Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.471.334
Truy cập hiện tại 434
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đấu thầu và Luật Hợp tác xã
Ngày cập nhật 26/03/2024

Ngày  20  tháng 3 năm 2024, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đấu thầu và Luật Hợp tác xã. Hội nghị có sự tham gia của đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh và hơn 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; đại diện lãnh đạo phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Văn hóa – Thông tin, phòng Tư pháp, Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố; đại diện Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội Công chứng viên tỉnh.

 

Luật Đấu thầu và Luật Hợp tác xã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua; Luật Đấu thầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024 và Luật Hợp tác xã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

Luật Đấu thầu năm 2023 được ban hành nhằm tạo dựng khung pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật;  khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức, nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế trong hoạt động đấu thầu; đơn giản hóa thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp thông qua hoạt động đấu thầu; tránh thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản nhà nước, ngăn chặn, xử lý tiêu cực, tham nhũng trong hoạt đông đấu thầu; xây dựng cơ chế lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo việc làm cho nhóm lao động yếu thế, thúc đẩy hoạt động mua sắm các sản phẩm đổi mới sáng tạo, mua sắm xanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu thầu và cơ chế kiểm tra, giám sát, giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu.

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình. Luật Đấu thầu năm 2023 bao gồm 10 Chương, 96 Điều và có nhiều điểm mới so với Luật Đấu thầu năm 2013, một số điểm mới, như: bổ sung phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu, đã bổ sung thêm đối tượng áp dụng tại điểm a khoản 2 Điều 2 Luật Đấu thầu; sửa tiêu chí xác định tư cách hợp lệ nhà thầu, nhà đầu tư, Điều 5 Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung thêm khoản 2 cụ thể là hộ kinh doanh được đưa vào là đối tượng tham gia hoạt động đấu thầu (Luật Đấu thầu 2013 không đề cập đến vấn đề này); quy định mới về trường hợp hủy thầu; quy định chi tiết về ưu đãi trong mua thuốc, Điều 56 Luật Đấu thầu 2023 đã đưa ra những nội dung đổi mới, cụ thể đối với các loại thuốc có xuất xứ Việt Nam, ưu tiên nhà thầu Việt Nam trong các gói thầu mua sắm thuốc; sửa đổi mức đảm bảo dự thầu đối với lựa chọn nhà thầu; quy định thời hạn hoàn trả đảm bảo dự thầu được rút ngắn còn 14 ngày; bổ sung thêm trường hợp không được hoàn trả đảm bảo dự thầu; quy định về những trường hợp thông thầu, quy định về những trường hợp cản trở đấu thầu; điều chỉnh các trường hợp vi phạm đối với chuyển nhượng thầu; bổ sung trường hợp chỉ định thầu;...

Luật Hợp tác xã năm 2023 được ban hành nhằm mục tiêu khuyến khích và phát triển mạnh mẽ mô hình hợp tác xã kiểu mới, đồng thời định hướng phát triển các hợp tác xã hiện có hoạt động theo đúng bản chất hợp tác xã; đưa khu vực hợp tác xã nói riêng và thành phần kinh tế tập thể nói chung trở thành lực lượng to lớn, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta; bảo đảm quyền và lợi ích của hàng chục triệu hộ nông dân, hàng chục triệu người tiêu dùng, hộ kinh doanh cá thể; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ thành viên, đặc biệt là kinh tế hộ nông dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ trong điều kiện cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần cải thiện công bằng xã hội, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, và định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở nước ta. Luật gồm có 12 chương với 115 điều và có một số điểm mới cơ bản so với Luật Hợp tác xã năm 2003, như: đã bổ sung quy định tại Chương II về các chính sách của Nhà nước phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Cụ thể: bổ sung tại Điều 18 quy định một trong các tiêu chí để được xem xét thụ hưởng chính sách của Nhà nước khi tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không trong thời gian thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính do vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này; không trong thời gian chấp hành bản án hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Bổ sung khoản 7 Điều 20 quy định về chính sách nhân rộng mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả nhằm góp phần phát triển, thúc đẩy và lan tỏa các điển hình kinh tế tập thể. Bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 25 quy định hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã liên kết hình thành vùng nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, áp dụng và chứng nhận các tiêu chuẩn để phát triển thị trường; hỗ trợ hình thành sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị kinh tế, văn hóa, lợi thế của địa phương. Quy định cụ thể về chính sách ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; chính sách tiếp cận và nghiên cứu thị trường; chính sách đất đai đã quy định chính quyền địa phương ưu tiên bố trí quỹ đất cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê; ưu đãi hợp lý về giá và thời gian cho thuê đất đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chưa được hỗ trợ thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan. Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê đất, đất có mặt nước của Nhà nước để sản xuất, kinh doanh thì được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê đất có mặt nước; trường hợp thuê, thuê lại đất, đất có mặt nước của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sản xuất, kinh doanh thì được Nhà nước hỗ trợ tiền thuê đất, thuê đất có mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai. Nhà nước tạo điều kiện để tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sử dụng đất ổn định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày