Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.471.334
Truy cập hiện tại 3.854
Công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ năm 2009 đến hết năm 2023
Ngày cập nhật 01/04/2024

Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang; là trung tâm văn hóa du lịch; trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của miền Trung và cả nước, có nhiều đầu mối giao thông quan trọng như: nhà ga, sân bay, bến cảng, cửa khẩu, là cầu nối giữa 2 miền Nam - Bắc, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, giao thương với các nước Lào, Thái Lan... Với diện tích hơn 5.000 km2, dân số gần 1,3 triệu người, có thành phố Huế, cố đô của Việt Nam, là đô thị loại I, thành phố Di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival; có 09 địa bàn cấp huyện với 141 xã, phường, thị trấn; có nhiều đầu mối giao thông quan trọng: Quốc lộ 1, Quốc lộ 49, đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Tuý Loan.

 

Trên địa bàn tỉnh hiện có 11.033 tuyến giao thông đường bộ với tổng chiều dài 8480 km. Trong đó có tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan với chiều dài 127km (chiếm 2%); 4 tuyến Quốc lộ qua địa bàn với tổng chiều dài 485,26 km (chiếm 5%), gồm: Quốc lộ 1 (bao gồm đường tránh phía Tây thành phố Huế) chạy dọc theo chiều dài của Tỉnh (qua 05/9 địa bàn cấp huyện), Quốc lộ 49, Quốc lộ 49B, Hồ Chí Minh chạy dọc tuyến biên giới (biển, đất liền và qua 06/9 địa bàn cấp huyện); đường tỉnh: 41 tuyến/620,655km; đường đô thị: 500 tuyến/238,870 km; đường huyện: 104 tuyến/699,35 km; đường xã: 3.839 tuyến/2.163 km; đường giao thông nông thông và đường khác: 6.544 tuyến/3845,66 km. Tuyến giao thông đường sắt dài 101 km chạy qua tỉnh gồm 13 ga. Có 359 km đường sông, gồm: sông Hương dài 164 km, sông Bồ 66 km, sông Ô Lâu 64 km, sông Truồi 65 km; có 126 km bờ biển với 02 cảng biển; có 22.000 ha diện tích đầm phá, chạy dọc theo suốt chiều dài của tỉnh. Có cảng hàng không quốc tế Phú Bài với công suất thiết kế 5 triệu lượt khách/ năm.

Trong gần 15 năm thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cùng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đã đạt nhiều thành tựu to lớn, toàn diện về kinh tế - xã hội. Trong đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, đặc biệt là Quốc hội đã ban hành Luật giao thông đường bộ (2008) cùng với đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật triển khai, hướng dẫn cụ thể, chi tiết việc thực thi Luật Giao thông đường bộ. Với nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị, Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định; kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, ngày càng đáp ứng từng bước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phương tiện giao thông hiện đại hơn và ý thức pháp luật của người tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh nhất là giao thông đường bộ đang diễn biến ngày một phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông, những vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và tai nạn giao thông có nguy cơ gia tăng. Trong khi đó, hạ tầng giao thông chưa thật đồng bộ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như những khó khăn trong tổ chức giao thông trên địa bàn tỉnh; ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn hạn chế làm cho tình hình trật tự, an toàn giao thông diễn biến phức tạp, gia tăng nguy cơ mất an toàn, việc kiềm chế tai nạn giao thông gặp khó khăn.

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông luôn là nhiệm vụ trọng tâm, có tính chiến lược nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân góp phần kiềm chế tai nạn giao thông, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn được xác định là công tác trọng tâm, lâu dài, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đặc biệt của cán bộ, công chức và viên chức nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, từng bước kiềm chế, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông. Hàng năm, các cơ quan, ban, ngành đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông với các khẩu hiệu tuyên truyền phong phú; Ban An toàn giao thông tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các sở, ban ngành, đoàn thể, chính trị- xã hội, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tấn báo chí của địa phương, Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông với nhiều nội dung, hình thức đa dạng như tuyên truyền trực tiếp cho người tham gia giao thông, phát tờ rơi, áp phích, chiếu phóng sự, tổ chức hội đàm về  bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại các trường học; trên các trang thông tin điện tử của các sở ngành; tuyên truyền trên các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook...), thông qua người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, Luật phòng chống tác hại của rượu bia. Phát động và thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua như: “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, gắn với phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông“Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông”, “Cổng trường an toàn giao thông”,xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản về an toàn giao thông như “Phụ nữ với an toàn giao thông” “Nông dân với an toàn giao thông”, Xây dựng ứng dụng HueS cảnh báo các thông tin về trật tự, an toàn giao thông "... Tổ chức cho doanh nghiệp vận tải hàng hóa và  lái xe ký cam kết không vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông và không chở hàng quá tải trọng theo quy định.Tổ chức phát động thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong các cơ quan, đơn vị, trường học và trong quần chúng nhân dân; theo dõi, đánh giá biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện phong trào; phê phán, lên án những hành vi cố ý vi phạm, coi thường kỷ cương, pháp luật trật tự, an toàn giao thông, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện tiêu chí Văn hóa giao thông trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân.

Qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong tỉnh được tiếp cận với các quy định về giao thông vận tải đường bộ, giúp mọi đối tượng hiểu và chấp hành tốt pháp luật của nhà nước, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại địa phương./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày