Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.471.334
Truy cập hiện tại 3.237
Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (từ ngày 01/7/2009 đến hết ngày 31/12/2023)
Ngày cập nhật 01/04/2024

Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính trị- xã hội đã tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp, triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Tình hình trật tự an toàn giao thông qua các năm được duy trì ổn định, không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, đua xe trái phép và những vấn đề phức tạp, nổi cộm khác về an toàn giao thông. Tai nạn giao thông đã được kiềm chế và giảm cả 03 tiêu chí theo từng năm, đã góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh chính trị, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương. Tuy nhiên tình hình tai nạn giao thông có một số thời điểm diễn biến phức tạp, tình trạng vi pháp luật về trật tự an toàn giao thông vẫn còn phổ biến, nhất là vi phạm nồng độ cồn, tốc độ, thanh thiếu niên phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm...

 

Về tai nạn giao thông đường bộ: Từ ngày 01/7/2009 đến 31/12/2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 9.478 vụ, làm chết 2.246 người, bị thương 8.360 người, tổng thiệt hại ước tính 28.253.590.000 đồng.

 Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh được sự quan tâm chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, của các Bộ ngành, của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và được cụ thể hóa trong Luật giao thông đường bộ năm 2008, các Chỉ thị, Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật giao thông đường bộ năm 2008. Sự lãnh đạo kịp thời của Ban bí thư Trung ương Đảng (các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng, cụ thể Chỉ thị số 18-CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của đảng về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Kết luận số 45-KL/TW về tăng cường lãnh đạo của Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW; Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới”, v.v..). Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố và các cấp ủy Đảng đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng chức năng, các ban, ngành, đoàn thể, chính trị xã hội trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm và phối hợp thực hiện và sự đồng tình ủng hộ của người dân tạo điều kiện cho các lực lượng chức năng thực thi công vụ, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, về tài sản của người dân.

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông ngày càng được quan tâm và triển khai thực hiện với nhiều nội dung, hình thức đa dạng hơn qua đó đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân khi tham gia giao thông.

Hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh ngày càng được chú trọng, đồng bộ hơn, tiến độ thi công, chất lượng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh được bảo đảm; tổ chức giao thông (đèn cảnh báo giao thông, vạch sơn, gờ giảm tốc, biển báo hiệu đường bộ) không ngừng được đầu tư lắp đặt nhằm bảo đảm an toàn giao thông; Việc xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, các điểm bất cập có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông được các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp rà soát và xử lý trong thời gian qua.

Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng đạt tiêu chuẩn; công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện, công tác đào tạo sát hạch được thực hiện đúng quy trình, đúng quy định của pháp luật.

Công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông được các lực lượng chức năng thường xuyên đổi mới về hình thức, phương pháp thực hiện, chú trọng sử dụng các phương tiện thiết bị kỹ thuật hiện đại, bên cạnh thực hiện theo các kế hoạch định kỳ, các lực lượng chức năng mà lực lượng chủ công là Công an tỉnh, Thanh tra Sở Giao thông vận tải thường xuyên mở các đợt cao điểm và xử lý vi phạm theo chuyên đề, tập trung vào thời gian trọng điểm (lễ, tết, các sự kiện lớn), các loại xe ô tô chở khách, chở hàng hóa, mô tô, xe gắn máy vi phạm các lỗi là nguyên nhân trực tiếp xảy ra tai nạn giao thông, chú trọng các tuyến đường, địa bàn phức tạp về trật tự an toàn giao thông.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được thực hiện thường xuyên với các giải pháp căn cơ, đồng bộ mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ban An toàn giao thông tỉnh và các cơ quan chức năng triển khai thực hiện tốt các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông được quy định trong Luật giao thông đường bộ năm 2008 do Quốc hội thông qua, đồng thời căn cứ vào các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an; các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Bí thư Trung ương Đảng, của Chính phủ ban hành nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp chặt chẽ Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, kịp thời tham mưu cho Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh các Quyết định, Chỉ thị, Công điện, kế hoạch, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Đồng thời theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức triển khai của các ngành, địa phương, kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở.

Bên cạnh đó, công tác hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông được chú trọng. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành tại địa phương, Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp chặt chẽ, nhất là sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông để tránh tình trạng quản lý chồng chéo lên nhau hoặc đùn đẩy, né tránh làm giảm hiệu quả bảo đảm trật tự, an toàn giao thông bằng pháp luật. Tham gia hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn tham gia đóng góp ý kiến để chỉnh sửa, bổ sung, xây dựng mới các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông như đóng góp ý kiến bổ sung, chỉnh sửa như: Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; các Thông tư của Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, v.v...

Ban An toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, các đơn vị liên quan và các địa phương đã thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất Tỉnh uỷ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các Hội nghị sơ kết, tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông hàng năm; tổ chức các hội nghị chuyên đề kiểm điểm, đánh giá việc triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông; làm rõ những mặt đạt được, những tồn tại, hạn chế; trên cơ sở đó đề ra các chủ trương, giải pháp thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong thời gian tiếp theo. Đồng thời hàng năm đều tổ chức lễ ra quân phát động hưởng ứng năm an toàn giao thông và phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự an toàn giao thông, gắn với việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân giữ gìn trật tự an toàn giao thông”,  phong trào “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng” và Đề án “Ngày Chủ nhật xanh”./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày