Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.471.334
Truy cập hiện tại 7.292
Tập huấn viên tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia Hội nghị tập huấn về đảm bảo bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở dành cho tập huấn viên khu vực miền Trung tại Đà Nẵng
Ngày cập nhật 16/06/2022

Trong khuôn khổ Chương trình “tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE), ngày 9, 10 tháng 6 năm 2022, 03 tập huấn viên cấp tỉnh và 03 tập huấn viên cấp huyện tham gia Hội nghị tập huấn về đảm bảo bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở dành cho tập huấn viên khu vực miền Trung, do Bộ Tư pháp tổ chức tại Đà Nẵng. Chủ trì, điều hành Hội nghị là đồng chí Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp; giảng viên Hội nghị: Tiến sĩ Nguyễn Phương Lan – Giảng viên chính Trường Đại học Luật Hà Nội, Tiến sĩ Bùi Minh Hồng – Phó Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình, Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội; cùng sự tham dự của 32 đại biểu đến từ 09 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung.

 

Mở đầu Hội nghị, Ban tổ chức đã thực hiện khởi động làm quen, chia đại biểu thành 4 nhóm. Tại Hội nghị, các giảng viên đã trình bày các chuyên đề về một số kiến thức cơ bản về giới; đảm bảo bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở; kỹ năng hòa giải nhằm đảm bảo bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn quy trình hòa giải ở cơ sở nhằm bảo đảm bình đẳng giới. Với phương pháp lấy người học làm trung tâm, các giảng viên đã dành nhiều thời gian cho các nhóm thảo luận, trao đổi, tương tác cùng tham gia, thực hành đóng vai, trình bày các nội dung về vai trò giới, nhu cầu giới, nhạy cảm giới; giới tính, giới, bình đẳng giới, định kiến giới...

Hòa giải ở cơ sở là phương thức giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư. Hòa giải ở cơ sở đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước, góp phần giảm bớt khiếu kiện của Nhân dân. Trong nhiều vụ việc có liên quan mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, các bên liên quan thường lựa chọn con đường giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải hoặc tìm người có uy tín trong cộng đồng đứng ra giải quyết. Do đó, hòa giải ở cơ sở có vai trò quan trọng góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên, đặc biệt là của phụ nữ, trẻ em, những người yếu thế khác như người khuyết tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số, người thuộc nhóm LGBT (người đồng tính nam, đồng tính nữ, người song tính, người chuyển giới)… khi họ là một trong các bên liên quan của mâu thuẫn và xung đột.

Các tập huấn viên tham gia Hội nghị đánh giá cao về mô hình, cách thức và phương pháp tổ chức tập huấn, tham gia rất sôi nổi, hào hứng, nhiệt tình. Các tập huấn viên đã nắm được các kiến thức cơ bản về giới, bình đẳng giới; pháp luật về hòa giải ở cơ sở; hiểu được tầm quan trọng trong việc bảo đảm bình giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở; nhận diện được một số vấn đề giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở và đưa ra được các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong công tác hòa giải ở cơ sở; nâng cao năng lực và kỹ năng hòa giải có hiểu biết về giới.

Sau tập huấn, Bộ Tư pháp tiếp tục phối hợp với UNICEF và Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức điểm việc tập huấn pháp luật về đảm bảo bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó, sẽ sử dụng các tập huấn viên cấp tỉnh, cấp huyện đã tham dự tập huấn này tham gia tập huấn cho đội ngũ tập huấn cấp huyện và hòa giải viên ở cơ sở của tỉnh.

 

Tiên An
Các tin khác
Xem tin theo ngày