Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.545.998
Truy cập hiện tại 2.181
Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới thực hiện Đề án “Chuyển hóa tình hình ma túy tại địa bàn huyện A Lưới ...
Ngày cập nhật 20/01/2024

Năm 2023, Đề án “Chuyển hóa tình hình ma túy tại địa bàn huyện A Lưới và tăng cường công tác phòng ngừa ma túy xâm nhập tuyến biên giới Việt - Lào trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” (sau đây gọi tắt là Đề án) đã được triển khai. Theo đó, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống ma túy trên địa bàn, hướng đến mục tiêu xây dựng địa bàn cấp huyện “sạch về ma túy”, các sở ban, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhệm vụ, địa bàn phụ trách triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

 

1. Tiếp tục tranh thủ sự Lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Lãnh đạo Bộ Công an, Thường trực Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp của các Ban, Ngành, Đoàn thể, chính quyền các địa phương triển khai quyết liệt các giải pháp “làm sạch” ma tuý theo Kế hoạch số 302/KH-UBND ngày 12/9/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản chỉ đạo khác có liên quan. Đẩy mạnh tiến độ triển khai “làm sạch” ma tuý tại các huyện, thị xã, thành phố gắn với thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 24/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 28/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị, ưu tiên triển khai các mặt công tác Công an đối với công tác “làm sạch” ma tuý phấn đấu đạt các tiêu chí sạch ma tuý theo Kế hoạch đã đề ra.

2. Tăng cường triển khai các giải pháp phòng ngừa, “làm sạch” gắn với “giữ sạch” ma tuý. Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, truyền thông phòng, chống ma tuý tại địa bàn cơ sở gắn với duy trì, phát huy hiệu quả các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận thông tin của người dân từ đường dây nóng, hòm thư tố giác tội phạm,… Qua đó, nâng cao ý thức của người dân trong phòng ngừa tội phạm, tệ nạn ma tuý và “giữ sạch” địa bàn.

3. Đấu tranh, triệt xoá các điểm phức tạp, điểm bán lẻ ma tuý trên địa bàn tỉnh. Tổ chức đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma tuý, ưu tiên lực lượng, phương tiện, biện pháp để đấu tranh, triệt xoá hoặc vô hiệu hoá các điểm bán lẻ, điểm phức tạp về ma tuý trên địa bàn. Chủ động lập án, đấu tranh triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý với phương châm : “Đánh cả đường dây; bắt đối tượng chủ mưu, cầm đầu, không để xảy ra tình trạng “nuôi lớn rồi mới đánh”. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống ma túy.

4. Tăng cường các giải pháp lập hồ sơ cai nghiện đối với người nghiện, người nghi nghiện trên địa bàn. Đối với địa bàn huyện A Lưới và địa bàn cấp xã không có người nghiện, người sử dụng ma tuý ưu tiên tăng cường các giải pháp quản lý sau cai nghiện, tái hoà nhập cộng đồng, không để ma tuý xâm nhập để “giữ sạch” địa bàn. Đối với các địa bàn đang triển khai “làm sạch” ma tuý, tăng cường công tác phối hợp lập hồ sơ cai nghiện trong đó ưu tiên lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc và quản lý, theo dõi chặt chẽ đối với số trường hợp đang cai nghiện tại cộng đồng, điều trị nghiện bằng thuốc thay thế tại địa bàn.

5. Chủ động tham mưu các giải pháp hỗ trợ về an sinh xã hội cho người dân các vùng khó khăn, những người yếu thế trong xã hội, những đối tượng dễ bị sự tác động của tội phạm và tệ nạn ma tuý. Triển khai các biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng tha tù trở về địa phương, người nghiện sau cai nghiện thành công và người có đóng góp cho công tác bảo đảm ANTT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để hỗ trợ ổn định cuộc sống.

6.  Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

- Phối hợp các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án theo Quyết định số 3264/QĐ-Ủy ban nhân dân ngày 31/12/2022 về việc phê duyệt dự án Cơ sở trợ giúp xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế  để sớm đưa vào vận hành, đáp ứng nhu cầu cai nghiện trên địa bàn. Chủ động phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quản lý sau cai đối với người nghiện, đảm bảo người nghiện có việc làm ổn định cuộc sống (xây dựng quy trình quản lý sau cai).

- Xây dựng kế hoạch, lộ trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác lập, thẩm định, thẩm tra hồ sơ áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, phấn đấu mỗi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện đều có cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này.

- Chủ động tham mưu, hướng dẫn, có cơ chế khuyến khích thành lập các Trung tâm cai nghiện dịch vụ ngoài xã hội (xã hội hóa) và đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ  hỗ trợ người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng, giảm bớt gánh nặng cho nguồn ngân sách Nhà nước.

- Nghiên cứu, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu cho cơ sở cai nghiện ma túy công lập đảm bảo đúng quy định Luật Phòng, chống ma túy năm 2021.

7. Sở Y tế

- Chủ trì, tổ chức triển khai hiệu quả Nghị định số 109/2021/NĐ-CP quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy; rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Tham mưu, đề xuất sửa đổi Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đảm bảo đồng bộ với Luật Phòng, chống ma túy; trong đó chú trọng việc bổ sung nội dung quy định người tham gia điều trị các chất danh thuốc phiện bằng thuốc thay thế đều phải có kết quả xác định tình trạng nghiện là người nghiện ma túy. Đẩy mạnh nghiên cứu các bài thuốc hỗ trợ cắt cơn cho người nghiện ma túy phù hợp với các loại ma túy khác nhau; tiếp tục nghiên cứu các phác đồ điều trị cho người nghiện ma túy tổng hợp.

- Phối hợp với Công an tỉnh trong việc xác định các loại ma túy, tiền chất mới được sử dụng hợp pháp trong lĩnh vực y tế cần quản lý theo quy định của Luật phòng, chống ma túy để phòng ngừa việc lợi dụng sản xuất, buôn bán ma túy.

- Đảm bảo cơ sở vật chất, tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực xác định tình trạng nghiện, điều trị và hỗ trợ điều trị cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và Trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị định số 109/2021/NĐ-CP.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ động rà soát, điều chuyển và bố trí nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và các nguồn vốn hợp pháp khác được giao quản lý để thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư các dự án được phê duyệt về hỗ trợ cai nghiện.

- Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch, lộ trình khẩn trương thực hiện Quyết định số 3264/QĐ-Ủy ban nhân dân ngày 31/12/2022 về việc phê duyệt dự án Cơ sở trợ giúp xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, (ưu tiên nguồn lực để xây dựng mới khu nhà ở học viên cai nghiện) để sớm đưa vào vận hành, đáp ứng nhu cầu cai nghiện trên địa bàn.

- Chủ trì rà soát các cơ sở, ngành nghề kinh doanh có tiềm ẩn nguy cơ tội phạm ma túy lợi dụng để hoạt động, như: quán bar, pub beer,... vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch - Đầu tư để quản lý.

9. Sở Tài chính

- Tham mưu, kiến nghị sửa đổi Thông tư số 82/2022/TT-BTC ngày 30/12/2022 của Bộ Tài chính, trong đó bổ sung phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đối với biện pháp quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy được quy định trong Luật Phòng, chống ma túy năm 2021.

- Rà soát, bổ sung kinh phí thực hiện Quyết định số 3264/QĐ-UBND ngày 31/12/2022 về việc phê duyệt dự án Cơ sở trợ giúp xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, (ưu tiên nguồn lực để xây dựng mới khu nhà ở học viên cai nghiện) để sớm đưa vào vận hành, đáp ứng nhu cầu cai nghiện trên địa bàn

 - Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan khẩn trương hướng dẫn, cân đối, bố trí kinh phí từ các nguồn phù hợp cho các dự án, nhiệm vụ thuộc Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025, Đề án “Chuyển hóa tình hình ma túy tại địa bàn huyện A Lưới và tăng cường công tác phòng ngừa ma túy xâm nhập tuyến biên giới Việt - Lào trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, Kế hoạch số 302/KH-UBND ngày 12/9/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

10.  Sở Thông tin và Truyền thông: Đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy, nhất là tại các địa bàn phức tạp về ma túy và nhóm có nguy cơ cao như: học sinh, sinh viên,....

11. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Tăng cường công tác nắm tình hình tội phạm ma túy khu vực ngoại biên và trên biển; chủ động kiểm soát và ngăn chặn hoạt động vận chuyển trái phép chất ma túy, không để ma túy thẩm lậu vào địa bàn (thực hiện thường xuyên).

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế

- Tham mưu Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy Huế ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy theo từng giai đoạn, gắn trách nhiệm các đơn vị, phân công cụ thể rõ người, rõ việc, rõ thời gian và tạo cơ chế vận hành, trong đó tập trung thực hiện quyết liệt, có hiệu quả, đạt các mục tiêu đã đề ra; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát, không để xảy ra tình trạng “khoán trắng” cho lực lượng Công an trong công tác phòng, chống ma túy.

- Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy và quản lý sau cai, không để phát sinh phức tạp về an ninh trật tự do người nghiện ma túy và người sử dụng trái phép chất ma túy gây ra trên địa bàn. Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm xã, phường, thị trấn không có ma túy./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày