Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Giải đáp các tình huống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Ngày cập nhật 15/11/2024

Giải đáp các tình huống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

1. Anh Hoài là nhân viên của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản H. Anh Hoài đề nghị cho biết, tổ chức nào thuộc đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã? Chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức đấu giá tài sản có thuộc đối tượng bị xử phạt không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, quy định tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, bao gồm:

a) Tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật; tổ chức hành nghề công chứng; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên; văn phòng giám định tư pháp; tổ chức đấu giá tài sản; tổ chức mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; tổ chức có tài sản đấu giá; trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm hòa giải thương mại; tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng thừa phát lại; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

b) Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành thủ tục phá sản; ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản;

d) Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật với cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

e) Các tổ chức khác có hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

Điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:

Tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hành nghề luật sư; trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật; tổ chức hành nghề công chứng; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên; văn phòng giám định tư pháp; tổ chức đấu giá tài sản; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức đấu giá tài sản; tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; tổ chức có tài sản đấu giá; trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm hòa giải thương mại; tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng thừa phát lại; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Trên đây là quy định về tổ chức thuộc đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Từ ngày 15/11/2024, bổ sung thêm các tổ chức: chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức đấu giá tài sản vào đối tượng bị xử phạt.

2. Chị Thanh trú tại thành phố Huế, hỏi: trường hợp hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì bị xử phạt theo đối tượng nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã không quy định đối tượng bị xử phạt là hộ kinh doanh, hộ gia đình.

Điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 2 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP về đối tượng bị xử phạt như sau:

“3. Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.”.

Như vậy, từ ngày 15/11/2024, hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã bị xử phạt như đối với cá nhân.

3. Anh Minh đang làm việc tại tổ chức hành nghề luật sư K. Anh Minh hỏi, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả nào? Có hình thức buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung và buộc nộp lại bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Điều 3 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

1. Hình thức xử phạt chính:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả khác áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII, bao gồm:

a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;

b) Buộc tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thực hiện chứng thực thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hợp đồng, giao dịch đã được công chứng, chứng thực;

c) Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, tài liệu, chứng cứ giả;

d) Buộc tổ chức hành nghề công chứng thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về bản dịch đã được công chứng, văn bản đã được chứng thực;

đ) Buộc cơ quan thực hiện chứng thực đang lưu trữ hồ sơ chứng thực thông báo trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về bản dịch đã được chứng thực;

e) Huỷ bỏ kết quả đấu giá tài sản đối với tài sản công;

g) Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục để đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công;

h) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét việc hủy kết quả đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công;

i) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét việc sử dụng kết luận giám định khi phát hiện vi phạm làm ảnh hưởng đến nội dung của kết luận giám định;

k) Thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi thừa phát lại đăng ký hành nghề về vi bằng đã được lập do có hành vi vi phạm;

l) Buộc chịu mọi chi phí để khôi phục lại tình trạng ban đầu;

m) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có);

n) Buộc nộp lại số tiền tạm ứng, kinh phí bồi thường;

o) Buộc thu hồi các khoản đã thanh toán hoặc bù trừ không đúng quy định của pháp luật;

p) Buộc huỷ bỏ tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP  như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:

“a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp;”.

b) Bổ sung điểm q và điểm r vào sau điểm p khoản 3 như sau:

“q) Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đó;

r) Buộc nộp lại bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy tờ, văn bản đó.”.

Điểm a, b khoản 1 Điều 2 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP quy định bổ sung từ “buộc” vào trước từ “huỷ bỏ” tại điểm e khoản 3 Điều 3; bổ sung từ “buộc” vào trước từ “thông báo” tại điểm k khoản 3 Điều 3.

 Trên đây là quy định về hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Từ ngày 15/11/2024, bổ sung thêm 02 biện pháp khắc phục hậu quả là: i) Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đó;ii) Buộc nộp lại bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy tờ, văn bản đó.

4. Chị Lan đang công tác tại Cơ quan A. Chị hỏi: hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã được quy định như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) bổ sung Điều 4a vào sau Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP  như sau:

Điều 4a. Quy định về hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần

1. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần:

a) Một người thực hiện vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần quy định tại điểm b khoản này;

b) Một người thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm g khoản 3 Điều 6; điểm h khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 7; khoản 1 và hành vi “không có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản trong trường hợp thừa kế theo pháp luật” tại điểm d khoản 3 Điều 13; khoản 2 Điều 14; khoản 1, các điểm a, b, c và l khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 15; điểm l khoản 1 Điều 16; khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 22; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm i khoản 3 Điều 32; các điểm b, c, đ, e, g và h khoản 2, các điểm a và g khoản 3, các điểm b, đ và e khoản 4 Điều 34; các điểm d và đ khoản 3 Điều 47; các mục 3, 4 và 5 Chương III; các điều 62 và 63 Chương IV; Chương V; các điểm d và h khoản 1 Điều 79 Chương VI Nghị định này thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.

Như vậy, chị Lan căn cứ quy định trên để xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

5.  Anh Trần Văn Minh đang làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng H. Anh Minh hỏi việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã được quy định như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) bổ sung Điều 4b vào sau Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP  như sau:

“Điều 4b. Thi hành các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

1. Việc thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Đối với các hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đó thì thực hiện như sau:

a) Nếu tại thời điểm ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung mà giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động này vẫn đang bị người có thẩm quyền tạm giữ theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi văn bản đề nghị kèm theo quyết định xử phạt, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đó;

b) Nếu vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động trong thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chịu mọi chi phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đó; buộc nộp lại bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy tờ, văn bản đó và hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung không áp dụng trong trường hợp các loại giấy tờ nêu trên được cấp và lưu trữ bằng bản điện tử. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy tờ, văn bản đó để xử lý theo quy định.

Trên đây là quy định về việc thi hành các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó có việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền, anh Minh nghiên cứu để biết.

6. Chị Hoa là nhân viên Công ty luật hợp danh HD. Chị hỏi: Từ ngày 15/11/2024, hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề luật sư bị xử phạt như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Điều 5 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ) quy định:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề luật sư; gia nhập Đoàn luật sư; đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư; đề nghị cấp giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài;

b) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai không trung thực, che giấu thông tin của cá nhân, tổ chức trong hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề luật sư; đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài, giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy tờ, văn bản đó đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp bản chính đã bị tịch thu theo quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Như vậy, hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề luật sư bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 nêu trên. Trong đó, các biện pháp khắc phục mới được bổ sung theo Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2024: Buộc nộp lại bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy tờ, văn bản đó, trừ trường hợp bản chính đã bị tịch thu.

7. Bà Lê Thị Thanh trú tại thành phố Huế, hỏi: Từ ngày 15/11/2024, luật sư có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bị xử phạt bao nhiêu tiền và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Điểm a, d, e khoản 6 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) bổ sung khoản 5a vào sau khoản 5 và sửa đổi, bổ sung điểm b, d khoản 8 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP  như sau:

5a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

“b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, khoản 5a, các điểm c, d và e khoản 6, khoản 7 Điều này;.

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5a Điều này.

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Căn cứ quy định trên, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 09 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

8. Anh Hoàng làm việc tại tổ chức hành nghề luật sư K. Anh Hoàng hỏi: luật sư thực hiện hoạt động dịch vụ pháp lý khác không đúng theo quy định tại Điều 30 của Luật Luật sư có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Điểm c, d khoản 6 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) b Bổ sung điểm g vào sau điểm e khoản 7  và sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 8 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP  như sau:

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

“g) Thực hiện hoạt động dịch vụ pháp lý khác không đúng theo quy định tại Điều 30 của Luật Luật sư.”.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

“b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, khoản 5a, các điểm c, d và e khoản 6, khoản 7 Điều này;”.

Như vậy, hành vi thực hiện hoạt động dịch vụ pháp lý khác không đúng theo quy định tại Điều 30 của Luật Luật sư bị xử phạt vi phạm hành chính như trên.

9. Chị Hằng là nhân viên Công ty TNHH Luật CH, hỏi: hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề luật sư bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài, văn bản thông báo về việc đăng ký bào chữa, thông báo về việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;

b) Hành nghề tại Việt Nam khi giấy phép hành nghề của luật sư nước ngoài đã hết hạn;

c) Hành nghề luật sư với tư cách cá nhân mà không đăng ký hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền.

Điểm đ, g, h khoản 6 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) quy định như sau:

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

“c) Tịch thu tang vật là giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, văn bản thông báo người bào chữa bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

“a) Buộc nộp lại bản chính giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, văn bản thông báo người bào chữa bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, trừ trường hợp bản chính đã bị tịch thu theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;”.

“c) Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.”.

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Căn cứ các quy định trên, hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề luật sư bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân; ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như trên.

10. Anh Trần Văn Tâm là nhân viên một tổ chức hành nghề luật sư, hỏi: hành vi không thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động sau khi đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đăng ký hoạt động hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời hạn với cơ quan có thẩm quyền;

b) Thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài;

c) Thông báo, báo cáo không đúng thời hạn cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng, tiếp tục hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề;

d) Thông báo, báo cáo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập, tạm ngừng, tiếp tục hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;

đ) Thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc thuê luật sư nước ngoài;

e) Báo cáo không đúng thời hạn, không đầy đủ hoặc không chính xác về tình hình tổ chức, hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền;

g) Công bố không đúng nội dung, thời hạn, số lần, hình thức theo quy định đối với nội dung đăng ký hoạt động, nội dung thay đổi đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư;

h) Đăng báo không đúng thời hạn hoặc số lần về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

i) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không đầy đủ cho luật sư thuộc tổ chức mình;

k) Không lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu theo quy định.

Điểm a khoản 7 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) quy định bổ sung điểm l vào sau điểm k khoản 1 Điều 7 như sau:

“l) Không thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động sau khi đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư”.

Như vậy, từ ngày 15/11/2024, hành vi không thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động sau khi đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư bị xử phạt vi phạm hành chính như trên.

11. Bà Phương là nhân viên văn phòng của Đoàn Luật sư tỉnh H, hỏi: Đoàn Luật sư không lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau của  tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư:

a) Không phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư hoặc không trực tiếp cử luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;

b) Đăng ký tập sự hành nghề luật sư, đăng ký gia nhập Đoàn luật sư trái quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; (điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 8 Điều 1 Nghị định 117/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2024 như sau: “Đăng ký tập sự hành nghề luật sư, đăng ký gia nhập Đoàn luật sư không đúng quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư”).

c) Không đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư không đúng quy định của pháp luật;

d) Không tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư không đúng thời hạn đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

đ) Cho người không đủ điều kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; cấp giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư cho người không đủ điều kiện;

e) Gian dối trong việc xác nhận, cấp giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;

g) Quyết định miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ cho người không đủ điều kiện.

Điểm b Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) quy định bổ sung điểm h vào sau điểm g khoản 3 Điều 8 như sau:

“h) Không lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu theo quy định.”.

Như vậy, từ ngày 15/11/2024, hành vi không lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu theo quy định bị xử phạt như trên.

12. Anh Hoàng đang tập sự hành nghề công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng H. Anh Hoàng đề nghị cho biết, Công chứng viên hướng dẫn tập sự không nhận xét đầy đủ theo quy định về quá trình tập sự hành nghề công chứng đối với người tập sự do mình hướng dẫn bị xử phạt như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định;

b) Công chứng không đúng thời hạn quy định;

c) Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định;

d) Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;

đ) Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng;

e) Không dùng tiếng nói hoặc chữ viết là tiếng Việt;

g) Không tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên;

h) Hướng dẫn nhiều hơn 02 người tập sự tại cùng một thời điểm;

i) Hướng dẫn tập sự khi không đủ điều kiện theo quy định;

k) Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của người hướng dẫn tập sự theo quy định;

l) Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có phiếu yêu cầu công chứng;

m) Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp thành phần hồ sơ có giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung;

n) Từ chối hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng không có lý do chính đáng.

Điểm a Khoản 14 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) quy định bổ sung điểm 0 vào sau điểm n khoản 2 Điều 15 như sau:

“o) Công chứng viên hướng dẫn tập sự không nhận xét đầy đủ theo quy định về quá trình tập sự hành nghề công chứng đối với người tập sự do mình hướng dẫn.”.

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Căn cứ quy định trên, từ ngày 15/11/2024, Công chứng viên hướng dẫn tập sự không nhận xét đầy đủ theo quy định về quá trình tập sự hành nghề công chứng đối với người tập sự do mình hướng dẫn bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

13. Chị Nga là nhân viên văn phòng công chứng G, chị hỏi: trường hợp tổ chức hành nghề công chứng vi phạm quy định về thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho Sở Tư pháp khi mua bảo hiểm hoặc thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 3 Điều 16  Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng;

b) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình;

c) Lưu trữ hồ sơ công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp.

Điểm c khoản 15 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) quy định bổ sung các điểm d, đ, e, và g vào sau điểm c khoản 3 Điều 16 như sau:

“d) Vi phạm quy định về thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho Sở Tư pháp khi mua bảo hiểm hoặc thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm;

đ) Không thực hiện việc tiếp nhận đầy đủ hồ sơ công chứng của Phòng công chứng bị giải thể hoặc văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo chỉ định của Sở Tư pháp;

e) Tiếp nhận thành viên hợp danh mới của văn phòng công chứng không đúng quy định của pháp luật;

g) Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của văn phòng công chứng không đúng quy định của pháp luật.”.

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Căn cứ quy định trên, từ ngày 15/11/2024, tổ chức hành nghề công chứng vi phạm quy định về thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho Sở Tư pháp khi mua bảo hiểm hoặc thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

14. Anh Định làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng T. Anh đề nghị cho biết, trường hợp không vào sổ công chứng đối với hồ sơ đã được công chứng có bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 6 Điều 16  Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không phải là tổ chức hành nghề công chứng mà hoạt động công chứng dưới bất kỳ hình thức nào;

b) Cho công chứng viên không đủ điều kiện hành nghề hoặc người không phải là công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình.

Điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) quy định bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 6 Điều 16 như sau:

“c) Không vào sổ công chứng đối với hồ sơ đã được công chứng.”

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Căn cứ quy định trên, từ ngày 15/11/2024, hành vi không vào sổ công chứng đối với hồ sơ đã được công chứng bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

15. Ông Trần Văn Lành là hội viên Hội Công chứng viên tỉnh K. Ông hỏi: Hội công chứng viên không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có bị xử phạt không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) quy định sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 17 như sau:

Điều 17. Hành vi vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Hội công chứng viên không tham gia bàn giao hồ sơ công chứng giữa Phòng công chứng bị giải thể hoặc văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động với tổ chức hành nghề công chứng khác theo quy định.”.

 Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Căn cứ quy định trên, từ ngày 15/11/2024, Hội Công chứng viên không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

16.  Ông Bình làm việc tại tổ chức hành nghề luật sư NB. Ông hỏi: luật sư có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 17 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) bổ sung Điều 17a như sau:

Điều 17a. Vi phạm hành chính về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp

Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp thì bị xử phạt theo quy định tại nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Theo quy định trên, luật sư có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp thì bị xử phạt theo quy định tại nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

17. Anh Lê Văn Lâm trú tại xã Vinh Hà, huyện Phú Vang hỏi: trường hợp tổ chứ giám định tư pháp từ chối tiếp nhận, thực hiện giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đánh tráo hoặc có hành vi làm sai lệch đối tượng giám định;

b) Không bảo quản các mẫu vật, tài liệu có liên quan đến vụ việc giám định;

c) Tiết lộ nội dung kết luận giám định cho người khác mà không được người trưng cầu, người yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;

d) Không lập, lưu giữ hồ sơ giám định;

đ) Không thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;

e) Không tuân thủ quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn trong quá trình thực hiện giám định;

g) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung kết luận giám định;

h) Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp;

i) Không phân công hoặc phân công người không có khả năng chuyên môn phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định;

k) Đưa ra bản kết luận giám định không tuân thủ về hình thức hoặc nội dung theo quy định;

l) Kết luận giám định những vấn đề không thuộc phạm vi chuyên môn được yêu cầu.

Khoản 19 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) bổ sung điểm m vào sau điểm l khoản 2 Điều 20 như sau:

“m) Từ chối tiếp nhận, thực hiện giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.”.

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Căn cứ quy định trên, từ ngày 15/11/2024, tổ chức giám định tư pháp từ chối tiếp nhận, thực hiện giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng bị phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

18. Tổ chức H là chủ tài sản đấu giá, đã tổ chức lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Tuy nhiên, tổ chức H thực hiện thông báo công khai kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản không đúng thời hạn theo quy định. Hành vi của tổ chức H bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định hành vi vi phạm quy định của người tham gia đấu giá, người có tài sản đấu giá và người khác có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;

b) Cản trở hoạt động đấu giá; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá;

c) Không trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá hoặc không ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;

d) Ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc thành lập hội đồng đấu giá tài sản khi chưa có giá khởi điểm, trừ trường hợp tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá hoặc pháp luật có quy định khác;

đ) Không thông báo công khai hoặc thông báo không đúng quy định trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;

e) Đưa thông tin không đúng về tài sản đấu giá nhằm mục đích trục lợi;

g) Thỏa thuận trái pháp luật với cá nhân, tổ chức có liên quan trong hoạt động đấu giá tài sản làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba, trừ trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản này, các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

h) Đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.

Điểm a khoản 22 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) bổ sung các điểm i và k vào sau điểm h khoản 1 Điều 23 như sau:

“i) Không thông báo hoặc thông báo công khai kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản không đúng thời hạn hoặc không đúng mẫu quy định;

k) Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thuộc trường hợp bị từ chối đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn theo quy định pháp luật.”.

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Căn cứ quy định trên, từ ngày 15/11/2024, người có tài sản đấu giá thông báo công khai kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản không đúng thời hạn bị phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

19.  Tổ chức P đã tổ chức đấu giá tài sản công nhưng không thực hiện đánh giá, chấm điểm theo các tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Hành vi này của tổ chức P có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định hành vi vi phạm quy định của người tham gia đấu giá, người có tài sản đấu giá và người khác có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản bị xử phạt như sau:

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không bán đấu giá đối với tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá;

b) Đấu giá đối với tài sản chưa được phép giao dịch theo quy định của pháp luật.

Điểm b khoản 22 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) bổ sung các điểm c, d và đ vào sau điểm b khoản 3 Điều 23 như sau:

“c) Không xem xét, xác minh thông tin phản ánh về việc tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn;

d) Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc lựa chọn và kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản kèm theo kết quả xác minh trong trường hợp tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn;

đ) Không đánh giá, chấm điểm theo các tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.”.

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Căn cứ quy định trên, từ ngày 15/11/2024, tổ chức P không đánh giá, chấm điểm theo các tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

20. Qua kiểm tra của Đoàn Kiểm tra phát hiện tổ chức hành nghề đấu giá tài sản K không lưu hình ảnh niêm yết trong hồ sơ đấu giá của tổ chức đấu giá tài sản theo quy định. Tổ chức K đề nghị cho biết, hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện không đúng, không đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định;

b) Lập, quản lý, sử dụng sổ, biểu mẫu không đúng quy định;

c) Gửi giấy đề nghị không đúng thời hạn khi thay đổi về tên gọi, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

d) Quy định hình thức đấu giá trong quy chế cuộc đấu giá mà không có thỏa thuận với người có tài sản;

đ) Không chuyển hoặc chuyển không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ hồ sơ cuộc đấu giá theo quy định;

e) Không ký hợp đồng lao động với đấu giá viên làm việc tại doanh nghiệp mình, trừ trường hợp đấu giá viên là thành viên sáng lập hoặc tham gia thành lập;

g) Không niêm yết, không công khai thù lao dịch vụ đấu giá tài sản;

h) Từ chối nhận người tập sự mà không có lý do chính đáng; thông báo, báo cáo về việc nhận tập sự không đúng quy định;

i) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không đầy đủ cho đấu giá viên thuộc tổ chức mình;

k) Công bố không đúng về số lần, thời hạn, nội dung đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản;

l) Thông báo không đúng thời hạn, hình thức về việc đăng ký hoạt động của chi nhánh hoặc địa chỉ của văn phòng đại diện của doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định.

Điểm a khoản 23 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1 Điều 24 như sau:

“g) Không niêm yết, không công khai giá dịch vụ đấu giá tài sản;”.

Điểm b khoản 23 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP bổ sung các điểm m và n vào sau điểm l khoản 1 Điều 24 như sau:

“m) Phân công 01 đấu giá viên hướng dẫn từ 03 người trở lên tập sự hành nghề đấu giá tại cùng một thời điểm;

n) Không lưu hình ảnh niêm yết trong hồ sơ đấu giá của tổ chức đấu giá tài sản theo quy định.”.

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Căn cứ quy định trên, từ ngày 15/11/2024, tổ chức K có hành vi không lưu hình ảnh niêm yết trong hồ sơ đấu giá của tổ chức đấu giá tài sản theo quy định bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

21. Chị Sương trú tại thành phố Huế hỏi: Trường hợp khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm trọng tài thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Điểm a khoản 24 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 25 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về việc thành lập, đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, chi nhánh của trung tâm trọng tài, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam như sau:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, chi nhánh của trung tâm trọng tài; thay đổi tên gọi, lĩnh vực hoạt động của trung tâm trọng tài, thay đổi đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài; thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi tên gọi, lĩnh vực hoạt động chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài; thành lập văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài; thay đổi trường văn phòng đại diện, địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài;

b) Khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, chi nhánh của trung tâm trọng tài; thay đổi tên gọi, lĩnh vực hoạt động của trung tâm trọng tài, thay đổi đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài; thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi tên gọi, lĩnh vực hoạt động chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài; thành lập văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài; thay đổi trưởng văn phòng đại diện, địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài; cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm trọng tài, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; cấp lại giấy đăng ký hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh trung tâm trọng tài, chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.”.

Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm .

Điểm b khoản 24 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 25 về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy tờ, văn bản đó đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp bản chính đã bị tịch thu theo quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Căn cứ quy định trên, từ ngày 15/11/2024, hành vi không trung thực trong hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm trọng tài thì bị xử phạt như trên.

22. Chị Trang trú tại thị xã Hương Thủy hỏi: Hành vi khai không trung thực trong hồ sơ đăng ký hoạt động trung tâm hòa giải thương mại có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Điểm a khoản 26 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 28 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về việc thành lập, đăng ký hoạt động trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh trung tâm hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam như sau:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở của trung tâm hòa giải thương mại; đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại; thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi tên gọi, trưởng chi nhánh, địa chỉ trụ sở chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài; thành lập, thay đổi tên gọi, trưởng văn phòng đại diện, địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;

b) Khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở của trung tâm hòa giải thương mại; đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại; thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi tên gọi, trưởng chi nhánh, địa chỉ trụ sở chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài; thành lập, thay đổi tên gọi, trưởng văn phòng đại diện, địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài; cấp lại giấy phép thành lập trung tâm hòa giải thương mại; cấp lại giấy phép thành lập chi nhánh/văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; cấp lại giấy đăng ký hoạt động trung tâm hòa giải thương mại/chi nhánh trung tâm hòa giải thương mại; cấp lại giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.”.

Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điểm b khoản 26 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 28 về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy tờ, văn bản đó đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp bản chính đã bị tịch thu theo quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Căn cứ quy định trên, từ ngày 15/11/2024, hành vi khai không trung thực trong hồ sơ đăng ký hoạt động trung tâm hòa giải thương mại bị xử phạt như trên.

23. Anh Minh dự định đăng ký tập sự hành nghề thừa phát lại. Anh Minh hỏi: trường hợp văn phòng thừa phát lại phân công thừa phát lại không đủ điều kiện hướng dẫn tập sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại như sau:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không tạo điều kiện cho thừa phát lại tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ;

b) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài phạm vi hoặc không đúng thẩm quyền;

c) Nhận tập sự hành nghề thừa phát lại mà văn phòng thừa phát lại không đủ điều kiện nhận tập sự theo quy định;

d) Lập vi bằng mà không có hợp đồng dịch vụ hoặc hợp đồng dịch vụ có nội dung không đúng quy định;

đ) Gửi vi bằng, tài liệu chứng minh về Sở Tư pháp để đăng ký không đúng thời hạn quy định.

Điểm c khoản 30 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 2 Điều 33 như sau:

“e) Phân công thừa phát lại không đủ điều kiện hướng dẫn tập sự.”.

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Căn cứ quy định trên, từ ngày 15/11/2024, hành vi phân công thừa phát lại không đủ điều kiện hướng dẫn tập sự bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

24. Chị Hoa trú tại thị xã Hương Trà hỏi: Cộng tác viên dịch thuật không đăng ký lại chữ ký mẫu khi thay đổi chữ ký theo quy định bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký quy định:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực;

b) Không thực hiện yêu cầu chứng thực đúng thời hạn theo quy định;

c) Chứng thực ngoài trụ sở của tổ chức thực hiện chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Từ chối yêu cầu chứng thực không đúng quy định của pháp luật;

đ) Không bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; không niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết, phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của tổ chức thực hiện chứng thực;

e) Không ghi hoặc ghi không rõ địa điểm chứng thực; thực hiện chứng thực ngoài trụ sở mà không ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực;

g) Ghi lời chứng không đúng mẫu theo quy định của pháp luật;

h) Lập, quản lý, sử dụng sổ chứng thực không đúng quy định của pháp luật.

Điểm a khoản 31 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) bổ sung các điểm i và k vào sau điểm h khoản 2 Điều 34 như sau:

“i) Không chứng thực đầy đủ chữ ký của tất cả những người đã ký trong văn bản yêu cầu chứng thực chữ ký;

k) Cộng tác viên dịch thuật không đăng ký lại chữ ký mẫu khi thay đổi chữ ký theo quy định.”.

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Căn cứ quy định trên, từ ngày 15/11/2024, Cộng tác viên dịch thuật không đăng ký lại chữ ký mẫu khi thay đổi chữ ký theo quy định bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

25. Bà Trần Thị Nhung trú tại huyện Quảng Điền, hỏi: hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung phiếu lý lịch tư pháp dưới mọi hình thức  bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Điểm a khoản 44 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 47 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; sử dụng phiếu lý lịch tư pháp như sau:

“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung phiếu lý lịch tư pháp dưới mọi hình thức.”.

Điểm b khoản 4 Điều 47 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định hình thức xử phạt bổ sung:

b) Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điểm b khoản 44 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 5 biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

a) Buộc nộp lại bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp bản chính đã bị tịch thu theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều này.”.

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Căn cứ quy định trên, từ ngày 15/11/2024, hành vi  tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung phiếu lý lịch tư pháp dưới mọi hình thức bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung; biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp.

26. Ông Nguyễn Văn Thành là hòa giải viên ở cơ sở thôn K, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, hỏi: người có hành vi cản trở hoạt động hòa giải ở cơ sở đối với tổ hòa giải, hòa giải viên bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Điều 48 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định hành vi vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở (tên điều được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 45 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP) như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân;

b) Cản trở hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điểm b khoản 45 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) sửa đổi, bổ sung các điểm c và d vào sau điểm b khoản 1 Điều 48 như sau:

“c) Cản trở hoạt động hòa giải ở cơ sở đối với tổ hòa giải, hòa giải viên;

d) Cản trở các bên giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn bằng hòa giải ở cơ sở.”.

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Căn cứ quy định trên, từ ngày 15/11/2024, hành vi cản trở hoạt động hòa giải ở cơ sở đối với tổ hòa giải, hòa giải viên bị xử phạt vi phạm hành chính như trên.

27. Anh Bang đang làm việc tại tổ chức H. Anh cho biết, tổ chức H dự định sẽ tổ chức hội nghị về pháp luật vào tháng 12/2024. Anh Bang hỏi: trường hợp hội nghị này có báo cáo viên người nước ngoài không đúng theo Đề án tổ chức đã được phê duyệt thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Các hành vi vi phạm nào về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp bị xử phạt vi phạm hành chính?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 46 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) sửa đổi, bổ sung Điều 50 về xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đúng về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không báo cáo về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định;

b) Không báo cáo kết quả chương trình, dự án hợp tác về pháp luật và cải cách tư pháp; kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục thẩm định, lấy ý kiến của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đối với thoả thuận quốc tế, chương trình, dự án, phi dự án hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định;

b) Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế mà chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Báo cáo, cung cấp thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến việc thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án, phi dự án, hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật;

b) Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp không đúng nội dung, chương trình làm việc, báo cáo viên, diễn giả người nước ngoài của Đề án tổ chức đã được phê duyệt;

c) Thực hiện chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật và cải cách tư pháp không đúng mục tiêu, hoạt động và kết quả của Quyết định phê duyệt Văn kiện chương trình, dự án, phi dự án.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật khi chưa có quyết định phê duyệt có hiệu lực pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;

b) Phê duyệt không đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định đối với các chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật.

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Trên đây là quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp. Đối với trường hợp hội nghị này có báo cáo viên người nước ngoài không đúng theo Đề án tổ chức đã được phê duyệt bị xử phạt theo điểm b khoản 4 nêu trên.

28. Chị Phương trú tại thành phố Huế, dự định lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên trong tháng 12/2024. Chị hỏi: trường hợp hồ sơ có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 56 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) sửa đổi, bổ sung Điều 78 về xử phạt hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên; đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân; đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên; đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân; đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

b) Khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề quản tài viên; đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân; đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trừ trường hợp bản chính đã bị tịch thu theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức”.

Như vậy, người hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung; biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm, buộc nộp lại bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp (trừ trường hợp đã bị tịch thu).

29. Chị Hằng là công chứng tư pháp – hộ tịch xã A. Chị đề nghị cho biết, quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 58 Điều 1 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) sửa đổi, bổ sung Điều 82 về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

 Những người sau đây đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều 83, 84, 85, 86, 87 và 87a Nghị định này.

2. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 34; các điều 35, 37, 38, 40, 41, 42, 43, 44, 45 và 48; điểm a khoản 1 Điều 49; Mục 6 Chương III; các điều 58, 59, 60, 61 và 62 Nghị định này.

3. Công chức Phòng Tư pháp cấp huyện lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 34; các điều 35, 36, 37, 38, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 48 và 49; Mục 6 Chương III; các điều 58, 59, 60, 61 và 62 Nghị định này.

4. Công chức, viên chức Sở Tư pháp lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II; Mục 1 và Mục 2; Điều 48 và Điều 49; Mục 4, 5 và 6 Chương III; Chương IV; các điều 78, 79 và 80 Nghị định này.

5. Công chức cơ quan Thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương V Nghị định này.

6. Công chức Thanh tra Bộ Tư pháp và công chức các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Chương II, III, IV và V; các điều 78, 79 và 80 Nghị định này.

7. Công chức Tòa án các cấp lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điều 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này.

8. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 34; các điều 35, 36, 37, 38, 40, 41, 42, 43, 44, 45 và 46 Nghị định này.

9. Công chức, viên chức các bộ, cơ quan ngang bộ, các sở quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp, tổ chức giám định lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định này.

10. Viên chức Phòng công chứng lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 12; khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 34 Nghị định này.

11. Viên chức Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản; công chức, viên chức cơ quan có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 5 Chương III Nghị định này.

12. Viên chức Trung tâm trợ giúp pháp lý lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 51 Nghị định này.

13. Viên chức Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 23 Nghị định này.

14. Chấp hành viên được phân công thi hành quyết định tuyên bố phá sản lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1, điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 79 Nghị định này.

15. Người được cử làm người giải quyết bồi thường lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 56 Nghị định này; người được cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc cơ quan chi trả tiền bồi thường cử tham gia Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 57 Nghị định này.

16. Công chức làm công tác lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp, viên chức Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 47 Nghị định này.

17. Chiến sĩ công an nhân dân, Trạm trưởng, đội trưởng của Chiến sĩ công an nhân dân, Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5a, các điểm c, d và e khoản 6, các điểm a, b, d và g khoản 7 Điều 6; điểm b khoản 3 Điều 7; điểm g khoản 2 Điều 9; các khoản 2 và 3 Điều 10; khoản 1, các điểm a và d khoản 3 Điều 12; điểm h khoản 4 Điều 15; Điều 17a; các khoản 2 và 3 Điều 19; điểm a khoản 2, các điểm b và c khoản 3, các điểm a và b khoản 7 Điều 22; các điểm a, b và h khoản 1, các điểm a và b khoản 3 Điều 23; điểm a khoản 2, các điểm c và h khoản 4 Điều 32; khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 34; các khoản 1 và 2 Điều 35; các khoản 1 và 3 Điều 36; điểm b khoản 5 Điều 39; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 45; điểm b khoản 2 Điều 46; khoản 2 Điều 47; khoản 2 Điều 51; các điểm a và g khoản 2 Điều 53; Điều 54; điểm b khoản 1 Điều 56; khoản 1 Điều 57; các điều 58, 59, 60, 61 và điểm a khoản 1 Điều 79 Nghị định này.

Trên đây là quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ, chị Hằng nghiên cứu để biết, thực hiện.

30. Anh Quang đang công tác tại cơ quan A. Anh đề nghị cho biết, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 60 Điều 1, điểm d, e khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024) sửa đổi, bổ sung Điều 84 về thẩm quyền quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra như sau:

Điều 84. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra

1. Thanh tra viên Tư pháp đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

3. Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp.

4. Chánh Thanh tra Cục Bổ trợ tư pháp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp, Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thi hành án dân sự; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;

c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;

c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

6. Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;

c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; các điểm a, b, d, e, g, h, i, k, n, q và r khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

7. Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình;

c) Đình chỉ hoạt động của trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; các điểm a, b, c, đ, l, m, n, q và r khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

8. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;

c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

9. Thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động bồi thường nhà nước;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; các điểm a, c, n và r khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

10. Thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; các điểm a, c và n khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

11. Thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; các điểm a, c, n và r khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

“12. Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chổng rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tại Điều 17a Nghị định này theo thẩm quyền quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.”.

Trên đây là quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ, anh Quang nghiên cứu, tham khảo.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.510.758
Lượt truy cập hiện tại 23.372