Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tuyên truyền, giới thiệu về hoạt động xúc tiến thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế cho doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 24/02/2014

Ngày 18 tháng 02 năm 2014, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị doanh nghiệp hội viên đâù năm 2014 với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Sở, ngành liên quan và hơn 200 doanh nghiệp hội viên.

Hội nghị dành phần lớn thời gian phổ biến các nội dung liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế - nội dung được đánh giá là rất cần cho doanh nghiệp trong năm 2014 và các năm tiếp theo. Trên tinh thần đó, ông Nguyễn Diễn – Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng đã giới thiệu, phân tích về Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – cơ hội, thách thức và  những chuẩn bị của doanh nghiệp Việt Nam; cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp về lộ trình các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO. Đứng từ góc độ doanh nghiệp nước ta, cơ hội, lợi ích có được từ việc Việt Nam gia nhập WTO chủ yếu là ở thị trường nước ngoài thông qua việc các nước thành viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định của WTO; thách thức chủ yếu diễn ra ở thị trường trong nước do Việt Nam thực hiện các cam kết mở cửa cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài. Qua đó, có những thông tin mà doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Thừa Thiên Huế nói riêng cần lưu ý để thay đổi và tìm hướng đi thích hợp nếu mong muốn hướng đến sự phát triển bền vững, đó là: Đa số các doanh nghiệp nước ta chưa tận dụng cơ hội có được từ việc tham gia các Hiệp định, cam kết mà Chính phủ đã nổ lực xúc tiến để đạt được; hoặc một số doanh nghiệp được hưởng lợi do các chính sách này mang lại nhưng việc hưởng lợi đó lại không do doanh nghiệp Việt Nam tự phát hiện để thực hiện mà do các doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu và tận dụng thông qua nước ta; những động thái chuẩn bị nhằm tham gia vào “sân chơi” TPP một cách tích cực, chủ động của doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa có, trong khi đó, các nước khác đã có những hoạt động hết sức bài bản, sẵn sàng cho việc gia nhập TPP,… Từ những phân tích về cơ hội, thách thức đó, nội dung thuyết trình cũng đã nêu rõ những việc doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện ngay từ giai đoạn này để trang bị cho mình những cơ sở cần thiết, tránh rơi vào thế bị động.
Đại diện Lãnh đạo Sở Công thương và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Khuyến công tỉnh cũng đã phổ biến chương trình xúc tiến thương mại và khuyến công liên quan đến doanh nghiệp tỉnh năm 2014, các chính sách đối với doanh nghiệp trong tỉnh khi tham gia Hội chợ thương mại Festival Huế 2014.
Theo đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi tham gia Hội chợ Festival Huế 2014 gồm có chính sách hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh và chính sách hỗ trợ từ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, cụ thể: Tỉnh hỗ trợ 100% chi phí gian hàng cho các doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến thương mại, đầu tư nước ngoài tham gia Hội chợ; hỗ trợ 50% chi phí gian hàng cho khu vực gian hàng các Sở Công thương (Trung tâm Xúc tiến thương mại) các tỉnh/thành phố tham gia Hội chợ (không quá 02 gian hàng/đơn vị), tối đa 50 gian hàng; hỗ trợ 50% chi phí gian hàng cho các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và hàng đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia Hội chợ (không quá 02 gian hàng/đơn vị), tối đa 50 gian hàng; Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hỗ trợ 50% chi phí gian hàng cho các doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến thương mại trong nước (tối đa 400 gian hàng, không quá 02 gian hàng/đơn vị, doanh nghiệp),...
Hội nghị là một trong những hoạt động nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp trên các lĩnh vực, kể cả hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện trong năm 2014.
 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tuyên truyền, giới thiệu về hoạt động xúc tiến thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế cho doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 24/02/2014

Ngày 18 tháng 02 năm 2014, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị doanh nghiệp hội viên đâù năm 2014 với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Sở, ngành liên quan và hơn 200 doanh nghiệp hội viên.

Hội nghị dành phần lớn thời gian phổ biến các nội dung liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế - nội dung được đánh giá là rất cần cho doanh nghiệp trong năm 2014 và các năm tiếp theo. Trên tinh thần đó, ông Nguyễn Diễn – Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng đã giới thiệu, phân tích về Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – cơ hội, thách thức và  những chuẩn bị của doanh nghiệp Việt Nam; cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp về lộ trình các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO. Đứng từ góc độ doanh nghiệp nước ta, cơ hội, lợi ích có được từ việc Việt Nam gia nhập WTO chủ yếu là ở thị trường nước ngoài thông qua việc các nước thành viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định của WTO; thách thức chủ yếu diễn ra ở thị trường trong nước do Việt Nam thực hiện các cam kết mở cửa cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài. Qua đó, có những thông tin mà doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Thừa Thiên Huế nói riêng cần lưu ý để thay đổi và tìm hướng đi thích hợp nếu mong muốn hướng đến sự phát triển bền vững, đó là: Đa số các doanh nghiệp nước ta chưa tận dụng cơ hội có được từ việc tham gia các Hiệp định, cam kết mà Chính phủ đã nổ lực xúc tiến để đạt được; hoặc một số doanh nghiệp được hưởng lợi do các chính sách này mang lại nhưng việc hưởng lợi đó lại không do doanh nghiệp Việt Nam tự phát hiện để thực hiện mà do các doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu và tận dụng thông qua nước ta; những động thái chuẩn bị nhằm tham gia vào “sân chơi” TPP một cách tích cực, chủ động của doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa có, trong khi đó, các nước khác đã có những hoạt động hết sức bài bản, sẵn sàng cho việc gia nhập TPP,… Từ những phân tích về cơ hội, thách thức đó, nội dung thuyết trình cũng đã nêu rõ những việc doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện ngay từ giai đoạn này để trang bị cho mình những cơ sở cần thiết, tránh rơi vào thế bị động.
Đại diện Lãnh đạo Sở Công thương và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Khuyến công tỉnh cũng đã phổ biến chương trình xúc tiến thương mại và khuyến công liên quan đến doanh nghiệp tỉnh năm 2014, các chính sách đối với doanh nghiệp trong tỉnh khi tham gia Hội chợ thương mại Festival Huế 2014.
Theo đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi tham gia Hội chợ Festival Huế 2014 gồm có chính sách hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh và chính sách hỗ trợ từ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, cụ thể: Tỉnh hỗ trợ 100% chi phí gian hàng cho các doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến thương mại, đầu tư nước ngoài tham gia Hội chợ; hỗ trợ 50% chi phí gian hàng cho khu vực gian hàng các Sở Công thương (Trung tâm Xúc tiến thương mại) các tỉnh/thành phố tham gia Hội chợ (không quá 02 gian hàng/đơn vị), tối đa 50 gian hàng; hỗ trợ 50% chi phí gian hàng cho các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và hàng đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia Hội chợ (không quá 02 gian hàng/đơn vị), tối đa 50 gian hàng; Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hỗ trợ 50% chi phí gian hàng cho các doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến thương mại trong nước (tối đa 400 gian hàng, không quá 02 gian hàng/đơn vị, doanh nghiệp),...
Hội nghị là một trong những hoạt động nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp trên các lĩnh vực, kể cả hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện trong năm 2014.
 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 19.729.104
Lượt truy cập hiện tại 8.580