Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.471.334
Truy cập hiện tại 3.188
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG, SỬ DỤNG RỪNG
Ngày cập nhật 12/09/2020

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG, SỬ DỤNG RỪNG

 

Ông Hòa trú tại thôn K xã BĐ, thị xã Hương Trà. Ông Hòa đang sở hữu khu rừng sản xuất ở địa phương. Trong thời gian vừa qua, ông dịch chuyển mốc giới rừng sang khu vực rừng chưa được Nhà nước giao, cho thuê để mở rộng diện tích rừng sản xuất của ông. Với hành vi này, ông Hòa bị xử phạt hành chính với mức phạt là bao nhiêu tiền?

Hành vi dịch chuyển mốc giới rừng sản rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê là hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức xử phạt cản cứ vào diện tích rừng lấn chiếm.

 Hành vi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng hoặc chiếm rừng của chủ rừng khác; rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê, bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 35/2019/NĐ-CP) như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp rừng sản xuất có diện tích dưới 3.000 m2;

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp rừng sản xuất có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2;

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 8.000 m2;

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp rừng sản xuất có diện tích từ 8.000 m2 đến dưới 10.000 m2;

5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với trường hợp rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 15.000 m2;

6. Phạt tiền từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp rừng sản xuất có diện tích từ 15.000 m2 đến dưới 20.000 m2;

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp rừng sản xuất có diện tích 20.000 m2 trở lên;

8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm  nêu trên.

Như vậy, việc ông Hòa có hành vi dịch chuyển mốc giới rừng sản xuất sang khu vực rừng chưa được Nhà nước giao, cho thuê để mở rộng diện tích rừng sản xuất của ông bị xử phạt theo các mức như trên căn cứ theo diện tích vi phạm. Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Hộ gia đình bà Lan trồng rừng phòng hộ tại huyện Nam Đông. Cạnh khu vực rừng phòng hộ của gia đình bà là khu vực rừng phòng hộ của hộ gia đình ông Sinh. Vừa qua, khi đi kiểm tra rừng, bà phát hiện rừng phòng hộ của gia đình ông Sinh có sự chuyển dịch ranh giới, lấn sang khu vực rừng phòng hộ của gia đình bà. Bà Lan đề nghị cho biết, hành vi chuyển dịch ranh giới, lấn chiếm rừng của ông Sinh có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, hành vi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng hoặc chiếm rừng của chủ rừng khác; rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê, bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó, mức xử phạt đối với rừng phòng hộ như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp rừng phòng hộ có diện tích dưới 2.000 m2;

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp rừng phòng hộ có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 4.000 m2;

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp rừng phòng hộ có diện tích từ 4.000 m2 đến dưới 6.000 m2;

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp rừng phòng hộ có diện tích từ 6.000 m2 đến dưới 8.000 m2;

5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với trường hợp rừng phòng hộ có diện tích từ 8.000 m2 đến dưới 12.000 m2;

6. Phạt tiền từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp rừng phòng hộ có diện tích từ 12.000 m2 đến dưới 15.000 m2;

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp rừng phòng hộ có diện tích 15.000 m2 trở lên;

8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.

Như vậy, hành vi chuyển dịch ranh giới, lấn chiếm rừng của ông Sinh bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức xử phạt căn cứ theo diện tích vi phạm, trong đó mức thấp nhất là 1.000.000 đồng và mức cao nhất là 40.000.0000 đồng.

Anh Phương có diện tích đất khá rộng và đã trồng cây nhưng chưa thành rừng. Ông Hòa cũng có diện tích rừng bên cạnh, nhiều lần ông có hành vi dịch chuyển ranh giới rừng sang diện tích rừng của anh Phương. Vì không muốn làm lớn chuyện, mất tình cảm an hem, anh Phương đã nhắc nhở, trao đổi với ông Hòa về vấn đề này. Tuy nhiên, vừa qua ông Hòa còn lấn chiếm vào khu vực trồng cây của anh với diện tích lớn hơn. Anh Phương đề nghị cho biết, việc ông Hòa dịch chuyển ranh giới, lấn chiếm cây trồng chưa thành rừng của anh Phương bị xử phạt với mức phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, hành vi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng hoặc chiếm rừng của chủ rừng khác; rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê, bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó, mức xử phạt đối với trường hợp cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp có diện tích dưới 5.000 m2;

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2;

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp có diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 20.000 m2;

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp có diện tích từ 20.000 m2 đến dưới 30.000 m2 .

5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với trường hợp có diện tích từ 30.000 m2 đến dưới 40.000 m2

6. Phạt tiền từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp có diện tích từ 40.000 m2 đến dưới 50.000 m2;

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp có diện tích 50.000 m2 trở lên;

8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.

Như vậy, hành vi dịch chuyển ranh giới, lấn chiếm cây trồng chưa thành rừng của ông Hòa bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức xử phạt căn cứ theo diện tích vi phạm như giới thiệu ở trên.

Ông Tình cho biết, vừa qua ông bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính với mức phạt 2.000.000 đồng do có hành vi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng đặc dụng (thực tế, ông Tình thừa nhận có dịch chuyển ranh giới rừng thuộc vườn quốc gia B). Tuy nhiên, ông Tình không rõ mức xử phạt trên có đúng không và rừng đặc dụng là như thế nào?

Điều 5 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về phân loại rừng như sau:

1. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau:

a) Rừng đặc dụng;

b) Rừng phòng hộ;

c) Rừng sản xuất.

2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

a) Vườn quốc gia;

b) Khu dự trữ thiên nhiên;

c) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;

d) Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

đ) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.

3. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:

a) Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;

b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

4. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, hành vi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng hoặc chiếm rừng của chủ rừng khác; rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê, bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó, mức xử phạt đối với trường hợp rừng đặc dụng như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp có diện tích dưới 1.000 m2;

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 3.000 m2;

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp có diện tích từ từ 3.000 m2 đến dưới 4.000 m2;

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp có diện tích từ 4.000 m2 đến dưới 5.000 m2.

5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với trường hợp có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 7.000 m2

6. Phạt tiền từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp có diện tích từ 7.000 m2 đến dưới 10.000 m2;

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp có diện tích 10.000 m2 trở lên;

8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.

 Như vậy, hành vi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng đặc dụng bị xử phạt hành chính như trên. Tuy nhiên, do ông Tình không nói rõ diện tích vi phạm nên chúng tôi không thể trả lời chính xác mức xử phạt 2.000.000 đồng của cơ quan chức năng là có đúng không. Với mức phạt này, chiếu theo quy định trên, diện tích vi phạm là dưới 1.000 m2. Ngoài ra, để hiểu rõ thế nào là rừng đặc dụng, ông có thể nghiên cứu quy định tại Điều 5 Luật Lâm nghiệp như trên.

Ông Thành là nhân viên của rừng Quốc gia B. Vừa qua, ông tổ chức cho một đoàn khách du lịch vào nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng. Khi bị lập biên bản xử lý về hành vi này, ông Thành nói Rùng Quốc gia B có tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng nên ông đã cho phép Đoàn du khach nghỉ dưỡng, giải trí tại đây. Vậy việc tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng được quy đinh như thế nào? Trường hợp của ông Thành bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Điều 53 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng như sau:

1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Không được thực hiện hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

2. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải lập dự án theo quy định của pháp luật có liên quan và phù hợp với đề án du dịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

4. Chủ rừng tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.

5. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 8 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức du lịch, tham quan trong rừng mà không được phép của chủ rừng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức các dịch vụ, kinh doanh trong rừng mà không được phép của chủ rừng;

b) Tổ chức nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Không lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

b) Lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí nhưng không phù hợp với đề án du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2 nêu trên;

b) Buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của pháp luật hoặc buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi quy định tại khoản 3 nêu trên.

5. Người có hành vi vi phạm các quy định trên đây mà gây thiệt hại đến rừng hoặc lâm sản, thì bị xử phạt hành vi khai thác rừng trái pháp luật và hành vi phá rừng trái pháp luật.

 Như vậy, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Không được thực hiện hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng. Do đó, hành vi của ông Thành tổ chức cho một đoàn khách du lịch vào nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng là trái quy định pháp luật. Hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Doanh nghiệp K liên kết với một số hộ gia đình, cá nhân tại xã P nuôi trồng thủy sản. Vừa qua, doanh nghiệp K nhận được thông báo của Ban Quản lý rừng phòng hộ H về việc ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng. Doanh nghiệp K đề nghị cho biết, “dịch vụ môi trường rừng là gì”? Doanh nghiệp K có thuộc đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ này không? Trường hợp không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng bị xử lý như thế nào?

Khoản 23 Điều 2 Luật Lâm nghiệp quy định “Dịch vụ môi trường rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng”.

Khoản 2 Điều 63 Luật Lâm nghiệp và Điều 57 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 156/2018/NĐ-CP) quy định đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng như sau:

a) Cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện.

b) Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch.

c) Cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành nghề theo quy định hiện hành. Cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất công nghiệp.

d) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí thực hiện chi trả trực tiếp theo quy định, bao gồm: các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng.

đ) Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thí điểm đến hết năm 2020, tổng kết, trình Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả, quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng.

e) Cơ sở nuôi trồng thủy sản là doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản thực hiện chi trả trực tiếp theo quy định. Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản.

g) Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

 Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 03 tháng, kể từ khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không ký hợp đồng đối với chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trong trường hợp chi trả gián tiếp;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trong trường hợp chi trả gián tiếp.

Trên đây là quy định về “dịch vụ môi trường rừng và đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, doanh nghiệp K thuộc đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ này. Trường hợp không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 03 tháng, kể từ khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng thì bị xử phạt như trên.

Doanh nghiệp H đăng ký kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái. Vừa qua, doanh nghiệp H nhận được thông báo của Ban quản lý rừng phòng hộ T về việc thỏa thuận chi trả dịch vụ môi trường rừng. Qua tìm hiểu, bà Hoa – Chủ doanh nghiệp H được biết trường hợp vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Để ký kết hợp đồng thỏa thuận về vấn đề này, bà Hoa đề nghị cho biết, mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng như thế nào?

Điều 59 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng như sau:

1. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện.

Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng điện thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (kwh) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1kwh (36 đồng/kwh).

2. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng nước của cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch bán cho người tiêu dùng.

Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3 nước (52 đồng/m3).

3. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước là 50 đồng/m3. Khối lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là khối lượng nước cơ sở sản xuất công nghiệp đã sử dụng, tính theo đồng hồ đo nước hoặc theo lượng nước được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc theo chứng từ mua bán nước giữa cơ sở sản xuất công nghiệp với đơn vị kinh doanh nước.

Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng khối lượng nước (m3) do cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3 nước (50 đồng/m3).

4. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, tối thiểu bằng 1 % trên tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận.

5. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản, tối thiểu bằng 1% tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận.

6. Khi giá bán lẻ điện, nước bình quân chung quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 nêu trên biến động tăng hoặc giảm 20%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ quyết định điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tương ứng.

Trên đây là quy định về mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đối với trường hợp của doanh nghiệp H, là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tối thiểu bằng 1 % trên tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do bên cung ứng là Ban quản lý rừng phòng hộ T và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng là doanh nghiệp H tự thỏa thuận.

Ông Hòa có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức K do Nhà nước thành lập. Ông Sinh kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu vực có rừng của ông Hòa. Hai bên không thỏa thuận được hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hình thức chi trả trực tiếp nên bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng là ông Sinh trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, ông Sinh không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng. Hành vi này bị xử phạt hành chính không?

Khoản 3 Điều 63 Luật Lâm nghiệp Điều 58 Nghị định số 156/2018/NĐ-CPquy định quy định hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng như sau:

1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận tự nguyện.

2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng áp dụng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng không thỏa thuận được hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hình thức chi trả trực tiếp.

Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả dưới 50.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả 500.000.000 đồng trở lên.

Theo quy định trên, Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng áp dụng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng không thỏa thuận được hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hình thức chi trả trực tiếp. Ông Hòa và ông Sinh áp dụng phương thức trả tiền dịch vụ môi trường rừng này. Trường hợp ông Sinh không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng thì bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng căn cứ vào số tiền phải chi trả như quy định nêu trên.

Bà Thanh là chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng là Hợp tác xã K. Thời gian qua, bà Thanh đã có hành vi không chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ rừng theo thỏa thuận. Hành vi này của bà Thanh bị xử phạt hành chính như thế nào và số tiền chậm trả này có bị tính lãi không?

Khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 9 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền dưới 20.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền 500.000.000 đồng trở lên.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với hành vi quy định trên.

Tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền chậm chi trả, thời gian chậm chi trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, hành vi chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 1 triệu đồng đến 50 triệu đồng căn cức theo số tiền chi trả không đầy đủ. Ngoài ra, bị buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với hành vi quy định trên; tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền chậm chi trả, thời gian chậm chi trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Hộ gia đình bà Kim có nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là Tổ chức K do Nhà nước thành lập. Những tháng vừa qua, do tổ chức K có sự thay đổi nhân sự nên không thực hiện chi trả tin thu từ dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình bà Kim. Bà Kim đã có đơn đề nghị giải quyết nhưng vẫn chưa nhận được kết quả trả lời của tổ chức K. Bà Kim đề nghị cho biết, tổ chức K không thực hiện chi trả tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình của bà bị xử phạt với mức phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 9 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định hành vi không thực hiện chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả 50.000.000 đồng trở lên.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP nêu rõ: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.

Căn cứ quy định trên, tổ chức K không thực hiện chi trả tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình bà Kim (người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng) bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 20 triệu đồng tùy theo số tiền phải chi trả. Ngoài ra, tổ chức K buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Hợp tác xã P là chủ rừng sản xuất. Vừa qua, Đoàn kiểm tra của cơ quan chức năng đã kiểm tra và lập biên bản về việc Hợp tác xã P không xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững. Hợp tác xã P đề nghị cho biết nội dung của phương án quản lý rừng bền vững như thế nào? Mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này là bao nhiêu?

Khoản 19 Điều 2 Luật Lâm nghiệp quy định “Quản lý rừng bền vững” là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.

Điều 27 Luật Lâm nghiệp nêu rõ phương án quản lý rừng bền vững

1. Trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được quy định như sau:

a) Chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;

b) Khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

2. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm:

a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan;

b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;

c) Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn;

d) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng;

đ) Giải pháp và tổ chức thực hiện.

3. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ bao gồm:

a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng tài nguyên rừng;

b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;

c) Xác định chức năng phòng hộ của rừng;

d) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng;

đ) Giải pháp và tổ chức thực hiện.

4. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất bao gồm:

a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên rừng; kết quả sản xuất, kinh doanh; đánh giá thị trường có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng;

b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;

c) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thương mại lâm sản;

d) Giải pháp và tổ chức thực hiện.

Điều 10 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý rừng bền vững bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững hoặc không thực hiện đúng phương án quản lý rừng bền vững đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững không đúng quy định của pháp luật về tiêu chí quản lý rừng bền vững.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi quy định tại khoản 1 nêu trên;

b) Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã cấp đối với hành vi quy định tại khoản 2 nêu trên.

Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.

Như vậy, Hợp tác xã P căn cứ vào nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất được trình bày tại khoản 4 Điều Điều 27 Luật Lâm nghiệp để lập phương án. Đối với hành vi không xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Ông Hoàng được phép khai thác tận dụng gỗ từ rừng trồng do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Khi chuẩn bị khai thác thì ông được nhắc nhở về việc phải thực chấp hành đầy đủ về hồ sơ lâm sản trình tự, thủ tục khai thác lâm sản. Ông đề nghị cho biết, những nội dung này được quy định như thế nào? Trường hợp vi phạm thì có bị xử phạt hành chính không?

Điều 13 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản (sau đây gọi tắt là Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT) quy định hồ sơ và trình tự thực hiện khai thác tận dụng gỗ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu như sau:

1. Hồ sơ khai thác:

a) Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; hoặc bản sao dự án lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã được phê duyệt;

b) Báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT.

2. Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân khai thác (trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không phải là chủ rừng) nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng và cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.

3. Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.

Điểm b khoản 2 Điều 16 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về hồ sơ lâm sản khai thác gỗ khai thác tận dụng từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT nêu trên.

Điều 11 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục khai thác lâm sản có nguồn gốc hợp pháp như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng do nhà nước đại diện chủ sở hữu có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ về hồ sơ lâm sản hoặc trình tự, thủ tục khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản từ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định về hồ sơ lâm sản hoặc trình tự, thủ tục về khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật.

Như vậy, ông Hoàng cần bảo đảm hồ sơ lâm sản và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục khai thác đối với khai tác tận dụng gỗ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu như giới thiệu ở trên. Trường hợp vi phạm bị phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Ông Bình có 3.000m2 rừng sản xuất. Qua tư vấn của chuyên gia, diện tích này đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và ông Bình đã chuyển đổi 1.000m2 đất rừng sản xuất. Vừa qua, Cơ quan chức năng nhà nước đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản, quyết định xử phạt ông Bình về hành vi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đã đảm bảo điều kiện nhưng chưa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật với mức phạt 7 triệu đồng. Ông Bình đề nghị cho biết, mức xử phạt trên có đúng không?

Điều 12 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng như sau:

Hành vi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đã đảm bảo điều kiện nhưng chưa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích dưới 800 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 600 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 400 m2.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.400 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 1.000 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 400 m2 đến dưới 800 m2.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.400 m2 đến dưới 3.000 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 2.000 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.500 m2.

4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 3.000 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 7.000 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.500 m2.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích từ 7.000 m2 đến dưới 10.000 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 7.500 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 5.000 m2.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích 10.000 m2 trở lên;

b) Rừng phòng hộ có diện tích 7.500 m2 trở lên;

c) Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 m2 trở lên.

Như vậy, hành vi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đã đảm bảo điều kiện nhưng chưa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, bị xử phạt với mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng tùy theo diện tích và loại rừng vi phạm. Trong trường hợp của ông Bình, đã chuyển mục đích sử dụng1.000m2  rừng sản xuất sang mục đích khác và bị xử phạt 7 triệu đồng. Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP nêu trên, mức xử phạt đó là có cơ sở.

Ông Quyền bị phát hiện đang có hành vi khai thác gỗ trong rừng sản xuất không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Ông đã bị lập biên bản về hành vi này. Ông Quyền bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Khoản 1, khoản 8, khoản 9 Điều 13 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định hành vi khai thác lâm sản trong rừng sản xuất không được phép của cơ quan có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:

1. Đối với gỗ loài thông thường:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,4 m3gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,4 m3đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 2,5 m3 đến dưới 3,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 3,5 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 15 m3 đến dưới 20 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng tự nhiên.

2. Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,6 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên.

3. Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 0,7 m3;

Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,7 m3 đến dưới 01 m3.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm;

b) Tịch thu công cụ, phương tiện thô sơ và các loại cưa xăng;

c) Tịch thu phương tiện cơ giới đối với hành vi gây thiệt hại như sau:

Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm a khoản 1 từ 05 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên;  

Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm b khoản 1 từ 02 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên;

Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm c khoản 1 từ 0,5 m3 gỗ trở lên.

d) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng do không thực hiện đúng phương án khai thác, gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều này như sau: Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm a khoản 1 từ 05 m3 trở lên; khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm b khoản 1 từ 03 m3 trở lên; khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm c khoản 1 từ 0,3 m3 trở lên.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Do ông Quyền không nói rõ loại gỗ và diện tích khai thác trái phép nên không thể nói cụ thể mức xử phạt đối với ông. Tuy nhiên, ông có thể căn cứ quy định trên và đối chiếu với thực tế vi phạm để biết mức xử phạt là bao nhiêu tiền. Ngoài ra, bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như trên.

Ông Trần bị cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác gỗ loài thông thường trái pháp luật trong rừng phòng hộ với mức phạt 20 triệu đồng. Ông Trần cho biết, ông đã có hành vi khai thác gỗ trái pháp luật trong rừng phòng hộ với diện thích 03m3 gỗ rừng trồng. Vậy mức xử phạt trên của cơ quan chức năng có đúng không?

Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định hành vi khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ không được phép của cơ quan có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:

1. Đối với gỗ loài thông thường:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3đến dưới 04 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 04 m3đến dưới 06 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 06 m3đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên.

2. Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,6 m3đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 0,7 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,7 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 1,5 m3 đến dưới 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 04 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên.

c) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,1 m3;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,1 m3 đến dưới 0,3 m3;

Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3.

Như vậy, ông Trần đã có hành vi khai thác gỗ trái pháp luật trong rừng phòng hộ với diện thích 03m3 gỗ rừng trồng. Đối chiếu với quy định tại khoản 1 nêu trên, mức xử phạt 20 triệu đồng là phù hợp với quy định của pháp luật.

Bà Hồng đề nghị cho biết, vừa qua con trai bà có khai thác trái pháp luật gỗ rừng trồng thuộc rừng đặc dụng và đã bị cơ quan chức năng lập biên bản về hành vi vi phạm này. Con trai bà bị xử phạt hành chính như thế nào?

Khoản 3, khoản 8, khoản 9 Điều 13 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định hành vi khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ không được phép của cơ quan có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:

1. Khai thác trái pháp luật rừng đặc dụng

a) Đối với gỗ loài thông thường:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên.

b) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng;

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 mgỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,6 m3 đến dưới 0,8 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,8 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên.

c) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,1 m3;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,1 m3 đến dưới 0,3 m3;

Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật;

b) Tịch thu công cụ, phương tiện thô sơ và các loại cưa xăng;

c) Tịch thu phương tiện cơ giới đối với hành vi quy định tại Điều này gây thiệt hại như sau:

Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại tại điểm a khoản 1 từ 02 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 01 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên;

Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm b khoản 1 từ 1,5 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 0,7 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên;

Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại khoản 1 từ 0,3 m3 gỗ trở lên.

d) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng do không thực hiện đúng phương án khai thác, gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều này như sau: Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm a khoản 1 từ 02 m3 trở lên; khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm b khoản 1 từ 01 m3 trở lên; khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm c khoản 1 từ 0,3 m3 trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Như vậy, con trai bà Hồng có hành vi khai thác trái pháp luật gỗ rừng trồng thuộc rừng đặc dụng thì bị phạt tiền theo quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên với mức phạt từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng tùy theo diện tích khai thác. Ngoài ra, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như trên.

Ông Tình có hành vi khai thác than hầm, than hoa trong rừng không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Hành vi này của ông Tình có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Khoản 4, khoản 8, khoản 9 Điều 13 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định hành vi khai thác trái pháp luật thực vật rừng ngoài gỗ không được phép của cơ quan có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:

1. Khai thác trái pháp luật thực vật rừng ngoài gỗ:

a) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ loài thông thường; than hầm, than hoa:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 1.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 6.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 6.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 85.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 85.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

b) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 1.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 30.000.000 đọng đến dưới 50.000.000 đồng.

c) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 1.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật;

b) Tịch thu công cụ, phương tiện thô sơ và các loại cưa xăng;

c) Tịch thu phương tiện cơ giới đối với hành vi gây thiệt hại như sau: Khai thác rừng trái pháp luật đối với thực vật rừng ngoài gỗ quy định tại điểm a khoản 1 trị giá 15.000.000 đồng trở lên; tại điểm b, điểm c khoản 1 trị giá 10.000.000 đồng trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định.

Như vậy, hành vi khai thác than hầm, than hoa trong rừng không được phép của cơ quan có thẩm quyền của ông Tình bị phạt tiền theo điểm a khoản 1 nêu trên với mức phạt từ 500.000 đồng đên 150.000.000 đồng tùy theo trị giá lâm sản bị gây thiệt hại. Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như trên.

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày