Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.545.998
Truy cập hiện tại 12.343
Câu chuyện pháp luật: Vợ chồng cần phải tạo điều kiện giúp đỡ nhau tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội
Ngày cập nhật 11/10/2022

Hai vợ chồng ông Nam bà Nguyên đều là cán bộ công tác tại cơ quan Nhà nước. Sau khi về hưu, vì có nhiều thời gian rảnh rỗi nên hai ông bà thường xuyên qua lại nhà chị Hoa - con gái ông bà để trông coi và chăm sóc cháu ngoại. Tới khi cháu ngoại đến tuổi đi mẫu giáo, hai vợ chồng ông bà lại quay lại cuộc sống buồn tẻ như trước.

 

Một lần khi bà Nguyên đang tưới cây trước nhà thì nhìn thấy một tốp phụ nữ trong xóm cười nói vui vẻ đi ngang qua, bà tò mò hỏi thì mới biết các chị em trong tổ đang đi đăng ký tham dự một cuộc thi văn nghệ do phường tổ chức. Thấy bà Nguyên dáng người cao ráo, một người trong nhóm liền mở lời mời bà Nguyên cùng tham gia.

Buổi tối hôm đó, bà Nguyên cứ suy nghĩ mãi về lời mời tham dự văn nghệ, bà từng công tác trong Hội phụ nữ tỉnh, vốn tính tình quảng giao, hoạt bát nên khi còn làm việc, bà thường xuyên tham gia các phong trào, chương trình văn nghệ, thể thao do cơ quan tổ chức. Nay đã hưu, cuộc sống quanh quẩn trong mấy bức tường thực sự làm bà cảm thấy rất ngột ngạt, thời gian rảnh bà chỉ biết loay hoay dọn dẹp nhà cửa, đi chợ rồi nấu ăn. Chồng bà, ông Nam thì lại có thú vui chơi cờ tướng, chẳng hề quan tâm, trò chuyện cùng vợ. Nghĩ đi nghĩ lại, sáng hôm sau, bà quyết định nhận lời cùng các chị em trong tổ đi thi văn nghệ. Vậy là từ đó, bà bắt đầu tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của tổ, phường. Bà trở thành một thành viên năng nổ, nhiệt tình, bất kỳ một sự kiện nào do địa phương phát động, bà sẽ là người đầu tiên ủng hộ và các anh, chị, em trong tổ hưu trí tham gia. Dần dần, bà được mọi người yêu mến và tín nhiệm, vốn là cán bộ về hưu, lại có lối sống lành mạnh, mẫu mực nên mỗi khi ai có chuyện khó trong gia đình đều tìm tới bà để nói chuyện, lắng nghe bà tư vấn. Bà Nguyên cảm thấy rất vui vì đã được trở lại với cuộc sống bận rộn của trước kia.

Tuy nhiên, việc bà Nguyên thường xuyên vắng nhà đã khiến ông Nam cảm thấy phật ý. Ông rất khó chịu khi thấy bà Nguyên suốt ngày quần là áo lượt đi ra ngoài, ban ngày đã đi, nhiều khi ban đêm đang ngồi xem ti vi mà có người gọi là bà cũng tất tả đi ngày. Hôm nào thứ bảy, cuối tuần, bà còn đi cả ngày, chẳng về nấu cơm cho ông, chỉ dặn ông sang nhà con gái “ăn nhờ”. Một vài lần, ông nói bóng, nói gió:

- Dạo này tôi thấy bà đi chơi nhiều rồi đó, phụ nữ về hưu rồi thì lo việc nội trợ đi, cứ suốt ngày la cà ngoài đường như đám thanh niên, ai mà xem được.

- Ông hay nhỉ - bà Nguyên đáp lại – tôi đi làm việc cho tổ, có phải đi chơi đâu. Ông ngày nào cũng đi đánh cờ tướng thì cũng phải để tôi đi ra ngoài chứ.

 Ông Nam nghe vậy thì không nói thêm gì nữa.

Một hôm đang ngồi đánh cờ tướng với bạn ở đầu ngõ, ông Nam bị một người vỗ mạnh vào lưng. Ông tức giận quay lại định quát thì thấy người vỗ vai mình là ông Hạnh – tổ trưởng tổ dân phố. Ông Hạnh vừa cười vừa nói:

- Ông Nam là sướng nhất nhé, có vợ vừa giỏi việc nước vừa đảm việc nhà.

Khi ông Nam còn băn khoăn chưa hiểu gì thì ông Hạnh tiếp lời:

- Hôm nay, tổ mình vừa nhất trí bầu chị nhà anh vào tổ hòa giải ở cơ sở rồi đấy. Từ nay, chị Nguyên sẽ là hòa giải viên của phường mình. Thế nào, chúc mừng anh chị nhé!

Ông Nam nghe vậy thì sắc mặt chùng xuống, ông nổi giận bỏ dở ván cờ đi về nhà. Vừa nhìn thấy vợ đứng trước cửa đang bắt tay, cười cười nói nói với mọi người, ông càng giận hơn. Đợi mọi người về hết, ông mới bắt đầu quát tháo vợ:

- Bà đi cả ngày vậy chưa đủ hay sao mà bây giờ còn đòi làm hòa với chả giải?

- Ông làm sao thế? Mọi người tin tưởng mới bầu tôi vào tổ hòa giải. Bây giờ nghỉ hưu rồi, thời gian rảnh không đi thì ở nhà làm gì.

Ông Nam gằn giọng:

- Tôi không cho bà tham gia làm hòa giải gì hết, việc nhà không lo, đi lo việc thiên hạ, bà muốn người ta cười vào mặt tôi đấy à?

Bà Nguyên thấy ông Nam tức giận như vậy thì cũng không muốn cãi lại, bà lẳng lặng sang nhà con gái mình. Bà đem chuyện kể cho chị Hoa nghe rồi nói từ nay sẽ chuyển sang nhà con gái sống. Chị Hoa thấy vậy thì an ủi mẹ. Đợi tới tối, chị Hoa về nhà ông Nam, thấy ông đang ngồi một mình, chị liền nhẹ nhàng đi tới trò chuyện cùng ông. Chị hỏi ông Nam tại sao lại không muốn để mẹ được phát huy năng lực và sở thích của mình thì ông Nam đáp lại “vì ông cho rằng phụ nữ thì chỉ cần lo chăm sóc gia đình, cần gì phải ra ngoài làm việc nhiều, chỉ thêm vất vả”. Nghe ông Nam nói vậy, chị Nguyên chỉ cười và nói:

- Ba nghĩ vậy là sai rồi, thời buổi ngày nay, nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Nhà nước đã có nhiều quy định, chính sách để đảm bảo cho người phụ nữ được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực cho sự phát triển của cộng đồng. Ba có biết hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành bộ tiêu chí ứng ửng trong gia đình. Trong đó giữa vợ và chồng cần phải tạo điều kiện giúp đỡ nhau lựa chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Ba nên tôn trọng với mong muốn của mẹ, cần để mẹ được tự do phát huy khả năng, sở trường của mình. Hơn nữa, công tác hòa giải ở cơ sở là một công tác đặc biệt có ý nghĩa trong cuộc sống và người hòa giải viên cũng là một công việc đáng được trân trọng, tôn vinh vì họ là người góp phần duy trì, củng cố sự đoàn kết trong địa phương, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, phát huy những đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Nói tới đây, chị Hoa hỏi:

- Nếu sau này, con về hưu và muốn được đóng góp cho xã hội như mẹ, thì ba có thấy tự hào không?

Ông Nam im lặng và ngẫm nghĩ, có lẽ ông đã quá ích kỷ, ông cần phải học cách tôn trọng người vợ và đáng ra, ông phải là người cổ vũ ủng hộ, tạo điều kiện và cơ hội để vợ được phát huy năng lực cho sự phát triển của gia đình và xã hội.

Ông khẽ nói với chị Hoa:

- Con bảo mẹ về nhà đi nhé, ba biết ba sai rồi.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày