1. Ông Nguyễn Đình T ở xã QA huyện QĐ đang sử dụng 2 hecta đất trồng lúa nhưng kém hiệu quả nên gia đình ông T đã chuyển đổi 0,5 héc ta sang đất trồng cây hàng năm mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hành vi nêu trên của ông T sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“1. Hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 03 héc ta trở lên.
- Khoản 5 Điều 8 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của ông T sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, ông T còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
2. Qua kiểm tra, công chức địa chính xã A huyện PV phát hiện ông Đặng Ngọc H đã chuyển 0,06 héc ta đất trồng lúa sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (không phải là đất ở) mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hành vi nêu trên của ông H sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“2. Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thuộc địa giới hành chính của xã thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta đến dưới 02 héc ta;
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất từ trên 02 héc ta trở lên.”
- Khoản 5 Điều 8 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của ông T sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, ông H còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
3. Bà Lê Thị M ở phường K thị xã HT có hành vi chuyển 0,07 héc ta đất trồng lúa sang đất ở mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hành vi nêu trên của bà M sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“3. Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã thì hình thức và mức phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ dưới 0,01 héc ta;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,01 héc ta đến dưới 0,03 héc ta;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,03 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta trở lên.
4. Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt tương ứng với quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
- Khoản 5 Điều 8 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của bà M sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
4. Anh Trần Văn N trú tại xã Nh huyện AL được Nhà nước giao cho 5 héc ta đất rừng sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc rừng anh N thấy năng xuất thấp, hiệu quả không cao nên anh đã chuyển 1 héc ta đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hành vi của anh N theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“1. Hành vi chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta đến dưới 02 héc ta;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 02 héc ta trở lên.”
- Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của anh N sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
5. Anh Võ Văn K ở huyện PL trong vi phạm pháp luật về đất đai thì việc xác định đối tượng để xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp có giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất là rất khó xác định. Vì vậy, anh đề nghị cho biết pháp luật hiện hành quy định về nội dung này như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 5 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“5. Việc xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp có giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thực hiện như sau:
a) Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trước khi chuyển quyền sử dụng đất thì bên chuyển quyền sử dụng đất bị xử phạt vi phạm hành chính và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm do mình gây ra theo quy định. Trường hợp bên chuyển quyền là tổ chức đã giải thể, phá sản, cá nhân đã chết không có người thừa kế hoặc chuyển đi nơi khác mà được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm không xác định được địa chỉ và không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì bên nhận chuyển nhượng không bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do bên chuyển quyền gây ra.
Bên nhận chuyển quyền bị xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm do mình gây ra (nếu có);
b) Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với cả hai bên chuyển đổi quyền sử dụng đất;
c) Trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với bên nhận chuyển quyền sử dụng đất;
d) Trường hợp cho thuê, cho thuê lại, thế chấp bằng quyền sử dụng đất mà không đủ điều kiện, không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với người đã cho thuê, cho thuê lại, thế chấp.”
Như vậy, Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì việc xác định đối tượng để xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp có giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất được thực hiện theo các quy định viện dẫn nêu trên.
6. Ông Hoàng Văn D ở xã PC huyện PĐ được Nhà nước giao 5 héc ta đất rừng sản xuất, do gia đình đông con và các con của ông hiện đã lớn và lập gia đình nên ông đã chuyển 0,01 héc ta đất rừng sản xuất sang đất ở mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hành vi của ông D theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“3. Hành vi chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta trở lên.”
- Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của ông D sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
7. Chị Ngô Thị V ở thôn AX xã QA huyện QĐ có hành vi chuyển 0,04 héc ta đất nông nghiệp (đất nuôi trồng thủy sản) sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hành vi của chị V theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“1. Hành vi chuyển đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp (không phải đất ở) thuộc địa giới hành chính của xã thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta đến dưới 02 héc ta;
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 02 héc ta trở lên.”
- Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của chị V sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
8. Ông Đoàn Đình S ở thị trấn S huyện QĐ có hành vi chuyển 0,05 héc ta đất nông nghiệp (đất trông cây hằng năm) sang đất ở mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hành vi của ông S theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 2, khoản 3 Điều 10 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
2. Hành vi chuyển đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất lâm nghiệp sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ dưới 0,01 héc ta;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,01 héc ta đến dưới 0,03 héc ta;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,03 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta trở lên.
3. Hành vi chuyển đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt tương ứng với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
- Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của ông S sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
9. Anh Bùi Viết H cho biết tại địa phương khi cán bộ, công chức lập biên bản vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì có trường hợp cá nhân vi phạm không chấp hành, vẫn cố ý thực hiện. Do đó, anh hỏi: Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó, thì người có thẩm quyền xử lý như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Trong thực tế có không ít trường hợp người có thẩm quyền đã lập biên bản vi phạm hành chính nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả của việc ngăn chặn và phòng ngừa, khoản 3 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính đã bị lập biên bản vi phạm hành chính nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó thì người có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm.
Khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính (Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó) hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong trường hợp nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng có quy định và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt.
Như vậy, đối trường hợp hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó thì khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
10. Qua công tác thanh tra định kỳ, thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh H phát hiện Công ty cổ phần A đóng trên địa bàn huyện PĐ có hành vi chuyển 3 héc ta các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung quy mô lớn mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hành vi của Công ty A theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Điều 11 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“1. Hành vi chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 01 héc ta;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
- Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân (trừ khoản 4, 5, 6 Điều 18, khoản 1 Điều 19, điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều 20, Điều 22, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Nghị định này). Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của Công ty A sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
11. Anh Ngô Văn K ở xã PM huyện PV cho biết ở địa phương anh trước đây là xã thuần nông, người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ, nhưng mấy năm trở lại đây do thành phố Huế mở rộng địa giới hành chính nên có tình trạng người dân chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Do đó, anh hỏi hành vi này theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“2. Hành vi chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta trở lên.”
- Khoản 6 Điều 12 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (tùy vào diện tích đất vi phạm). Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
12. Hành vi chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 4, khoản 5 Điều 12 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“4. Hành vi chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ thuộc địa giới hành chính của xã thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,1 héc ta;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta đến dưới 02 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 02 héc ta trở lên.
5. Hành vi chuyển mục đích sử dụng đất tại khu vực thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng loại đất tương ứng.”
- Khoản 6 Điều 12 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng (tùy vào diện tích đất vi phạm). Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
13. Ông Phạm Hữu C trú tại thôn ĐX xã QA huyện QĐ có hành vi lấn chiếm một phần diện tích đất khoảng 50m2 do nhà nước quản lý, chưa sử dụng để làm quán buôn bán. Hành vi của ông C đã bị công chức địa chính Ủy ban nhân dân xã QA lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm. Hành của ông C theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“1. Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước đã quản lý, được thể hiện trong hồ sơ địa chính thuộc địa giới hành chính của xã hoặc các văn bản giao đất để quản lý thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích từ 01 héc ta đến dưới 02 héc ta;
g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích từ 02 héc ta trở lên.”
- Khoản 8 Điều 13 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (bao gồm cả việc khôi phục lại ranh giới và mốc giới thửa đất), trừ trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thuộc trường hợp được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 139 Luật Đất đai và điểm b khoản này;
b) Buộc người được giao đất, cho thuê đất phải làm thủ tục để được bàn giao đất trên thực địa theo quy định đối với trường hợp theo quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của ông C sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (bao gồm cả việc khôi phục lại ranh giới và mốc giới thửa đất), trừ trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thuộc trường hợp được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 139 Luật Đất đai và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
14. Anh Đặng Ngọc V, ở thôn M xã A, huyện PĐ nhiều năm đi làm ăn xa ở thành phố Hồ Chí Minh, do công việc không được thuận lợi, anh và gia đình quay về địa phương để làm ăn, sinh sống. Tuy nhiên, do không có đất canh tác, anh V đã tự ý sử dụng 0,02 héc ta đất nông nghiệp để trồng cây ăn quả (đất chưa được cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý). Anh V đã bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt 7.500.000 đồng và buộc anh khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất. Anh muốn biết việc xử phạt trên có đúng pháp luật không?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“2. Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp (không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất) không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này mà thuộc địa giới hành chính của xã thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích từ 01 héc ta đến dưới 02 héc ta;
g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích từ 02 héc ta trở lên.”
- Khoản 8 Điều 13 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (bao gồm cả việc khôi phục lại ranh giới và mốc giới thửa đất), trừ trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thuộc trường hợp được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 139 Luật Đất đai và điểm b khoản này;
b) Buộc người được giao đất, cho thuê đất phải làm thủ tục để được bàn giao đất trên thực địa theo quy định đối với trường hợp theo quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền là đúng quy định của pháp luật.
15. Ông Trần Thế K ở xã PC huyện PĐ cho biết: Ông có 2 héc ta diện tích đất rừng sản xuất đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận. Phần đất này ông vừa khai thác xong và chưa trồng lại. Cách đây vài ngày, ông A có phần đất rừng sát bên cạnh diện tích đất của ông cũng vừa khai thác xong đã có hành vi lấn chiếm khoảng 0,01 héc ta và trồng cây xuống phần đất đã lấn chiếm đó, sau đó bảo phần diện tích đất này là của ông ấy. Do dó, ông K hỏi hành vi này của ông A sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“3. Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này mà thuộc địa giới hành chính của xã thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích từ 01 héc ta trở lên.”
- Khoản 8 Điều 13 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (bao gồm cả việc khôi phục lại ranh giới và mốc giới thửa đất), trừ trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thuộc trường hợp được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 139 Luật Đất đai và điểm b khoản này;
b) Buộc người được giao đất, cho thuê đất phải làm thủ tục để được bàn giao đất trên thực địa theo quy định đối với trường hợp theo quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của ông A sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (bao gồm cả việc khôi phục lại ranh giới và mốc giới thửa đất) và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
16. Hợp tác xã M được nhà nước giao 10 héc ta đất để thực hiện hoạt động sản xuất, tuy nhiên, Hợp tác xã M đã lấn chiếm 0,05 héc ta đất phi nông nghiệp thuộc quyền quản lý của gia đình ông K ở xã VH huyện PL để xây dựng kho chứa phân bón. Với hành vi lấn chiếm 0,04 héc ta đất phi nông nghiệp của gia đình ông K quản lý để xây dựng kho chứa phân bón thì Hợp tác xã M bị xử phạt về hành vi hành chính này như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 4, khoản 8 Điều 13 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“4. Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất phi nông nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này mà thuộc địa giới hành chính của xã thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích từ 01 héc ta trở lên.”
“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (bao gồm cả việc khôi phục lại ranh giới và mốc giới thửa đất), trừ trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thuộc trường hợp được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 139 Luật Đất đai và điểm b khoản này;
b) Buộc người được giao đất, cho thuê đất phải làm thủ tục để được bàn giao đất trên thực địa theo quy định đối với trường hợp theo quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
- Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“4. Mức phạt tiền theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 và Điều 31 Nghị định này được áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Mức phạt tiền theo thẩm quyền đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của Hợp tác xã M sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (bao gồm cả việc khôi phục lại ranh giới và mốc giới thửa đất) và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
17. Chị Ngô Thị V qua tìm hiểu được biết thì sau khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thay đổi. Do vậy, chị đề nghị cho biết cụ thể thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định hiện hành là như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 30 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của mốc địa giới đơn vị hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.”
Như vậy, theo Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo các quy định viện dẫn nêu trên.
18. Bà Lê Thị H ở thị xã HT cho biết, xung quanh khu đất nơi gia đình bà sinh sống có hiện tượng nhiều hộ gia đình đã tự hạ thấp bề mặt đất sản xuất nông nghiệp để lấy đất bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Do đó, bà hỏi hành vi trên có vi phạm pháp pháp luật không? Nếu vi phạm thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 1 Điều 11 Luật đất đai năm 2024 quy định hành vi bị nghiêm cấm đó là lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
- Khoản 27 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024 quy định:
“Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.”
- Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“1. Hành vi làm suy giảm chất lượng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây: làm mất hoặc giảm độ dày tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn cát, sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây bạc màu, gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp mà dẫn đến làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất đã được xác định thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên.”
- Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp việc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm không có tính khả thi trên thực địa. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để quy định các trường hợp không có tính khả thi và mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.”
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên thì hành vi hạ thấp bề mặt đất để bán kiếm tiền làm thay đổi lớp của mặt đất không thể trồng cây được là hành vi hủy hoại đất là một trong những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 11 Luật Đất đai năm 2024 và hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 14 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP như đã viện dẫn nêu trên.
19. Chị Lê Thị M cho biết: Gia đình chị thắng kiện trong vụ án tranh chấp đất đai với hộ gia đình kế bên, nhận được quyền sử dụng đất đai đối với diện tích 100m2 tại huyện PL, tỉnh H. Trong thời gian chị xây nhà trên đất thì bị nhà kế bên cố tình đổ vật liệu xây dựng thừa lên đất khiến việc xây dựng của gia đình chị bị khó khăn, trì trệ. Do đó, chị hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 15 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất thuộc quyền sử dụng của người khác hoặc thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình mà cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào trên đất thuộc quyền sử dụng của mình hoặc của người khác mà cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.”
Như vậy, đối với hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác sẽ bị xử phạt theo các quy định nêu trên.
20. Anh Phạm Hồng T hiện đang cư trú tại phường XP, thành phố H, có một mảnh đất ở 500m2 ở quê, được tặng cho từ người anh trai của mình. Anh T nghĩ rằng việc sang tên “sổ đỏ” là chưa cần thiết nên anh không có ý định làm thủ tục này. Tuy nhiên, qua phương tiện truyền thông anh được biết nêu không làm sẽ bị xử phạt. Do đó, anh hỏi mức xử phạt đối với hành vi này được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 16 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, i, k, l, m và q khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đăng ký đất đai theo quy định.”
Như vậy, đối với hành vi không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, i, k, l, m và q khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện đăng ký đất đai theo quy định.
21. Anh Phan Văn S ở xã H huyện PĐ qua phương tiện thông tin đại chúng anh được biết việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp theo Luật Đất đai mới được Nhà nước cho phép, tuy nhiên phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Do đó, anh hỏi nếu chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không đảm bảo đủ điều kiện thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“1. Hành vi chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện theo quy định thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không đủ một trong các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 47 Luật Đất đai;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 45 và Điều 47 Luật Đất đai.”
- Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bên nhận chuyển quyền, bên thuê, bên thuê lại phải trả lại đất cho bên chuyển quyền, cho thuê, cho thuê lại trừ trường hợp quy định tại điểm d, đ khoản này;
b) Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất;
c) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
d) Buộc đăng ký đất đai đối với trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định;
đ) Buộc đăng ký đất đai đối với trường hợp không trả lại được đất do bên chuyển quyền là tổ chức đã giải thể, phá sản, cá nhân đã chết mà không có người thừa kế hoặc chuyển đi nơi khác mà được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm không xác định được địa chỉ và không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Luật Đất đai. Bên nhận chuyển quyền phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do bên chuyển quyền thực hiện hành vi vi phạm gây ra trước khi chuyển quyền.”
Như vậy, hành vi chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện theo quy định sẽ bị xử phạt theo các quy định nêu trên.
22. Bà Bùi Thị K lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn H được UBND xã Y chứng thực vào ngày 01/10/2023. Đến ngày 5/10/2024, ông Nguyễn Văn H nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất tại UBND huyện thì bị lập biên bản vi phạm hành chính. Ông Nguyễn Văn H muốn biết hành vi của ông theo quy định thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2, khoản 3 Điều 16 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, i, k, l, m và q khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đăng ký đất đai theo quy định.”
Như vậy, đối với hành vi không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, i, k, l, m và q khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện đăng ký đất đai theo quy định.
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của ông H sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đăng ký đất đai theo quy định.
23. Năm 2020, Doanh nghiệp X được Nhà nước cho thuê 20 héc ta đất trong vòng 30 năm theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm để thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp tại thị xã H. Năm 2024, Doanh nghiệp X trong khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định thì đã tự ý cho Công ty TNHH SK thuê lại 0,5 héc ta đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần. Với hành vi này, theo quy định hiện hành thì doanh nghiệp X sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“2. Hành vi cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất (trừ trường hợp đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân), đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hằng năm, đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên.”
- Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bên nhận chuyển quyền, bên nhận góp vốn, bên thuê đất, bên thuê lại đất, bên nhận tài sản gắn liền với đất phải trả lại đất, tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất trước khi chuyển quyền, góp vốn, cho thuê đất, cho thuê lại đất, bán tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này và trường hợp thu hồi đất theo quy định tại khoản 4 Điều 81 Luật Đất đai;
b) Buộc đăng ký đất đai đối với trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 140 Luật Đất đai;
c) Buộc chấm dứt hợp đồng chuyển đổi, góp vốn, cho thuê, cho thuê lại, mua, bán tài sản gắn liền với đất, thế chấp bằng quyền sử dụng đất;
d) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của ông H sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đăng ký đất đai theo quy định.
- Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“4. Mức phạt tiền theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 và Điều 31 Nghị định này được áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Mức phạt tiền theo thẩm quyền đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của Doanh nghiệp X sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP viện dẫn nêu trên.
24. Đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hằng năm không thuộc trường hợp sử dụng đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp mà bán, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 6 Điều 18 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“6. Đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hằng năm không thuộc trường hợp sử dụng đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp mà bán, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bên nhận chuyển quyền, bên nhận góp vốn, bên thuê đất, bên thuê lại đất, bên nhận tài sản gắn liền với đất phải trả lại đất, tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất trước khi chuyển quyền, góp vốn, cho thuê đất, cho thuê lại đất, bán tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này và trường hợp thu hồi đất theo quy định tại khoản 4 Điều 81 Luật Đất đai;
b) Buộc đăng ký đất đai đối với trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 140 Luật Đất đai;
c) Buộc chấm dứt hợp đồng chuyển đổi, góp vốn, cho thuê, cho thuê lại, mua, bán tài sản gắn liền với đất, thế chấp bằng quyền sử dụng đất;
d) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hằng năm không thuộc trường hợp sử dụng đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp mà bán, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất thì bị xử phạt theo các quy định viện dẫn nêu trên.
25. Chị Trần Thị H ở huyện PV cho biết: Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về đất đai quy định mức xử phạt phụ thuộc vào diện tích đất vi phạm và một số hành vi có quy định áp dụng biện pháp khắc phục là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Anh hỏi: pháp luật hiện hành quy định cụ thể về nội dung này như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 7 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“1. Diện tích đất vi phạm trong các trường hợp quy định tại Nghị định này được xác định như sau:
a) Trường hợp vi phạm toàn bộ diện tích thửa đất mà đã có bản đồ địa chính thì xác định theo bản đồ địa chính; trường hợp diện tích vi phạm không có bản đồ địa chính nhưng có bản đồ khác đã, đang sử dụng trong quản lý đất đai tại địa phương thì sử dụng bản đồ đó để xác định.
b) Trường hợp diện tích đất vi phạm ở những nơi chưa có bản đồ quy định tại điểm a khoản này hoặc vi phạm một phần diện tích thửa đất thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có trách nhiệm xác định phạm vi, ranh giới, mốc giới để xác định diện tích đất vi phạm và ghi vào biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp diện tích đất vi phạm không thể đo đạc bằng phương pháp thủ công thì được thuê đơn vị tư vấn có chức năng đo đạc để xác định diện tích đất vi phạm.
Trường hợp người có hành vi vi phạm không đồng ý với kết quả đo đạc do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính xác định thì được quyền thuê đơn vị có chức năng đo đạc xác định lại diện tích đất vi phạm.
Chi phí thuê đơn vị tư vấn có chức năng đo đạc để xác định diện tích đất vi phạm quy định tại điểm này do người vi phạm chi trả.
2. Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được xác định theo người sử dụng đất, loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai và theo hiện trạng sử dụng đất trước khi vi phạm (địa hình, địa vật, công trình trên đất) và được ghi nhận tại biên bản vi phạm hành chính.
Việc xác định tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu có thể hiện tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp không có hồ sơ, tài liệu thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có trách nhiệm xác minh tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trên cơ sở ý kiến trình bày của người vi phạm và ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Như vậy, Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ quy định cụ thể việc xác định diện tích đất vi phạm và tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm theo các quy định viện dẫn nêu trên.
26. Ông Bùi Văn Z sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ huyện AL được Nhà nước giao 5 héc ta để chăm sóc, bảo vệ. Tháng 10 năm 2024, anh Z đã tặng cho người em của mình ở tại thị trấn K 2 héc ta, tuy nhiên người em của anh Z lại không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ. Hành vi vi phạm nêu trên đã bị cơ quan chức năng phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính. Do đó, anh hỏi với hành vi này thì người em của mình sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 20 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“1. Hành vi của tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất không thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai thì mức phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và đất khác trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, nhận tặng cho, nhận thừa kế quyền sử dụng đất của người dân tộc thiểu số được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai (trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 48 Luật Đất đai).
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bên nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trả lại đất cho bên chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, trừ trường hợp thu hồi đất theo quy định tại Điều 81 và 82 Luật Đất đai.”
Như vậy, với hành vi vi phạm này người em của anh Z sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại đất cho bên chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, trừ trường hợp thu hồi đất theo quy định tại Điều 81 và 82 Luật Đất đai.
27. Anh Bùi Tấn H cho biết, năm 2020, gia đình anh được UBND huyện N tỉnh H giao 3 hecta đất để trồng cây lâu năm với thời hạn 20 năm, gia đình anh đã trồng cây ăn trái trên diện tích 2 hecta đất được giao, 01 hecta đất còn lại do chưa có vốn đầu tư và không đủ nhân lực nên gia đình anh vẫn để không. Do đó, anh hỏi, việc không sử dụng đất trồng cây hàng năm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 1, khoản 4 Điều 24 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“1. Hành vi không sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 12 tháng liên tục thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên.”
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc người sử dụng đất phải đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 60 ngày đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2; thời hạn 90 ngày đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của anh H sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 60 ngày.
28. Hộ gia đình bà Lê Thị T ở thôn K xã BT thị xã H được Nhà nước giao 5 héc ta đất để trồng rừng từ năm 2021. Tuy nhiên, qua kiểm tra cán bộ địa chính xã BT phát hiện bà Lê Thị T mới chỉ sử dụng 4,3 héc ta còn lại 0,7 héc ta đã không sử dụng trồng rừng liên tục từ năm 2022 đến nay, nên đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi này. Bà T hỏi: với hành vi này theo quy định thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 3, khoản 4 Điều 24 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“3. Hành vi không sử dụng đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc người sử dụng đất phải đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 60 ngày đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2; thời hạn 90 ngày đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của bà T sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 90 ngày.
29. Khi bố, mẹ qua đời chị Nga được gia đình giao quản lý di sản thừa kế, thực hiện các thủ tục phân chia thừa kế, lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng cho từng người thừa kế. Trong quá trình thẩm tra hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phát hiện chị Nga đã sửa chữa một số giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất bị sai lệch nên cơ quan có thẩm quyền đã không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hành vi của chị Nga theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2, khoản 4 Điều 27 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp khai báo không trung thực việc sử dụng đất hoặc tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận và việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị sai lệch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng.”
Như vậy, với hành vi vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất chị Nga sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng.
30. Doanh nghiệp M là chủ đầu tư được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp TH, thị xã HT theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm. Qua kiểm tra, Ban Quản lý khu kinh tế công nghiệp tỉnh H phát hiện Doanh nghiệp M là chủ đầu tư đã cho Doanh nghiệp K thuê lại đất dưới hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Với hành vi này thì doanh nghiệp M sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 22 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“1. Hành vi chủ đầu tư đã được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hình thức trả tiền thuê đất hằng năm mà cho thuê lại đất dưới hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta đến dưới 02 héc ta;
d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 02 héc ta trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp và bên thuê lại đất phải ký lại hợp đồng thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hằng năm.”
Như vậy, với hành vi cho thuê lại đất dưới hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê không đúng quy định doanh nghiệp M sẽ bị xử phạt theo các quy định viện dẫn nêu trên./.