Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.471.334
Truy cập hiện tại 1.095
PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH TẠM GIỮ TẠM GIAM
Ngày cập nhật 12/09/2020

PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH TẠM GIỮ TẠM GIAM

 

Em trai chị Hòa bị cơ quan chức năng tạm giữ vì có liên quan đến vụ việc cố ý gây thương tích. Chị Hòa cho biết, em trai chị là sinh viên, thường ngày chỉ biết lo ăn học, mọi việc đều cho cha mẹ, anh chị lo giúp. Nay em bị tạm giữ nên cả gia đình rất lo lằng, không biết có bị đánh đập không. Chị đề nghị cho biết, pháp luật có quy định về vấn đề tạm giữ như thế nào, có nghiêm cấm những hành vi đối xử tàn bạo không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được quy định tại Điều 4 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 như sau:

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh lệnh, quyết định về tạm giữ, tạm giam, trả tự do của cơ quan, người có thẩm quyền.

3. Bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

4. Bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan.

5. Áp dụng các biện pháp quản lý giam giữ phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, độ tuổi, giới tính, sức khỏe; bảo đảm bình đẳng giới, quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các đặc điểm nhân thân khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Điều 8 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 nêu rõ những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

1. Tra tấn, truy bức, dùng nhục hình; các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

2. Không chấp hành lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về tạm giữ, tạm giam, trả tự do.

3. Giam giữ người trái pháp luật; trả tự do trái pháp luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam; vi phạm quy định trong quản lý, canh gác, áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

4. Cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.

5. Phá hủy cơ sở giam giữ, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải; đánh tháo người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

6. Không chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.

7. Thực hiện hoặc tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, che giấu, ép buộc người khác vi phạm pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác trong thi hành tạm giữ, tạm giam.

Như vậy, pháp luật nước ta luôn bảo vệ quyền con người khi bị tạm giữ, bảo đảm nhân đạo, không tra tấn, truy bức, nhục hình hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ. Vì vậy, gia đình chị Hòa yên tâm về vấn đề này và mọi vấn đề liên quan đến việc tạm giữ em trai chị đều được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Ông Sinh bị tạm giam tại cơ sở giam giữ. Do trong thời gian ở địa phương, ông sống rất tốt nên có nhiều người muốn đến thăm ông. Bà Khánh là vợ ông Sinh đề nghị cho biết, pháp luật quy định đối tượng nào được thăm gặp người bị tạm giữ và thủ tục thực hiện như thế nào?

Điều 4 Thông tư số 34/2017/TT-BCA ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu (sau đây gọi tắt là Thông tư số 34/2017/TT-BCA), quy định dối tượng, thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

1. Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định tại khoản 8, Điều 3 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, cụ thể: Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.

2. Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh; giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

3. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.

4. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân.

5. Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.

6. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản việc cho gặp thân nhân, nêu rõ thời điểm được gặp thân nhân, cán bộ quản lý trong thời gian thăm gặp và gửi quyết định cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.

7. Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu giám sát, theo dõi việc thăm gặp thì thủ trưởng cơ sở giam giữ thông báo thời điểm thăm gặp cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết để phối hợp.

8. Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.

9. Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ có các yêu cầu về giao dịch dân sự, cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giam giữ để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, pháp luật quy định rõ đối tượng và thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam như trên. Bà Khánh giải thích rõ để những người muốn đến thăm gặp ông Sinh hiểu là phải đúng đối tượng mới được vào thăm gặp.

Bà Hương có con trai đang bị tạm giam. Vừa qua, bà vào thăm con nhưng không được giải quyết cho gặp với lý do có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ. Bà đề nghị cho biết, lý do không cho thăm gặp như trên có đúng không và những trường hợp nào thì không được thăm gặp?

Điều 5 Thông tư số 34/2017/TT-BCA quy định các trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được gặp thân nhân như sau:

1. Các trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được gặp thân nhân:

a) Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

b) Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;

c) Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;

d) Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;

đ) Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;

e) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;

g) Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;

h) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật  cách ly ở buồng kỷ luật.

2. Khi bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ sở giam giữ hoặc khi tiếp nhận hồ sơ hoặc khi có yêu cầu thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải có ý kiến ngay bằng văn bản đề nghị không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam, nêu rõ lý do, thời hạn không cho thăm gặp; cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ biết khi đến thăm gặp.

Theo quy định trên, lý do không giải quyết cho bà Hương thăm gặp con trai đang bị tạm giam như trên là đúng quy định. Pháp luật nêu rõ các trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được gặp thân nhân như trên.

Con trai ông Cẩn mới có lệnh tạm giữ. Ông đang dự định vào thăm con và mang theo một ít quà. Ông đề nghị cho biết, việc giải quyết cho người bị tạm giữ nhận quà như thế nào?

Điều 9 Thông tư số 34/2017/TT-BCA quy định việc giải quyết cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nhận quà như sau:

1. Người bị tạm giữ được nhận quà của thân nhân gửi một lần trong thời gian tạm giữ; một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được nhận quà của thân nhân gửi đến không quá ba lần trong 01 tháng. Định lượng quà là đồ ăn, uống mỗi lần gửi không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

2. Các loại quà mà thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gửi gồm: tiền, thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, đồ ăn, uống, đồ dùng sinh hoạt và tư trang cá nhân (trừ các đồ vật thuộc danh mục cấm). Trong trường hợp đặc biệt để phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định tạm dừng việc nhận quà là đồ ăn, uống.

3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận tiền của thân nhân gửi là tiền Việt Nam và phải gửi lưu ký tại cơ sở giam giữ. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được nhận tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ và được quy đổi sang tiền Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm gửi. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được sử dụng tiền mặt, cơ sở giam giữ có trách nhiệm mở sổ lưu ký để tiếp nhận, theo dõi, quản lý việc sử dụng tiền lưu ký. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng tiền lưu ký để mua đồ dùng sinh hoạt và đồ ăn, uống; định lượng đồ ăn, uống được mua một lần không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận lại tiền lưu ký (nếu còn) khi được trả tự do, chuyển đi cơ sở giam giữ khác hoặc giao lại cho thân nhân của họ.

Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức tiếp nhận và kiểm tra chặt chẽ quà do thân nhân gửi cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

4. Thuốc chữa bệnh, thuốc bổ của thân nhân gửi cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng và có đơn thuốc của thầy thuốc tại cơ sở y tế nhà nước. Cán bộ y tế của cơ sở giam giữ có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam sử dụng thuốc theo chỉ định.

5. Ngoài việc nhận quà khi gặp thân nhân, người bị tạm giữ, người bị tạm giam còn được nhận quà của thân nhân gửi tại cơ sở giam giữ, trọng lượng quà mỗi lần gửi không quá 03 kg; được nhận tiền của thân nhân gửi qua đường bưu điện.

6. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc tiếp nhận hoặc từ chối tiếp nhận quà do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam đảm bảo đúng quy định.

7. Cơ sở giam giữ được tổ chức hoạt động căng tin để phục vụ bán đồ ăn, uống, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ khi đến thăm gặp. Hàng hóa trong căng tin phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thủ trưởng cơ sở giam giữ duyệt giá các loại hàng hóa theo từng thời điểm để đảm bảo giá bán tương đương với giá bán lẻ trên thị trường tại địa phương và được niêm yết công khai.

Trên đây là quy định về việc giải quyết cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nhận quà. Ông Cẩn nghiên cứu để biết và thực hiện đúng quy định.

Chồng chị Nga là bị cáo trong một vụ án hình sự và đang bị tạm giam. Vợ chồng chị đang tiến hành một số giao dịch mua bán làm ăn. Tuy nhiên, việc chồng chị bị tạm giam đã ảnh hưởng đến tiến độ công việc làm ăn. Vậy pháp luật có cho phép người bị tạm giam được gặp người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự không?

Khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định: Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.

Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:

a) Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;

b) Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;

c) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;

d) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;

đ) Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;

e) Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;

g) Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;

h) Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;

i) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;

k) Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.

2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;

b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Căn cứ quy định trên, chồng chị Nga là người đang bị tam giam và được hưởng các quyền cũng như nghĩa vụ như trên, trong đó có quyền được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự.

Em trai chị Hoài bị bắt quả tang tham gia đánh bạc trái phép và bị khởi tố hình sự. Vừa qua, em trai của chị Hoài vừa có quyết định tạm giam. Vì áp lực trong quá trình điều tra, xét xử nên sức khỏe của em trai chị Hoài bị suy giảm nhiều. Chị Hoài đề nghị cho biết, khi tiếp nhận người bị tạm giam, cơ sở giam giữ có khám sức khỏe cho người bị tạm giam không?

Điều 16 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định như sau:

Khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ sở giam giữ có trách nhiệm:

1. Kiểm tra thông tin để xác định đúng người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền;

2. Lập biên bản giao nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo; tổ chức khám sức khỏe, kiểm tra thân thể của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo (nếu có). Việc kiểm tra thân thể người bị tạm giữ, người bị tạm giam là nam giới do cán bộ nam thực hiện, nữ giới do cán bộ nữ thực hiện và được tiến hành ở nơi kín đáo;

3. Chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản và vào sổ theo dõi người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

4. Phổ biến, hướng dẫn, giải thích quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam và nội quy của cơ sở giam giữ; kiểm tra và xử lý đồ vật mang theo trước khi đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam.

Theo quy định trên, khi tiếp nhận người bị tạm giam, cơ sở giam giữ phải tổ chức khám sức khỏe của người bị tạm giam.

Bà Bình có người con bị bắt và bị tạm giữ vì có liên quan đến vụ án ma túy. Con bà là người đồng tính nên bà rất lo lắng, không biết bị giam chung với nhóm người nào? Bà Bình hỏi: Trại giam có buồng giam riêng cho người đồng tính không và có phân loại từng nhóm người khi tạm giữ không?

Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bố trí theo khu và phân loại như sau:

a) Người bị tạm giữ;

b) Người bị tạm giam;

c) Người dưới 18 tuổi;

d) Phụ nữ;

đ) Người nước ngoài;

e) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;

g) Người thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ; giết người; cướp tài sản thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm;

h) Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia;

i) Người bị kết án tử hình;

k) Người đang chờ chấp hành án phạt tù;

l) Người thường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ;

m) Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh.

2. Không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

3. Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.

4. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:

a) Người đồng tính, người chuyển giới;

b) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A; người bị kết án tử hình; người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh.

c) Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.

Như vậy, pháp luật có phân loại người bị tạm giữ, tạm giam và bố trí theo khu như giới thiệu ở trên. Đối với con bà Bình là người đồng tính thì có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng.

Anh Phú trú tại Nam Đông có người em họ bị tam giam, anh đề nghị cho biết, người bị tạm giam bị quản lý như thế nào? Khi nào thì mới được ra khỏi buồng giam?

Điều 19 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định chế độ quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

1. Cơ sở giam giữ phải được canh gác, bảo vệ, quản lý, kiểm tra, giám sát 24/24 giờ trong ngày.

2. Người bị tạm giữ phải ở trong buồng tạm giữ; người bị tạm giam phải ở trong buồng tạm giam. Khi có lệnh của thủ trưởng cơ sở giam giữ thì mới được ra khỏi buồng tạm giữ, buồng tạm giam để thực hiện lệnh trích xuất và các hoạt động bên trong khu vực cơ sở giam giữ và nội quy của cơ sở giam giữ.

3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế quyền đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án.

4. Việc điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan đang thụ lý vụ án và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Thẩm quyền điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như sau:

a) Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu và tương đương do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu quyết định;

b) Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ không thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu và tương đương do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi nhận;

c) Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ Công an cấp tỉnh, cấp quân khu với cơ sở giam giữ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định;

d) Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân với cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi nhận.

Trên đây là chế độ quản lý đối với người bị tạm giam. Người bị tạm giam phải ở trong buồng tạm giam. Khi có lệnh của thủ trưởng cơ sở giam giữ thì mới được ra khỏi buồng tạm giam để thực hiện lệnh trích xuất và các hoạt động bên trong khu vực cơ sở giam giữ và nội quy của cơ sở giam giữ.

Bà Tình có người bạn bị tạm giam. Vừa qua, bà biết được thông tin người bạn này có lệnh trích xuất để đi khám bệnh. Tuy nhiên, bà không rõ trích xuất là gì và trường hợp nào thì người bị tạm giữ, người bị tạm giam được trích xuất?

Khoản 5 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định: Trích xuất là việc đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi cơ sở giam giữ trong thời gian nhất định theo lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền để thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự, khám bệnh, chữa bệnh, thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, thực hiện quyền, nghĩa vụ khác do luật định.

Điều 20 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 nêu rõ thực hiện trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

1. Việc trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được thực hiện khi có lệnh trích xuất của người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, trong trường hợp sau đây:

a) Để phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

b) Đưa đi khám bệnh, chữa bệnh, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;

c) Gặp thân nhân, người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp để thực hiện một số quyền, nghĩa vụ do luật định;

d) Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với các tổ chức nhân đạo theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo sự thỏa thuận giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc vì lý do đối ngoại đối với từng trường hợp cụ thể.

2. Trường hợp Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ, Trưởng buồng tạm giữ của đồn biên phòng trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam đi khám bệnh, chữa bệnh thì phải thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và Viện kiểm sát có thẩm quyền.

3. Lệnh trích xuất phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Cơ quan, họ tên, chức vụ, cấp bậc người ra lệnh;

b) Họ tên, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hành vi vi phạm pháp luật, ngày bị tạm giữ, ngày bị tạm giam của người được trích xuất;

c) Mục đích và thời hạn trích xuất;

d) Họ tên, chức vụ, cấp bậc, cơ quan của người làm nhiệm vụ áp giải người được trích xuất hoặc cơ quan làm nhiệm vụ áp giải;

đ) Họ tên, chức vụ, cấp bậc (nếu có) của người nhận trích xuất của cơ quan có thẩm quyền ra lệnh trích xuất;

e) Ngày, tháng, năm ra lệnh; chữ ký của người ra lệnh và đóng dấu.

4. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm kiểm tra, bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải. Cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải có trách nhiệm bàn giao người được trích xuất cho người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất. Việc giao nhận phải được lập biên bản, có ghi rõ tình trạng sức khỏe của người đó và ghi sổ theo dõi.

Người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất có trách nhiệm tiếp nhận người được trích xuất. Cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải phối hợp với cơ sở giam giữ và người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất quản lý và bảo đảm thực hiện chế độ ăn, ở, sinh hoạt đối với người được trích xuất theo quy định của Luật này. Việc áp giải, quản lý và kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ ăn, ở, sinh hoạt đối với người được trích xuất do Chính phủ quy định.

Khi chưa hết thời hạn trích xuất nhưng đã hoàn thành mục đích trích xuất hoặc hết thời hạn trích xuất, người có yêu cầu trích xuất bàn giao người được trích xuất cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải để giao người được trích xuất cho cơ sở giam giữ, trừ trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam được trả tự do theo bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. Nếu có nhu cầu tiếp tục trích xuất thì phải có lệnh gia hạn trích xuất. Thời hạn trích xuất và gia hạn trích xuất không được dài hơn thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại.

5. Trong trường hợp thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 nêu trên bên trong khu vực cơ sở giam giữ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi buồng tạm giữ, buồng tạm giam mà không cần lệnh trích xuất.

Như vậy, bà Tình tham khảo các quy định liên quan đến trích xuất người bị tam giam nêu trên để hiểu rõ hơn vấn đề này.

 Chị Thùy có người anh trai bị tạm giữ, gia đình đã vào thăm một lần. Nay bố mẹ chị nhớ con nên rất muốn vào thăm anh thì có được không? Trường hợp nào thì cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ?

Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định về việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;

không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.

Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.

4. Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây và phải nêu rõ lý do:

a) Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

b) Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;

c) Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;

d) Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;

đ) Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;

e) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;

g) Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;

h) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật: Người bị cách ly ở buồng kỷ luật nếu có hành vi chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì bị cùm một chân. 

5. Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 nêu trên. Việc tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc thỏa thuận về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo. Việc tiếp xúc, thăm gặp có thể mời đại diện của cơ quan ngoại giao Việt Nam hoặc đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự.

Như vậy, người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Gia đình chị Thùy đã gặp anh trai chị một lần nên việc tiếp tục thăm gặp trong thời gian tạm giữ là không thể. Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp theo khoản 4 nêu trên và phải nêu rõ lý do.

Ông Phong có con trai bị bắt và bị tạm giữ trong vụ việc liên quan đến cố ý gây thương tích. Ông dự định đến trại tạm giam để thăm con trai thì được biết cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho con trai ông gặp thân nhân. Ông đề nghị cho biết, Cơ quan đang thụ lý vụ án có quyền đề nghị với cơ sở giam giữ không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân không?

Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC) quy định về việc phối hợp trong giao, nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

1. Cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo, đồ vật, tư trang, tiền, tài sản khác và trao đổi thông tin cần thiết liên quan đến người bị tạm giữ, người bị tạm giam với cơ sở giam giữ để phân loại, bố trí giam giữ.

2. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra người, tài liệu, hồ sơ để xác định đúng người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền; việc giao, nhận phải lập biên bản.

3. Khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam cơ sở giam giữ có trách nhiệm khám sức khỏe, kiểm tra thân thể người bị tạm giữ, người bị tạm giam, trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo (nếu có). Trường hợp phát hiện người bị tạm giữ, người bị tạm giam có thương tích, bị bệnh nặng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng Điều khiển hành vi của mình thì cơ sở giam giữ phối hợp với cơ quan, người bàn giao đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở y tế cấp huyện trở lên để khám xác định mức độ bệnh tật, tình trạng sức khỏe, thương tích của họ. Biên bản giao, nhận phải ghi rõ mức độ bệnh tật, tình trạng sức khỏe, dấu vết thương tích, kèm theo hồ sơ khám xác định bệnh tật, thương tích của cơ sở y tế.

4. Khi bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ sở giam giữ, cơ quan đang thụ lý vụ án thấy việc cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án theo quy định thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; văn bản nêu rõ lý do, thời hạn không cho gặp; cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ biết khi có yêu cầu thăm gặp.

Căn cứ khoản 4 nêu trên, nếu cơ quan đang thụ lý vụ án thấy việc cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án theo quy định thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; văn bản nêu rõ lý do, thời hạn không cho gặp; cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ biết khi có yêu cầu thăm gặp.

 Ông Trần có con trai đang bị tạm giữ để phục vụ công tác giải quyết vụ án. Được biết, ban đầu vụ án do cơ quan điều tra huyện S thụ lý nhưng sau đó có quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến cơ quan khác thụ lý. Ông Trần đề nghị cho biết, việc chuyển cơ quan thụ lý hồ sơ vụ án liên quan đến con trai ông như trên thì cơ sở giam giữ có nắm thông tin này không và giữa cơ sở giam giữ với cơ quan thụ lý vụ án có trao đổi về diễn biến tư tưởng, thái độ của người bị tạm giữ không?

Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định về trao đổi thông tin như sau:

1. Cơ quan đang thụ lý vụ án, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm trao đổi kịp thời các thông tin có liên quan về người bị tạm giữ, người bị tạm giam phục vụ công tác quản lý giam giữ.

2. Khi có yêu cầu của cơ quan đang thụ lý vụ án, cơ sở giam giữ trao đổi thông tin về diễn biến tư tưởng, thái độ chấp hành nội quy cơ sở giam giữ, tình trạng sức khỏe và các thông tin liên quan đến người bị tạm giữ, người bị tạm giam phục vụ công tác giải quyết vụ án.

Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trước khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 13 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

3. Cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm xử lý kịp thời thông báo của cơ sở giam giữ về thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; thông báo bằng văn bản cho cơ sở giam giữ biết khi chuyển hồ sơ vụ án đến cơ quan khác thụ lý.

Theo quy định trên, khi có sự thay đổi về cơ quan thụ lý vụ án thì Cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở giam giữ biết. Ngoài ra, đối với vấn đề ông Trần hỏi, khi có yêu cầu của cơ quan đang thụ lý vụ án, cơ sở giam giữ trao đổi thông tin về diễn biến tư tưởng, thái độ chấp hành nội quy cơ sở giam giữ, tình trạng sức khỏe và các thông tin liên quan đến người bị tạm giữ, người bị tạm giam phục vụ công tác giải quyết vụ án.

Bà Hồng có cháu gái đang bị tạm giam. Bà đề nghị cho biết, cháu gái của bà có được bảo đảm quyền về được nhận các văn bản, lệnh, quyết định tố tụng mà theo quy định là được nhận không?

Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam khi trích xuất để thực hiện hoạt động Điều tra, truy tố, xét xử tại cơ sở giam giữ như sau:

1. Cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam để phục vụ hoạt động Điều tra, truy tố, xét xử hoặc tống đạt các lệnh, quyết định tố tụng và văn bản hành chính tư pháp của Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân với bị can, bị cáo bên trong khu vực cơ sở giam giữ thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ cử cán bộ áp giải, bàn giao và phối hợp quản lý, giám sát. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm trực tiếp quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong quá trình làm việc đảm bảo an toàn, đúng quy định. Việc giao, nhận phải ghi chép đầy đủ và ký nhận vào sổ.

2. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được phân công giải quyết vụ án khi có yêu cầu làm việc với người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại cơ sở giam giữ thì phải xuất trình quyết định phân công thụ lý, giải quyết vụ án hoặc văn bản đồng ý của Thủ trưởng hoặc người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án.

Trường hợp có yêu cầu làm việc với người bị tạm giữ, người bị tạm giam của vụ án khác, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng hoặc người có thẩm quyền cơ quan đang thụ lý vụ án đó.

3. Trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được phân công giải quyết vụ án có yêu cầu đưa bị can, bị cáo đang tại ngoại hoặc người tham gia tố tụng khác để thực hiện các hoạt động tố tụng tại cơ sở giam giữ phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng hoặc người có thẩm quyền cơ quan đang thụ lý vụ án và gửi cho Thủ trưởng cơ sở giam giữ biết trước khi thực hiện.

Như vậy, người đang bị tạm giam vẫn được bảo đảm quyền các lệnh, quyết định tố tụng và văn bản hành chính tư pháp của Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân với bị can, bị cáo bên trong khu vực giam giữ. Việc thực hiện theo cơ chế phối hợp giữa cơ quan đang thụ lý vụ án với cơ sở giam giữ.

Chị Hóa cho biết, chồng chị đang bị tam giam. Vừa qua, chồng chị có lệnh trích xuất ra ngoài khu vực cơ sở giam giữ để phục vụ hoạt động điều tra. Khi trở về cơ sở giam giữ, sức khỏe chồng chị có biểu hiện suy sút. Vấn đề này chị được nghe anh nói trong một lần vào thăm. Chị đề nghị cho biết, khi giao, nhận người tạm giam thì giữa cơ sở giam giữ và cơ quan áp giải có thông tin với nhau về tình trạng sức khỏe của người đó bị tam giam trích xuất ra ngoài cơ sở giam giữ không?

Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam khi trích xuất ra ngoài cơ sở giam giữ để phục vụ hoạt động Điều tra, truy tố như sau:

1. Trường hợp thực hiện lệnh trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra ngoài khu vực cơ sở giam giữ, cơ quan áp giải phải có kế hoạch áp giải, quản lý; việc giao, nhận phải lập biên bản, ghi rõ tình trạng sức khỏe của người đó và ghi vào sổ theo dõi; cơ sở giam giữ trao đổi những thông tin liên quan đến người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cán bộ có trách nhiệm áp giải, quản lý.

Trường hợp trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam để phục vụ hoạt động Điều tra trong vụ án khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án đó.

2. Khi hết thời hạn trích xuất hoặc chưa hết thời hạn trích xuất nhưng đã hoàn thành Mục đích trích xuất thì cơ quan có yêu cầu trích xuất, cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải bàn giao người được trích xuất cho cơ sở giam giữ; Thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định.

Trường hợp hết thời hạn trích xuất, nếu có nhu cầu tiếp tục trích xuất thì cơ quan có yêu cầu trích xuất phải có lệnh gia hạn trích xuất, ghi rõ lý do; thời hạn trích xuất và gia hạn trích xuất không được dài hơn thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại và thông báo cho cơ sở giam giữ biết.

3. Trường hợp trích xuất nhiều người bị tạm giữ, người bị tạm giam cùng một lúc hoặc đối tượng phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm ra ngoài khu vực cơ sở giam giữ phục vụ hoạt động tố tụng thì cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải phải có kế hoạch để đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Như vậy, trường hợp thực hiện lệnh trích xuất người bị tạm giam ra ngoài khu vực cơ sở giam giữ thì việc giao, nhận phải lập biên bản, ghi rõ tình trạng sức khỏe của người đó và ghi vào sổ theo dõi; cơ sở giam giữ trao đổi những thông tin liên quan đến người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cán bộ có trách nhiệm áp giải, quản lý.

Ông Nguyên có người em trai đang bị tạm giam. Trong một lần đến thăm em trai, ông biết cơ quan điều tra có giám sát, theo dõi việc thăm gặp của ông và em trai. Ông đề nghị cho biết, khi người bị tạm giam đang ở cơ sở giam giữ thì Cơ quan điều tra có thể giám sát, theo dõi việc thăm gặp thân nhân của người bị tạm giam không?

Điều 9 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định về việc phối hợp giải quyết cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân như sau:

1. Việc phối hợp trong tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 34 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

2. Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu giám sát, theo dõi việc thăm gặp thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ kịp thời thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết thời điểm thăm gặp để phối hợp. Cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu giám sát, theo dõi việc thăm gặp thì cử cán bộ phối hợp với cơ sở giam giữ để thực hiện.

3. Khi tổ chức thăm gặp, nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc thân nhân của họ có hành vi vi phạm nội quy cơ sở giam giữ hoặc cản trở việc giải quyết vụ án thì cán bộ giám sát phải dừng ngay cuộc gặp và lập biên bản báo cáo với Thủ trưởng cơ sở giam giữ và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết để xử lý.

Theo quy định trên, trong trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án (cụ thể trường hợp của ông Nguyên là Cơ quan điều tra) có yêu cầu giám sát, theo dõi việc thăm gặp thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ kịp thời thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết thời điểm thăm gặp để phối hợp. Cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu giám sát, theo dõi việc thăm gặp thì cử cán bộ phối hợp với cơ sở giam giữ để thực hiện.

Con trai bà Sinh đang bị tạm giam tại Cơ sở giam giữ. Vừa qua, do bị bệnh nên con trai bà được chữa bệnh ngoài cơ sở giam giữ. Bà đã mời luật sư để giúp đỡ cho con trai bà. Bà đề nghị cho biết, luật sư có thể gặp con trai bà tại nơi đang chữa bệnh không? Nếu gặp nơi đây thì có sự giám sát của Cơ quan đang thụ lý vụ án không?

Điều 10 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định việc phối hợp giải quyết cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp người bào chữa như sau:

1. Việc phối hợp, tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp người bào chữa thực hiện theo quy định tại Điều 80 của Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều 22, Điều 34 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

2. Khi nhận được văn bản thông báo người bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cơ sở giam giữ tổ chức cho người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp cần phải giám sát cuộc gặp thì Thủ trưởng, người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát. Nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người bào chữa có hành vi vi phạm nội quy cơ sở giam giữ hoặc cản trở việc giải quyết vụ án thì người có thẩm quyền giám sát phải dừng ngay cuộc gặp và lập biên bản, báo cáo với Thủ trưởng cơ sở giam giữ và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết để xử lý.

4. Trường hợp người bào chữa có yêu cầu gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại nơi khám bệnh, chữa bệnh ngoài cơ sở giam giữ thì cơ sở giam giữ trao đổi với bác sỹ Điều trị; trường hợp được sự đồng ý của bác sỹ Điều trị thì cơ sở giam giữ thông báo cho người bào chữa biết, đồng thời thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án để có biện pháp phối hợp kịp thời. Người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ phải quản lý, giám sát chặt chẽ không để người bào chữa đưa, chuyển đồ vật cấm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc có vi phạm khác về việc thăm gặp, gây cản trở việc giải quyết vụ án.

Theo quy định trên, người bào chữa (trong trường hợp bà Sinh nêu là luật sư) có yêu cầu gặp người bị tạm giam tại nơi chữa bệnh ngoài cơ sở giam giữ thì cơ sở giam giữ trao đổi với bác sỹ Điều trị; trường hợp được sự đồng ý của bác sỹ Điều trị thì cơ sở giam giữ thông báo cho người bào chữa biết, đồng thời thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án để có biện pháp phối hợp kịp thời.

Bà Ánh có người cháu gái là người nước ngoài (có quốc tịch nước ngoài). Vừa qua, người cháu gái về thăm bà và đã bị cơ quan chức năng tạm giam để điều tra vì có liên quan đến vụ án ma túy. Cháu gái bà có nhờ bà giúp thủ tục yêu cầu tiếp xúc lãnh sự. Bà đề nghị cho biết, khi có yêu cầu tiếp xúc lãnh sự, giữa cơ quan thụ lý vụ án với cơ sở giam giữ có trả lời bằng văn bản về việc đồng ý hoặc không đồng ý không? Trường hợp nào thì không giải quyế tiếp xúc lãnh sự và thời gian tiếp xúc lãnh sự là bao lâu?

Điều 11 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định phối hợp trong việc tổ chức thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài như sau:

1. Việc phối hợp tổ chức thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài thực hiện theo Điều 22 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

2. Khi nhận được yêu cầu tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài, cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ sở giam giữ trả lời bằng văn bản về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo để thông báo cho cơ quan ngoại giao, tổ chức nhân đạo.

Trường hợp đồng ý cho tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm, địa điểm tổ chức tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo bằng văn bản, lưu hồ sơ giam giữ.

Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu giám sát thì phối hợp với cơ sở giam giữ để tổ chức thực hiện.

Điều 14 Nghị định số 120/2017/NĐ-CP nêu rõ các trường hợp không giải quyết tiếp xúc lãnh sự, gồm:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam từ chối việc tiếp xúc lãnh sự.

2. Vì lý do khẩn cấp để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cơ sở giam giữ.

3. Khi có dịch bệnh xảy ra tại cơ sở giam giữ.

4. Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A.

5. Người đến tiếp xúc lãnh sự vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ.

6. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ, đang bị kỷ luật.

Điều 18 Nghị định số 120/2017/NĐ-CP quy định thời gian tiếp xúc lãnh sự như sau:

1. Người bị tạm giữ được tiếp xúc lãnh sự 01 lần trong thời gian tạm giữ, 01 lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, mỗi lần không quá 01 giờ.

2. Người bị tạm giam được tiếp xúc lãnh sự 01 lần trong 01 tháng, thời gian tiếp xúc lãnh sự tổ chức trong giờ làm việc, ngày làm việc, mỗi lần không quá 01 giờ.

3. Trường hợp tăng thêm số lần tiếp xúc lãnh sự hoặc tăng thêm số người tiếp xúc lãnh sự phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý.

Như vậy, khi nhận được yêu cầu tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giam là người nước ngoài (trong trường hợp này là cháu gái bà Ánh), cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ sở giam giữ trả lời bằng văn bản về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo để thông báo cho cơ quan ngoại giao, tổ chức nhân đạo. Các trường hợp không giải quyết tiếp xúc lãnh sự và thời gian tiếp xúc lãnh sự như giới thiệu ở trên.

Cháu trai ông Phú đang bị tạm giam tại cơ sở giam giữ. Vừa qua ông dự định vào thăm cháu thì được biết cháu ông đang bị kỷ luật bằng hình thức cách ly do cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở giam giữ. Ông đề nghị cho biết, việc kỷ luật như trên có đúng không?

Điều 23 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định về kỷ luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Cách ly ở buồng kỷ luật từ 01 ngày đến 02 ngày và có thể bị gia hạn đến 02 ngày đối với người bị tạm giữ; cách ly ở buồng kỷ luật từ 03 ngày đến 07 ngày và có thể bị gia hạn đến 10 ngày đối với người bị tạm giam. Thời hạn cách ly không quá thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại.

2. Việc kỷ luật bằng hình thức cách ly được thực hiện nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hai lần trở lên hoặc có các hành vi:

-  Phá hủy cơ sở giam giữ, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải; đánh tháo người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

- Thực hiện hoặc tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, che giấu, ép buộc người khác vi phạm pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác trong thi hành tạm giữ, tạm giam.

3. Người bị cách ly ở buồng kỷ luật nếu có hành vi chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì bị cùm một chân. Thời gian bị cùm chân do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định. Không áp dụng cùm chân đối với người bị kỷ luật là người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người khuyết tật nặng trở lên, người đủ 70 tuổi trở lên. Trong thời gian bị cách ly ở buồng kỷ luật, người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế việc thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà.

4. Việc kỷ luật và việc hạn chế thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản. Biên bản về việc vi phạm và quyết định kỷ luật được đưa vào hồ sơ quản lý giam giữ. Nếu người bị kỷ luật có tiến bộ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản việc giảm thời hạn kỷ luật, bãi bỏ việc hạn chế thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà đối với người đó.

Căn cứ quy định trên, cháu ông Phú bị kỷ luật bằng hình thức cách ly do cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở giam giữ là đúng quy định pháp luật.

Bà Quyên đề nghị cho biết, chông bà bị tạm giữ tại cơ sở giam giữ. Khi bị tạm giữ, chồng bà có mang theo một số tài sản là vàng nữ trang của bà. Bà đề nghị cho biết, việc quản lý đồ vật, tư trang, tiền, tài sản của người bị tạm giữ như thế nào?

Điều 24 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định việc quản lý đồ vật, tư trang, tiền, tài sản của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam đồ dùng cần thiết cho cá nhân. Đồ vật, tư trang, tiền và tài sản khác của họ mang theo phải gửi lưu ký tại nơi quy định của cơ sở giam giữ hoặc ủy quyền cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ quản lý. Những đồ vật không thể bảo quản được trong thời hạn tạm giữ, tạm giam và những đồ vật thuộc danh mục cấm mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam nếu phải hủy bỏ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải ra quyết định bằng văn bản hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Khi hủy bỏ phải có sự chứng kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và phải lập biên bản về việc hủy bỏ. Nếu họ được trả tự do, chuyển nơi giam giữ khác thì đồ vật, tư trang, tiền, tài sản khác đã gửi lưu ký được trả lại; trường hợp cơ sở giam giữ làm hư hỏng hoặc mất thì phải bồi thường.

2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam.

Căn cứ vào danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam, thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định không được đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam các đồ vật cụ thể có khả năng dùng để tự sát, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của người đó hoặc người khác.

3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng tiền gửi lưu ký để mua đồ dùng thiết yếu cho sinh hoạt của họ bằng hình thức ký sổ.

Điều 4 Thông tư số 32/2017/TT-BCA ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam và xử lý vi phạm (sau đây gọi tắt là Thông tư số 32/2017/TT-BCA), quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam như sau:

1. Các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất nổ, công cụ hỗ trợ.

2. Chất gây mê, chất độc, khí độc, chất phóng xạ, hóa chất độc hại, nguy hiểm.

3. Các chất ma túy, tiền chất ma túy, các chất gây nghiện, các chất hướng thần.

4. Các chất cháy, chất gây cháy (xăng, dầu, cồn, bật lửa, các loại diêm...).

5. Điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc.

6. Thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe ca nhạc, radio; những thiết bị, đồ dùng có tính năng tương tự và các thiết bị kỹ thuật, điện tử khác.

7. Các đồ dùng bằng kim loại, sành, sứ, đá, thủy tinh, các đồ vật cung, sắc nhọn khác và các loại dây có khả năng dùng để tự sát, phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người khác.

8. Các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng đĩa có nội dung phản động, truyền đạo trái phép, đồi trụy, mê tín dị đoan; các phương tiện, công cụ dùng để đánh bạc dưới mọi hình thức.

9. Các loại giấy, bút, mực (trừ trường hợp được sự đồng ý của cơ sở giam giữ).

10. Rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc lào; các loại thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh chưa được sự đồng ý của y tế cơ sở giam giữ.

11. Tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác.

Theo các quy định trên, vàng, kim loại quý (trong trường hợp này là nữ trang của bà Quyên do chồng bà đang mang theo) thuộc danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam. Đồ vật, tư trang, tiền và tài sản khác của họ mang theo phải gửi lưu ký tại nơi quy định của cơ sở giam giữ hoặc ủy quyền cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ quản lý.

Bà Hồng có người cháu trai đang bị tạm giam tại cơ sở giam giữ. Vừa qua, bà được biết bạn của cháu trai bà vào thăm và đã gửi cho cháu bà bao thuốc lá. Bà được biết đây là đồ vật thuộc danh mục cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam. Bà rất lo lắng và đề nghị cho biết, việc phát hiện, thu giữ đồ vật thuộc danh mục cấm và xử lý đồ vật cấm, xử lý vi phạm đối với người bị tam giam có hành vi đưa đồ vật này vào buồng tạm giam như thế nào?

Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 32/2017/TT-BCA quy định như sau:

 Việc phát hiện, thu giữ đồ vật thuộc danh mục cấm:

1. Khi phát hiện việc đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam, cán bộ có trách nhiệm tiến hành lập biên bản thu giữ, ghi lời khai người vi phạm và người làm chứng (nếu có). Trong biên bản phải xác định rõ số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước, màu sắc, tình trạng và các đặc điểm khác của đồ vật cấm bị thu giữ. Những đồ vật cấm nghi là vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác, ma túy phải niêm phong, có chữ ký của người vi phạm, người làm chứng hoặc người chứng kiến.

2. Trường hợp không xác định được đối tượng đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam thì khi thu giữ phải có ít nhất 02 người bị tạm giữ, người bị tạm giam chứng kiến ký biên bản, niêm phong (nếu có) và tổ chức xác minh làm rõ để xử lý.

3. Cán bộ sau khi lập biên bản thu giữ đồ vật cấm phải báo cáo thủ trưởng cơ sở giam giữ để xử lý và tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn.

4. Việc thu giữ, giao nhận đồ vật cấm phải lập biên bản và vào sổ theo dõi.

 Xử lý vi phạm:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong buồng tạm giữ, buồng tạm giam thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam tự giác giao nộp đồ vật cấm sẽ được xem xét giảm nhẹ hình thức xử lý.

2. Những người khác có hành vi giúp sức, bao che hoặc đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam thì phải lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

3. Đối với hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong buồng tạm giữ, buồng tạm giam có dấu hiệu tội phạm thì thủ trưởng cơ sở giam giữ có văn bản đề nghị và chuyển ngay hồ sơ vi phạm cho cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Xử lý đồ vật cấm

1.  Lập biên bản chuyển ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với: Các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất nổ, công cụ hỗ trợ; chất gây mê, chất độc, khí độc, chất phóng xạ, hóa chất độc hại, nguy hiểm; các chất ma túy, tiền chất ma túy, các chất gây nghiện, các chất hướng thần.

2. Sau khi thu giữ phải tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ, lập hồ sơ trước khi tổ chức tiêu hủy; trường hợp các đồ vật cấm có các nội dung, dữ liệu liên quan đến vụ án thì chuyển giao cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với: Các chất cháy, chất gây cháy (xăng, dầu, cồn, bật lửa, các loại diêm...); điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc; thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe ca nhạc, radio; những thiết bị, đồ dùng có tính năng tương tự và các thiết bị kỹ thuật, điện tử khác.

 3. Thủ trưởng cơ sở giam giữ ra quyết định và tổ chức tiêu hủy đối với: Các đồ dùng bằng kim loại, sành, sứ, đá, thủy tinh, các đồ vật cung, sắc nhọn khác và các loại dây có khả năng dùng để tự sát, phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người khác; các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng đĩa có nội dung phản động, truyền đạo trái phép, đồi trụy, mê tín dị đoan; các phương tiện, công cụ dùng để đánh bạc dưới mọi hình thức; các loại giấy, bút, mực (trừ trường hợp được sự đồng ý của cơ sở giam giữ); rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc lào; các loại thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh chưa được sự đồng ý của y tế cơ sở giam giữ.

Việc tiêu hủy đồ vật cấm phải thành lập Hội đồng, đối với trại tạm giam do Giám thị làm Chủ tịch, 01 đồng chí Phó Giám thị làm Phó Chủ tịch, Đội trưởng các đội nghiệp vụ và Bệnh xá trưởng làm Ủy viên; đối với nhà tạm giữ thì do Phó Trưởng Công an cấp huyện phụ trách nhà tạm giữ làm Chủ tịch, Trưởng hoặc Phó Trưởng nhà tạm giữ làm Phó Chủ tịch, cán bộ quản giáo, bảo vệ, y tế làm ủy viên.

4. Sau khi thu giữ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ có trách nhiệm gửi vào kho bạc Nhà nước nơi đơn vị đóng quân và đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam tự giác giao nộp thì được gửi lưu ký hoặc giao cho thân nhân theo nguyện vọng của người giao nộp đối với: Tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác.

Trên đây là quy định về việc phát hiện, thu giữ đồ vật thuộc danh mục cấm và xử lý đồ vật cấm, xử lý vi phạm đối với người bị tam giam có hành vi đưa đồ vật này vào buồng tạm giam. Bà Hồng nghiên cứu để biết và thông tin đến những người là thân nhân hoặc những người được phép vào thăm gặp  cháu trai bà ở cơ sở giam giữ.

Bà Hồng trú tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế hỏi: Trường hợp người bị tạm giữ bỏ trốn thì cơ sở giam giữ và các cơ quan liên quan giải quyết như thế nào?

Điều 25 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam quy định về giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn như sau:

1. Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn, thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức truy bắt ngay, lập biên bản; đồng thời, thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và Viện kiểm sát có thẩm quyền phối hợp xử lý. Mọi trường hợp bỏ trốn đều phải được áp dụng các biện pháp truy bắt, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã bỏ trốn ra đầu thú thì cơ quan tiếp nhận lập biên bản, báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 15 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định phối hợp giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn như sau:

1. Việc phối hợp giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn được thực hiện theo Điều 25 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

2. Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam trốn khỏi cơ sở giam giữ thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức ngay lực lượng truy bắt đối tượng bỏ trốn, áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bảo vệ hiện trường, lập biên bản, báo cáo vụ việc với cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trực tiếp. Đồng thời thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án; Cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.

3. Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn trong trường hợp được trích xuất ra ngoài cơ sở giam giữ hoặc tại phiên tòa thì cơ quan, người có trách nhiệm áp giải phải tổ chức truy bắt ngay đối tượng bỏ trốn, đồng thời thông báo cho cơ sở giam giữ, cơ quan đang thụ lý vụ án; Cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật.

4. Khi nhận được thông báo của Thủ trưởng cơ sở giam giữ về việc người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn, Cơ quan Điều tra phối hợp truy bắt và tiến hành các hoạt động Điều tra theo quy định của pháp luật.

Trên đây là quy định về giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn của các cơ quan chức năng. Bà Hồng nghiên cứu để biết.

Cháu trai bà Vân vốn ham chơi, nghiện hút, bỏ nhà đi đã lâu. Vừa qua bà nhận được thông tin cháu trai bà bị tạm giam và chết trong thời giạn bị tạm giam. Bà đề nghị cho biết, việc người bị tạm giam chết được giải quyết như thế nào? Kinh phí để an tang như thế nào? Bà có thể xin được nhận hài cốt của cháu trai không?

Điều 26 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết như sau:

1. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người chết. Đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện.

2. Cơ sở giam giữ làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

3. Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đồng ý cho làm các thủ tục an táng người chết thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của người chết.

Trường hợp thân nhân người chết có văn bản yêu cầu thì bàn giao thi hài đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức an táng. Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị được nhận tro cốt hoặc hài cốt sau khi an táng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ trao đổi với chính quyền địa phương giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc an táng phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế và của chính quyền địa phương.

4. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam chết thì giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc sự thỏa thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết. Trường hợp chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế tương ứng hoặc giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết không thoả thuận thống nhất được về giải quyết trường hợp cụ thể hoặc không xác định được quốc tịch của người chết thì giải quyết như đối với người Việt Nam bị tạm giữ, tạm giam chết.

5. Kinh phí liên quan tới việc an táng do ngân sách nhà nước bảo đảm. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

6. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết mà trước đó đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang được hưởng lương hưu thì chế độ tử tuất giải quyết theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Điều 10 Nghị định số 120/2017/NĐ-CP quy định kinh phí và các điều kiện bảo đảm an táng người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết như sau:

1. Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết, kinh phí bảo đảm việc khâm liệm gồm: Tiền mua 01 quan tài bằng gỗ thường, 01 bộ quần áo dài và 01 bộ quần áo lót mới, 04 m2 vải liệm, hương, nến, cồn làm vệ sinh và khoản tiền chi phí khác tương đương 100 kg gạo tẻ loại trung bình.

2. Cơ sở giam giữ tổ chức an táng cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết, bằng hình thức địa táng hoặc hỏa táng.

3. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết mà thân nhân nhận thi hài về an táng thì được hỗ trợ kinh phí vận chuyển thi hài và chi phí an táng trị giá tương đương 200 kg gạo tẻ loại trung bình.

4. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí quỹ đất phù hợp và phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức an táng, làm thủ tục khai tử cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết theo quy định của pháp luật.

 Trên đây là quy định về giải quyết và kinh phí đối với trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết. Bà Vân có thể có đơn đề nghị được nhận tro cốt hoặc hài cốt và việc này được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Bà Sang có con trai bị tạm giam vì có liên quan đến việc điều khiển xe gây tai nạn giao thông. Vừa qua vào thăm con, bà thấy con trai gầy và ốm yếu hẳn. Bà đề nghị cho biết, chế độ ăn, ở của người bị tạm giam như thế nào?

Điều 27 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định chế độ ăn, ở của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau, thịt, cá, đường, muối, nước chấm, bột ngọt, chất đốt, điện, nước sinh hoạt. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam ăn hết tiêu chuẩn.

Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được ăn thêm nhưng mức ăn không quá năm lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường.

2. Người bị tạm giữ được nhận quà của thân nhân gửi trong thời gian bị tạm giữ không quá một lần; nếu gia hạn tạm giữ thì mỗi lần gia hạn tạm giữ được nhận quà một lần. Người bị tạm giam được nhận quà của thân nhân gửi đến không quá ba lần trong 01 tháng. Định lượng quà là đồ ăn, uống cho mỗi lần gửi không được vượt quá ba lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức tiếp nhận, kiểm tra loại bỏ các vật bị cấm và giao đầy đủ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt quà, đồ dùng sinh hoạt của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể loại quà mà thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam được phép gửi.

3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo đảm an toàn thực phẩm trong ăn, uống. Cơ sở giam giữ tổ chức bếp ăn và được cấp các dụng cụ cần thiết cho việc bảo quản lương thực, thực phẩm, nấu ăn, nước uống và chia đồ ăn theo khẩu phần tiêu chuẩn.

4. Chỗ nằm tối thiểu của mỗi người bị tạm giữ, người bị tạm giam là 02 mét vuông (m2), được bố trí sàn nằm và có chiếu.

Như vậy, về nguyên tắc, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về ăn, ở nhằm bảo đảm sức khỏe của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Bà Sang cần động viên con trai chấp hành tốt nội quy của cơ sở giam giữ cũng như hợp tác tốt với cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết vụ án đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Ông Quan cho biết, con trai ông đang bị tạm giam tại cơ sở giam giữ. Con trai ông đang bị bệnh về tim mạch. Ông đề nghị cho biết, định lượng an của người bị tạm giam đang bị ốm đau, bệnh tật thì có hơn so với người bị tạm giam không bị ốm đau, bệnh tật không?

Điều 4 Nghị định số 120/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 120/2017/NĐ-CP), quy định định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

1. Định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm: 17 kg gạo tẻ loại trung bình, 0,5 kg đường loại trung bình, 15 kg rau, 0,7 kg thịt, 0,8 kg cá, 01 kg muối, 0,75 lít nước chấm, 0,1 kg bột ngọt và chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than, 45 kw/h điện, 3 m3 nước để đảm bảo phục vụ ăn, uống và sinh hoạt của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Định mức ăn của người bị tạm giữ được tính theo ngày trên cơ sở định mức ăn của người bị tạm giam.

Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giá thị trường ở địa phương nơi có cơ sở giam giữ.

2. Định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam ốm đau, bệnh tật, thương tích do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định theo chỉ định của cơ sở y tế điều trị, nhưng không quá 02 lần so với tiêu chuẩn ăn ngày thường.

3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng định mức ăn như người bị tạm giữ, người bị tạm giam khác và được ăn tăng thêm 30% định lượng về thịt, cá. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sinh con được thanh toán viện phí và bồi dưỡng bằng hiện vật trị giá tương đương 30 kg gạo tẻ loại trung bình.

4. Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định tại khoản 1 nêu trên, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quà, tiền gửi lưu ký để ăn thêm nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

5. Định mức ăn đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài thực hiện như quy định đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó; trường hợp vì lý do đối ngoại khác sẽ do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.

Theo quy định trên, định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam ốm đau, bệnh tật, thương tích do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định theo chỉ định của cơ sở y tế điều trị, nhưng không quá 02 lần so với tiêu chuẩn ăn ngày thường.

Con gái bà Chính bị tạm giam tại cơ sở giam giữ vì đang là bị cáo trong một vụ án. Con gái bà là người hiền lành, ở nhà được mẹ thường được mẹ chăm sóc. Con gái bà bị bắt, bà rất xót và thương con. Bà đề nghị cho biết, chế độ ăn mặc của phụ nữ tại cơ sở giam giữ có đưcọ bảo đảm những đồ dùng cần thiết cho vệ sinh phụ nữ không?

Điều 28 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định chế độ mặc và tư trang của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

 Trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân; nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được cấp xà phòng, kem đánh răng; nếu là phụ nữ thì được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ.

Cán bộ trực tiếp quản lý giam giữ có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữ gìn và bảo đảm vệ sinh; thu hồi đồ dùng đã cho mượn khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi cơ sở giam giữ.

Điều 6 Nghị định số 120/2017/NĐ-CP  quy định cụ thể như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quần, áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân, nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn theo tiêu chuẩn mỗi người gồm: 01 chiếu, 01 màn cá nhân, 01 đôi dép, 02 bộ quần áo dài, 01 áo ấm mùa đông và 01 chăn (các cơ sở giam giữ từ thành phố Đà Nẵng trở vào dùng chăn sợi, từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra dùng chăn bông loại không quá 02 kg).

Người bị tạm giữ được cấp 01 bàn chải đánh răng, kem đánh răng loại thường không quá 20g, 01 khăn rửa mặt.

Người bị tạm giam được cấp 01 bàn chải đánh răng, kem đánh răng loại thường không quá 100g dùng trong 02 tháng, 01 khăn rửa mặt dùng trong 04 tháng, mỗi tháng được cấp 0,3 kg xà phòng giặt.

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ giá trị tương đương 02 kg gạo tẻ loại trung bình/01 tháng.

2. Cơ sở giam giữ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam mượn quần áo theo mẫu thống nhất, áo kiểu bludong dài tay, quần dài có chun, không đóng số, màu xanh lam.

Như vậy, bà Chính có thể yên tâm vì các chế độ liên quan đến ăn mặc và tư trang của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là nữ đươcj bảo đảm những đồ dùng cần thiết cho vệ sinh phụ nữ.

Chị Thanh đề nghị cho biết, bạn chị đang bị tạm giữ tại cơ sở giam giữ. Chị có thể gửi thân nhân của bạn chị một số tài liệu để mang vào thăm không? Việc gửi, nhận tài liệu cho người bị tạm giữ được quy định như thế nào?

Điều 29 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định chế độ gửi, nhận thư, sách, báo và tài liệu của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được gửi hoặc nhận thư, sách, báo và tài liệu khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép. Thư, sách, báo và tài liệu phải để mở và chịu sự kiểm tra, kiểm duyệt của cơ sở giam giữ.

Điều 10 Thông tư số 34/2017/TT-BCA ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu (sau đây gọi tắt là Thông tư số 34/2017/TT-BCA), quy định như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép và chịu sự kiểm duyệt của cơ quan đang thụ lý vụ án và sự kiểm tra của cơ sở giam giữ.

2. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân và thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam về việc gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu, khi được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nhận.

Như vậy, Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép và chịu sự kiểm duyệt của cơ quan đang thụ lý vụ án và sự kiểm tra của cơ sở giam giữ.

Ông Ngan cho biết, con trai ông bị tạm giữ và vào thời điểm bị bắt giữ, con trai ông đang bị thương nơi cánh tay phải. Ông đề nghị cho biết, người bị tạm giữ được chăm sóc y tế như thế nào?

Điều 30 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh. Trường hợp bị ốm đau, bệnh tật, thương tích thì được khám và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ; nếu bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng của cơ sở giam giữ thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện, cấp tỉnh, bệnh viện quân đội hoặc bệnh viện trung ương khám, điều trị. Cơ sở giam giữ phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị. Chế độ ăn, sử dụng thuốc, bồi dưỡng do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận thuốc chữa bệnh từ thân nhân và phải có đơn thuốc của thầy thuốc, chịu sự kiểm tra của cơ sở giam giữ.

2. Đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ sở giam giữ yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Khi có quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở chữa bệnh nêu trong quyết định.

3. Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Chính phủ. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Trên đây là chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Ông Ngan có thể yên tâm về việc chăm sóc y tế đối với trường hợp con trai ông đang bị thương nơi cánh tay phải.

Con trai bà Muôn đang bị tạm giam thì bị bệnh nên cơ sở giam giữ phải trích xuất để chữa bệnh tại cơ sở y tế. Bà đề nghị cho biết, chi phí thực tế trong khám chữa bệnh cho con trai bà do ai chịu trách nhiệm thanh toán?

Điều 7 Nghị định số 120/2017/NĐ-CP quy định kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc y tế và phòng chống dịch bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

1. Tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam được cấp tương đương 02 kg gạo tẻ loại trung bình/01 người/01 tháng.

2. Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam căn cứ theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh tật và được thanh toán theo định mức chế độ bảo hiểm y tế. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam mắc bệnh nặng, kinh phí điều trị vượt quá định mức chi trả theo quy định của bảo hiểm y tế sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm, trừ trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam tự nguyện chi trả kinh phí điều trị bệnh.

3. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại bệnh xá, bệnh viện trong cơ sở giam giữ và các cơ sở y tế của Nhà nước.

4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở giam giữ trên địa bàn, tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam; xây dựng hoặc bố trí khu, buồng riêng để khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, phòng trực của cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo quy định trên, Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại bệnh xá, bệnh viện trong cơ sở giam giữ và các cơ sở y tế của Nhà nước.

Bà Phương có con trai 17 tuổi bị tạm giam. Bà đề nghị cho biết, chế độ ăn, ở, quản lý và thăm gặp thân nhân của người dưới 18 tuổi có khác so với người đủ 18 tuổi trở lên không?

Điều 33 và Điều 34 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam quy định:

1.  Chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi

 Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn như người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã thành niên và được tăng thêm về thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng.

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được bố trí giam giữ riêng, trừ trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.

2. Chế độ gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự theo quy định chung tại Điều 22 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đủ 18 tuổi trở lên.

Như vậy, chế độ ăn, ở, quản lý và thăm gặp thân nhân của người dưới 18 tuổi có khác so với người đủ 18 tuổi trở lên như quy định nêu trên.

Chị gái của chị Dung bị tạm giam và hiện đang mang thai. Chị đề nghị cho biết, pháp luật có quy định chế độ ăn, ở, quản lý riêng đối với phụ nữ mang thai không?

Điều 35 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai, được chăm sóc y tế, được hưởng chế độ ăn uống bảo đảm sức khỏe; nếu sinh con thì được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp thực phẩm, đồ dùng, thuốc men cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh, được bảo đảm thời gian cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở giam giữ đóng trụ sở có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh.

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03 mét vuông (m2).

2. Cơ sở giam giữ phải tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên thì phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng; trường hợp không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có cơ sở giam giữ chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau khi được trả tự do được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.

3. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi tại cơ sở giam giữ.

Như vậy, pháp luật quy định chế độ ăn, ở, quản lý riêng đối với phụ nữ mang thai nhằm bảo đảm sức khỏe cho người mang thai.

Bà Xuân là hàng xóm với chị Thanh, con chị mới gần 12 tháng tuổi. Vừa qua, chị nghe tin chị Thanh bị tạm giữ vì liên quan đến một vụ án. Do không có người thân nên chị Thanh mang theo con nhỏ vào cơ sở giam giữ. Bà Xuân hỏi: Cơ sở giam giữ có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nhỏ như thế nào?

Điều 8 Nghị định số 120/2017/NĐ-CP quy định chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ như sau:

1. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ được bảo đảm định lượng ăn như người bị tạm giữ, người bị tạm giam khác và được ăn tăng thêm 30% định lượng về thịt, cá. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sinh con được thanh toán viện phí và bồi dưỡng bằng hiện vật trị giá tương đương 30 kg gạo tẻ loại trung bình, và được hoán đổi phù hợp với nhu cầu của trẻ; được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế; được bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em theo quy định của Luật trẻ em năm 2016, Ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày tết Trung thu được hưởng chế độ ăn gấp 02 lần ngày thường, Mỗi tháng được cấp sữa và đồ dùng sinh hoạt cần thiết trị giá tương đương 20 kg gạo tẻ loại trung bình/01 trẻ em.

2. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ được chăm sóc y tế, tiêm phòng theo quy định của Bộ Y tế, trường hợp bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá, cơ sở giam giữ làm thủ tục chuyển đến cơ sở y tế của Nhà nước để điều trị; thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc trích xuất và áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam là mẹ của trẻ đi cùng để chăm sóc.

Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ tại bệnh xá, bệnh viện trong cơ sở giam giữ và các cơ sở y tế của Nhà nước.

3. Trường hợp trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ chết, kinh phí an táng được thực hiện như đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết.

Như vậy, pháp luật quy định rất cụ thể về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ nhằm bảo đảm đầy đủ các quyền của trẻ em cũng như bảo đảm cho các em được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất.

Ông Trần trú tại thành phố Huế đề nghị cho biết, độ ăn, ở và quản lý giam giữ đối với người bị kết án tử hình được quy định như thế nào?

Điều 37 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam quy định chế độ ăn, ở và quản lý giam giữ đối với người bị kết án tử hình như sau:

1. Người bị kết án tử hình đang bị tạm giam được hưởng chế độ ăn, mặc, sinh hoạt, chăm sóc y tế, nhận quà, gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu như người bị tạm giam khác.

2. Việc thăm gặp đối với người bị kết án tử hình mà bản án đã có hiệu lực pháp luật, đang chờ thi hành án do Giám thị trại tạm giam quyết định; đối với người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì thực hiện theo quy định chung tại Điều 22 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam. Việc tổ chức thăm gặp phải bảo đảm tuyệt đối an toàn.

3. Cơ sở giam giữ phải bảo đảm cho người bị kết án tử hình thực hiện quyền kháng cáo, quyền đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, quyền xin ân giảm án tử hình theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các quyền khác của người bị tạm giam theo quy định của Luật này.

4. Trường hợp người bị kết án tử hình có quyết định ân giảm xuống tù chung thân hoặc có bản án giảm xuống tù chung thân, tù có thời hạn thì thủ trưởng cơ sở giam giữ chuyển người đó đến nơi giam giữ người chờ chấp hành án phạt tù. Trường hợp hủy án để điều tra lại thì thủ trưởng cơ sở giam giữ chuyển người bị kết án tử hình đến buồng tạm giam để phục vụ hoạt động điều tra.

5. Cơ sở giam giữ trả lại tiền, tài sản gửi lưu ký, đồ dùng cá nhân của người đã bị thi hành án tử hình cho thân nhân hoặc người được ủy thác của người đó.

6. Trại tạm giam phải tổ chức buồng riêng hoặc khu riêng để giam giữ người bị kết án tử hình. Trong quá trình quản lý tạm giam người bị kết án tử hình, nếu xét thấy họ có biểu hiện bỏ trốn, tự sát hoặc có hành vi nguy hiểm khác thì thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc cùm một chân và tổ chức theo dõi, quản lý, ngăn ngừa.

Trên đây là quy định về chế độ ăn, ở và quản lý giam giữ đối với người bị kết án tử hình. Ông Trần nghiên cứu để biết.

Bà Tú có người bạn bị kết án tử hình. Bà đề nghị cho biết, việc thăm gặp đối với người bị kết án tử hình như thế nào?

Điều 6 Thông tư số 34/2017/TT-BCA quy định việc thăm gặp đối với người bị kết án tử hình như sau:

1. Việc thăm gặp đối với người bị kết án tử hình mà bản án đã có hiệu lực pháp luật, đang chờ thi hành án do Giám thị trại tạm giam quyết định; đối với người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì thực hiện như sau:

-  Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

 - Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;

không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.

Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

- Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.

- Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây và phải nêu rõ lý do:

+ Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

+ Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;

+ Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;

+ Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;

+ Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;

+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;

+ Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;

+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo hình thức bị cách ly ở buồng kỷ luật.

- Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các khoản nêu trên. Việc tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc thỏa thuận về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo. Việc tiếp xúc, thăm gặp có thể mời đại diện của cơ quan ngoại giao Việt Nam hoặc đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự.

Việc tổ chức thăm gặp phải bảo đảm tuyệt đối an toàn.

2. Giám thị trại tạm giam bố trí phòng thăm gặp riêng cho người bị kết án tử hình, thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Bà Mơ đề nghị cho biết, người bị tạm giam có quyền khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không?

Điều 44 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam quy định về khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.

Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Thời hiệu lần khiếu nại tiếp theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.

Theo quy định trên, người bị tạm giam có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Ông Giang có người hàng xóm là anh Bảo bị tạm giữ. Do vợ anh Bảo là người lao động, không biết chữ nên ông Giang giúp anh Bảo làm đơn khiếu nại liên quan đến việc quản lý tạm giữ. Đơn khiếu nại của ông Giang không được thụ lý giải quyết với lý do Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Ông đề nghị cho biết, việc từ chối như trên có đúng không?

Điều 45 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định những trường hợp khiếu nại về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết như sau:

1. Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp người khiếu nại là người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

3. Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.

4. Thời hiệu khiếu nại đã hết.

5. Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Ông Giang là hàng xóm của anh Bảo, vì muốn giúp đỡ anh vợ chồng anh Bảo mà ông làm đơn khiếu nại về việc quản lý tạm giữ. Như vậy, rõ ràng Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của ông Giang. Do đó, lý do cơ quan chức năng không thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của ông là đúng quy định pháp luật.

Ông Song đề nghị cho biết, thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; thời hạn giải quyết khiếu nại và gửi quyết định giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như thế nào?

Điều 46 và Điều 50 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định như sau:

Về tThẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam:

1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với việc giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nhận được đơn khiếu nại quy định tại Điều 44 của Luật này, thì phải chuyển khiếu nại của người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho Viện kiểm sát nhân dân trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại.

Về thời hạn giải quyết khiếu nại và gửi quyết định giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam:

1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ là 02 ngày, trong quản lý, thi hành tạm giam là 05 ngày kể từ ngày thụ lý khiếu nại.

2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai trong quản lý, thi hành tạm giữ là 03 ngày, trong quản lý, thi hành tạm giam là 10 ngày kể từ ngày thụ lý khiếu nại.

3. Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày trong quản lý, thi hành tạm giữ, không quá 20 ngày trong quản lý, thi hành tạm giam kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.

4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, người ra quyết định giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định cho người khiếu nại và người bị khiếu nại.

Trên đây là quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; thời hạn giải quyết khiếu nại và gửi quyết định giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Ông Song nghiên cứu để biết và thực hiện.

Bà Yến có con trai đang bị tạm giam và bà muốn khiếu nại về hành vi quản lý trong tạm giam. Bà đề nghị cho biết, người khiếu nại có quyền và nghĩa vụ gì trong trường hợp này?

Điều 47 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam quy định quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:

1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:

a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại; Người khiếu nại được trực tiếp khiếu nại hoặc gửi đơn khiếu nại thông qua cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;

b) Rút khiếu nại trong bất kỳ thời gian nào của quá trình giải quyết khiếu nại;

c) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

d) Tiếp tục khiếu nại trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;

đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;

b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là quy định quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Bà Yến nghiên cứu để biết và thực hiện.

Chị Anh đã gửi đơn khiếu nại về quyết định của cơ quan trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và đã được thụ lý. Chị đề nghị cho biết, trình tự và nội dung giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như thế nào?

Điều 52 và Điều 53 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định như sau:

 Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam:

1. Sau khi thụ lý khiếu nại, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu tiến hành xác minh, yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại và ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật nếu trong thời hiệu do Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam quy định người khiếu nại không khiếu nại tiếp.

Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải bao gồm những nội dung sau đây:

1. Tên cơ quan, ngày, tháng, năm ra quyết định;

2. Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;

3. Nội dung khiếu nại;

4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;

5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;

6. Kết luận khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai;

7. Giữ nguyên, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt việc thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại;

8. Việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra;

9. Hướng dẫn quyền khiếu nại tiếp theo của đương sự.

Trên đây là trình tự và nội dung giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Chị Anh nghiên cứu để biết.

Ông Tùng muốn tố cáo về thi hành tạm giam. Ông đề nghị cho biết, ai có quyền tố cáo trong trường hợp này? Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo và trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được pháp luật quy định như thế nào?

Điều 56, Điều 57 và Điều 61 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam quy định như sau:

 Tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và mọi người có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải chuyển tố cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo.

Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam:

1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền;

b) Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình;

c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù.

2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;

b) Nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.

 Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo

1. Cơ quan, người có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết hoặc giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và mọi người có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo và trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được quy định như trên. Ông Tùng có thể nghiên cứu và áp dụng.

 

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày