Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.471.334
Truy cập hiện tại 3.606
Hướng dẫn phổ biến các Luật, Nghị quyết mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, kỳ họp bất thường lần thứ 5
Ngày cập nhật 04/04/2024

Ngày 07 tháng 02 năm 2024, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh (Hội đồng) ban hành Văn bản số 22/HĐPH về việc phổ biến các Luật, Nghị quyết mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, kỳ họp bất thường lần thứ 5; Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai một số nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) dịp Tết Giáp Thìn 2024.

 

Hội đồng đề nghị các Sở, ngành quản lý nhà nước về lĩnh vực trong các Luật, Nghị quyết mới được thông qua: Đăng tải, cập nhật toàn văn nội dung các văn bản Luật, Nghị quyết được thông qua thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý lên Cổng/Trang Thông tin điện tử và bằng các hình thức thích hợp khác để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Nhân dân dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng khi có nhu cầu; tổ chức biên soạn tài liệu tập huấn, phổ biến pháp luật; kịp thời quán triệt, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu nội dung và tinh thần của văn bản luật đến cán bộ, công chức, viên chức, báo cáo viên pháp luật của Sở, ngành trực tiếp triển khai thi hành văn bản luật; giải thích, cung cấp đầy đủ quy định của văn bản luật liên quan trực tiếp đến vụ việc đang giải quyết hoặc hướng dẫn tìm kiếm, tra cứu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật khi công dân có yêu cầu trong quá trình xem xét, giải quyết vụ việc của công dân; chỉ đạo, hướng dẫn, xác định nội dung, hình thức phổ biến văn bản luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn; biên soạn, đăng tải, phát hành rộng rãi tài liệu phổ biến nội dung văn bản luật và phối hợp với Sở Tư pháp để cập nhật trên Trang Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (https://stp.thuathienhue.gov.vn/?gd=26). Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn tăng cường thông tin, phổ biến rộng rãi nội dung của Luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai thực hiện (tập huấn trực tuyến, thi tìm hiểu pháp luật, tư vấn pháp luật trực tuyến; đối thoại pháp luật trực tuyến; biên soạn, đăng tải hỏi - đáp pháp luật trên Cổng/Trang Thông tin điện tử …); bố trí nguồn lực bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tiễn, đề nghị các Sở, ngành, đơn vị, địa phương: Quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và chủ động tổ chức phổ biến, thông tin, truyền thông pháp luật có liên quan bằng nhiều hình thức phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, có trọng tâm, trọng điểm; đề nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý tự giác học tập, tìm hiểu, tuân thủ và chấp hành pháp luật và tham gia PBGDPL cho người dân. Trong quá trình thực hiện, cần nắm bắt và phản ánh kịp thời cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ý kiến của Nhân dân, phản ánh của dư luận xã hội về tính khả thi, phù hợp của văn bản mới ban hành; kịp thời định hướng thông tin, phổ biến những vấn đề nóng, được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; giải đáp pháp luật và các vướng mắc trong áp dụng pháp luật về các lĩnh vực, phạm vi do mình quản lý cho Nhân dân, doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp; tăng cường kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh: Cập nhật, biên soạn tin bài giới thiệu nội dung của các luật mới được thông qua trên Trang Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế để thông tin, tuyên truyền; Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, kỳ họp bất thường lần thứ 5 đảm bảo theo quy định.

Tăng cường phổ biến Chỉ thị số 23/CT-TTg

Nhằm thống nhất nhận thức và tăng cường trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về giá trị pháp lý, vai trò của Phiếu Lý lịch tư pháp, quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và việc sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp theo đúng quy định của pháp luật, góp phần triển khai quyết liệt, có hiệu quả Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (Chỉ thị số 23/CT-TTg), đề nghị các Sở, ngành, đơn vị và địa phương tổ chức quán triệt, chủ động ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức PBGDPL về các nhiệm vụ cụ thể của Chỉ thị số 23/CT-TTg phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương. Đăng tải, cập nhật toàn văn nội dung Luật Lý lịch tư pháp, Chỉ thị số 23/CT-TTg, các văn bản hướng dẫn thi hành và Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 05/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID tại tỉnh Thừa Thiên Huế lên Cổng/Trang Thông tin điện tử của Sở, ngành, đơn vị, địa phương và các hình thức thích hợp khác để cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động và Nhân dân dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng khi có nhu cầu theo đúng quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật nhân dịp Tết Giáp Thìn năm 2024

Các Sở, ngành, đơn vị, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 07/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác bảo đảm an ninh và trật tự, bảo vệ tuyệt đối an toàn tết Nguyên đán Giáp Thìn và các sự kiện chính trị, lễ hội lớn năm 2024. Cán bộ, công chức khi thực thi công vụ cần chú trọng phổ biến, vận động cán bộ, nhân dân tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật; tích cực tham gia đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

Nội dung PBGDPL cần hướng tới nâng cao ý thức tự giác của Nhân dân trong thực hiện các quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, nhất là xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển ô tô, xe máy; sử dụng pháo và vật liệu nổ; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan, đánh bạc…); phòng cháy, chữa cháy; cư trú, xuất nhập cảnh; an ninh thông tin, an toàn mạng; phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm; an toàn thực phẩm; các hoạt động tổ chức lễ hội;…

Hình thức PBGDPL được lựa chọn phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn bảo đảm thiết thực, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng lưới loa truyền thanh cơ sở, PBGDPL trực quan trong công tác PBGDPL; lồng ghép giao lưu, sinh hoạt văn hóa, lễ hội, hòa giải ở cơ sở…, đồng thời phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, già làng, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tham gia phổ biến, vận động, thuyết phục người dân nghiêm túc tuân thủ, chấp hành pháp luật, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày