Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.471.334
Truy cập hiện tại 13.516
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật Giao dịch điện tử
Ngày cập nhật 11/03/2024

Ngày  28 tháng 02 năm 2024, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật Giao dịch điện tử. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì cùng sự tham gia của hơn 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; đại diện lãnh đạo phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Văn hóa – Thông tin, phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố; đại diện Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội Công chứng viên.

 

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 5 ngày 20/6/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Luật gồm có 07 chương, 80 Điều. So với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật mới bổ sung thêm 01 Chương; số lượng các điều tăng từ 51 lên 80 điều.

So với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 có một số quy định mới, cụ thể như: bổ sung thêm đối tượng áp dụng, cụ thể: bổ sung nhóm chủ thể là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tổ chức chính trị - xã hội; làm rõ tổ chức xã hội bao gồm tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.Đối với tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (thường được biết đến là các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) và tổ chức xã hội khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bổ sung thêm khái niệm về tiêu dùng bền vững tại khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bổ sung một số quyền mới của người tiêu dùng tại Điều 4; bổ sung các hành vi bị cấm tại Điều 10; đối với một số giao dịch đặc thù, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 bổ sung một số quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong các giao dịch; bổ sung quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng;…

Luật Giao dịch điện tử năm 2023 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 5 ngày 22/6/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Luật gồm có 8 chương với 53 điều, trong đó kế thừa có sửa đổi, bổ sung 33 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Giao dịch điện tử năm 2005.

Luật Giao dịch điện tử năm 2023 giúp nhiều luật hiện nay có ngay hiệu lực thi hành trên môi trường số. Luật nào trước đây chưa quy định giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì được áp dụng theo quy định của Luật Giao dịch điện tử. Giao dịch điện tử có giá trị tương đương và có thể sử dụng thay thế giao dịch truyền thống. Là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy giao dịch điện tử toàn trình, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian xử lý, thuận tiện hơn và có thể sử dụng thay thế giao dịch truyền thống, Luật Giao dịch điện tử khắc phục tình trạng giao dịch điện tử phức tạp hơn, lâu hơn, đắt đỏ hơn và vẫn phải thực hiện song song cả 2 hình thức, làm chậm tiến trình chuyển đổi số; quy định về chuyển đổi giữa giấy và điện tử thông suốt, không rào cản; dịch vụ tin cậy lần đầu tiên đưa vào Luật đóng vai trò tạo niềm tin thúc đẩy giao dịch điện tử.

Luật Giao dịch điện tử năm 2023 có nhiều điểm mới so với Luật Giao dịch điện tử năm 2005, như: cụ thể tại khoản 3 Điều 1 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 quy định trường hợp luật khác quy định hoặc không quy định giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì được áp dụng theo quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2023. Trường hợp luật khác quy định không được thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử thì thực hiện theo quy định của luật đó; sửa đổi, bổ sung một số khái niệm như chữ ký điện tử, chữ ký số, dấu thời gian, hợp đồng điện tử, dữ liệu số, dữ liệu chủ, môi trường điện tử, chứng thư điện tử, dịch vụ chứng thực chữ ký số,…; sửa đổi các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử; bổ sung điều kiện chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu; các yêu cầu để chữ ký số là chữ ký điện tử; giá trị pháp lý của chứng thư điện tử; bổ sung dịch vụ tin cậy trong giao dịch điện tử./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày