Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Đề án Phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn năm 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030
Ngày cập nhật 13/07/2021

Nhằm thể chế hoá chủ trương của Đảng về xã hội hóa một số hoạt động thi hành án dân sự và tống đạt văn bản của Tòa án, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về tổ chức, hoạt động Thừa phát lại như: Luật Thi hành án dân sự năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014; Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CPquy định: “Căn cứ vào các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.”. Ngày 01 tháng 7 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1605/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn năm 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

 

Với quan điểm việc xây dựng và tổ chức thực hiện chế định Thừa phát lại nhằm triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa một số công việc có liên quan đến thi hành án dân sự theo chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước; tăng cường năng lực, hiệu quả trong hoạt động thi hành án dân sự, cũng như trong công tác quản lý nhà nước và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước đối với hoạt động Thừa phát lại tại địa phương; phát huy khả năng và tính chủ động tích cực của người dân trong đời sống xã hội, phát huy trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân trong các quan hệ pháp luật dân sự, hành chính, giảm khối lượng công việc và gánh nặng chi phí của Nhà nước cho hoạt động xác minh điều kiện thi hành án, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước; tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đạt được của việc phát triển, thành lập Văn phòng Thừa phát lại của tỉnh theo Quyết định số 95/QĐ-BTP ngày 16 tháng 01 năm 2019 của Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án thành lập Văn phòng Thừa phát lại của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020; Đề án số 189/ĐA-UBND ngày 12/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

Việc xây dựng và cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn cứ vào các tiêu chí quy định tại Điều 21 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Điều kiện về kinh tế - xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại.

- Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại.

- Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại.

- Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện

Đề án cho phép phát triển, thành lập không quá 10 Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế và chia làm 02 giai đoạn (2021-2025 và 2026-2030), đảm bảo thực hiện đúng lộ trình và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời tính đến nhu cầu tống đạt giấy tờ, văn bản, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án cũng như nhu cầu thi hành án dân sự của tổ chức và cá nhân.

- Giai đoạn 2021 - 2025, xem xét thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại các địa bàn trong tỉnh trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu của cá nhân, tổ chức, đáp ứng điều kiện thuận lợi để Văn phòng Thừa phát lại tồn tại và phát triển. Phấn đấu phát triển 03 Văn phòng Thừa phát lại theo vùng (các huyện, thị xã, thành phố có vị trí địa lý giáp với nhau); một số địa bàn trọng yếu, có điều kiện, nhu cầu thực hiện chế định Thừa phát lại.

Theo đó, giai đoạn 1, phấn đấu khuyến khích thành lập 03 Văn phòng Thừa phát lại tại thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Lộc, hoặc địa bàn khác nếu có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện thành lập Văn phòng Thừa phát lại.

- Giai đoạn 2026 - 2030, phấn đấu phát triển thêm 03 Văn phòng Thừa phát lại tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh theo Đề án đã phê duyệt. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại đã được thành lập; tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án; tiến tới thực hiện xây dựng mạng lưới Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của Chính phủ và Bộ Tư pháp để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong giai đoạn này, phấn đấu khuyến khích phát triển thêm 03 Văn phòng Thừa phát lại tại địa bàn thị xã Hương Trà, huyện Phú Vang, huyện A Lưới, hoặc địa bàn khác nếu có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện thành lập Văn phòng Thừa phát lại.

Như vậy, phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 07 Văn phòng Thừa phát lại. Từ năm 2030, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại đã được thành lập; tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án; tiến tới thực hiện chủ trương phát triển, thành lập Văn phòng Thừa phát lại đủ về số lượng theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 10 Văn phòng.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố HuHuế, tổ chức khác có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án Phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác chỉ đạo việc tổ chức phối hợp với cơ quan có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về Thừa phát lại.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.510.429
Lượt truy cập hiện tại 23.122