vụ hoạt động giám định tư pháp năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 2013, các tổ chức giám định tư pháp đã thực hiện 1.563 việc giám định,  về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh. Chất lượng kết luận giám định được nâng lên rõ rệt, phục vụ đắc lực công tác điều tra, truy tố, xét xử.  Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, Sở Tư pháp đã phát huy vai trò đầu mối, chủ trì, phối hợp với các ngành  liên quan tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh triển khai và tổ chức thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ; tổ chức quán triệt các nội dung của Đề án và các văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành về vai trò, ý nghĩa của công tác giám định đối với hoạt động tố tụng, cải cách tư pháp, đồng thời đã tham mưu UBND tỉnh tiến hành củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động cho các tổ chức giám định tư pháp; kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các tổ chức giám định tư pháp,... tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: Quản lý giám định tư pháp thuộc trách nhiệm của nhiều ngành liên quan, trong đó, Sở Tư pháp giữ vai trò đầu mối, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, vai trò quản lý nhà nước chưa thực sự đi vào chiều sâu; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giám định tư pháp hầu như chưa thực hiện được. Đội ngũ giám định viên của tỉnh còn thiếu về số lượng, toàn tỉnh chỉ có 61 giám định viên, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực giám định truyền thống như pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, .... Nhiều lĩnh vực như ngân hàng, cổ vật, bản quyền tác giả, giá, … chưa có giám định viên. Các giám định viên chủ yếu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm tại các tổ chức giám định tư pháp. Việc tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp chưa thường xuyên, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động giám định tư pháp. Chế độ đãi ngộ công tác của giám định viên chưa đảm bảo nên khó thu hút được nhân lực tham gia làm công tác giám định tư pháp nhất là nguồn nhân lực trẻ có trình độ.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận thông qua Kế hoạch thực hiện Đề án trong năm 2014: Tổ chức kiểm tra tại 03 đơn vị thực hiện Đề án (Công an tỉnh và Phòng Kỹ thuật hình sự; Sở Y tế và Trung tâm pháp y tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn); tổ chức 01 cuộc khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ giám định tư pháp; rà soát, thống kê, đánh giá năng lực, khả năng đáp ứng nhu cầu giám định của đội ngũ giám định viên phục vụ cho việc củng cố, kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp công lập và thành lập các Văn phòng giám định tư pháp. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương trước đây liên quan đến hoạt động giám định tư pháp để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp với Luật Giám định tư pháp./.
 

Nguyễn Thị Thanh Hà
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thừa Thiên Huế: Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” họp triển khai nhiệm vụ năm 2014
Ngày cập nhật 26/03/2014

Chiều ngày 20/3/2014, đồng chí Ngô Hòa - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” đã chủ trì họp triển khai nhiệm vụ hoạt động giám định tư pháp năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 2013, các tổ chức giám định tư pháp đã thực hiện 1.563 việc giám định,  về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh. Chất lượng kết luận giám định được nâng lên rõ rệt, phục vụ đắc lực công tác điều tra, truy tố, xét xử.  Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, Sở Tư pháp đã phát huy vai trò đầu mối, chủ trì, phối hợp với các ngành  liên quan tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh triển khai và tổ chức thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ; tổ chức quán triệt các nội dung của Đề án và các văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành về vai trò, ý nghĩa của công tác giám định đối với hoạt động tố tụng, cải cách tư pháp, đồng thời đã tham mưu UBND tỉnh tiến hành củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động cho các tổ chức giám định tư pháp; kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các tổ chức giám định tư pháp,... tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: Quản lý giám định tư pháp thuộc trách nhiệm của nhiều ngành liên quan, trong đó, Sở Tư pháp giữ vai trò đầu mối, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, vai trò quản lý nhà nước chưa thực sự đi vào chiều sâu; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giám định tư pháp hầu như chưa thực hiện được. Đội ngũ giám định viên của tỉnh còn thiếu về số lượng, toàn tỉnh chỉ có 61 giám định viên, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực giám định truyền thống như pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, .... Nhiều lĩnh vực như ngân hàng, cổ vật, bản quyền tác giả, giá, … chưa có giám định viên. Các giám định viên chủ yếu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm tại các tổ chức giám định tư pháp. Việc tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp chưa thường xuyên, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động giám định tư pháp. Chế độ đãi ngộ công tác của giám định viên chưa đảm bảo nên khó thu hút được nhân lực tham gia làm công tác giám định tư pháp nhất là nguồn nhân lực trẻ có trình độ.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận thông qua Kế hoạch thực hiện Đề án trong năm 2014: Tổ chức kiểm tra tại 03 đơn vị thực hiện Đề án (Công an tỉnh và Phòng Kỹ thuật hình sự; Sở Y tế và Trung tâm pháp y tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn); tổ chức 01 cuộc khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ giám định tư pháp; rà soát, thống kê, đánh giá năng lực, khả năng đáp ứng nhu cầu giám định của đội ngũ giám định viên phục vụ cho việc củng cố, kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp công lập và thành lập các Văn phòng giám định tư pháp. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương trước đây liên quan đến hoạt động giám định tư pháp để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp với Luật Giám định tư pháp./.
 

Nguyễn Thị Thanh Hà
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.556.542
Lượt truy cập hiện tại 1.699