Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.387.603
Truy cập hiện tại 9.159
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”
Ngày cập nhật 31/08/2022

Ngày 12 tháng 8 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 979/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 8 năm 2022.

 

Theo đó, thời gian thực hiện Đề án: từ năm 2022 - 2026.

Về phạm vi áp dụng: đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng.

Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án:

1. Nghiên cứu, khảo sát hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: tổ chức khảo sát thực trạng việc đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm các nước và ở Việt Nam trong xây dựng và tổ chức thực hiện các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác truyền thông, thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức tọa đàm, hội thảo, diễn đàn trao đổi về thực trạng, các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Ban hành Khung tiêu chí đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây gọi là Khung tiêu chí)

a) Khung tiêu chí đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

- Nội dung Khung tiêu chí gồm tiêu chí chung và tiêu chí riêng, bảo đảm linh hoạt, có thể áp dụng đánh giá cho từng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể gắn với đối tượng, lĩnh vực, vấn đề, thời gian, không gian cụ thể.

- Việc đánh giá thực hiện trên cơ sở so sánh, đo lường giữa mục tiêu, yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nguồn lực đầu tư với kết quả đạt được trên thực tế.

- Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá cần bảo đảm kết hợp giữa đánh giá hiệu quả việc thực hiện quản lý nhà nước, phổ biến, giáo dục pháp luật của các bộ, ngành, địa phương và đánh giá sự tác động của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với chuyển biến về nhận thức, hành vi tuân theo pháp luật của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Kết nối với các bộ tiêu chí, chỉ số khác có nội dung liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, tránh trùng lắp, lãng phí nguồn lực trong đánh giá.

- Đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện trên cơ sở tự đánh giá của cơ quan, tổ chức, đơn vị và đánh giá của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Xây dựng và ban hành Khung tiêu chí: tiêu chí chung đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tiêu chí riêng của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân thực hiện thí điểm.

c) Xây dựng, ban hành văn bản, tài liệu hướng dẫn về đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

d) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Tổ chức thực hiện đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: xây dựng, ban hành kế hoạch đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của từng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm; tổ chức tự đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Khung tiêu chí; tổ chức lấy ý kiến đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật; tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Khung tiêu chí; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Khung tiêu chí của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm.

4. Huy động nguồn lực xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia, hỗ trợ nguồn lực để tổ chức thực hiện đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định pháp luật; phối hợp với các tổ chức quốc tế, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong quá trình thực hiện Đề án.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông về đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Xây dựng phần mềm khảo sát trực tuyến; xây dựng, cập nhật dữ liệu thống kê các thông tin, số liệu về kết quả đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

5. Tổng kết, rút kinh nghiệm, nghiên cứu đề xuất định hướng hoàn thiện thể chế về đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: tổng kết Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức tổng kết việc thực hiện đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và đề xuất định hướng hoàn thiện thể chế, giải pháp phù hợp đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên phạm vi cả nước.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày