Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.387.603
Truy cập hiện tại 3.720
Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025
Ngày cập nhật 29/08/2022

Ngày 18 tháng 8 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 302/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (sau đây được viết tắt là Chương trình).

 

Chương trình được thực hiện trên địa bàn 24 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng DTTS&MN; trong đó ưu tiên nguồn lực đầu tư cho địa bàn 12 xã và 05 thôn đặc biệt khó khăn của xã thuộc vùng DTTS&MN với các mục tiêu như: phấn đấu thu nhập bình quân của người DTTS tăng 2 lần so với năm 2020; duy trì 100% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng với các trang thiết bị cơ bản phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của địa phương; phấn đấu 100% cán bộ, công chức vùng đồng bào DTTS&MN đạt chuẩn chức danh theo quy định; có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm..v.v..thuộc 10 dự án. Tại Kế hoạch đã đề ra 05 nhóm giải pháp cụ thể như sau:

1. Nhóm giải pháp về kinh tế

Thực hiện bố trí, sắp xếp ổn định dân cư cho khoảng 480 hộ vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới và những nơi cần thiết, nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh, quốc phòng. Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu và phát triển các sản phẩm dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đảm bảo cung cấp đủ số lượng, chủng loại dược liệu cho công nghiệp sản xuất, bào chế thuốc, công nghiệp dược hóa và dùng trong y học cổ truyền; gắn với công tác bảo tồn, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chú trọng ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế, trình độ phát triển của đồng bào DTTS&MN và xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết giữa người dân và doanh nghiệp trong việc ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Bước đầu hình thành hệ sinh thái và hệ thống hỗ trợ chuyên nghiệp phục vụ hoạt động khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh bền vững ở vùng DTTS&MN. 

2. Nhóm giải pháp về văn hóa, xã hội

Tập trung củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đối với học sinh DTTS; nâng cao tỷ lệ huy động học sinh đến trường, hạn chế thấp nhất tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực học sinh; hướng dẫn cho học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn; tăng cường các hoạt động ngoại khóa, trong đó ưu tiên các hoạt động nhằm giáo dục truyền thống dân tộc, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; vận động đồng bào thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình nhằm góp phần hạ thấp tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;

3. Nhóm giải pháp về an ninh, quốc phòng

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước đối với việc thực hiện các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương đối với công tác an ninh, quốc phòng. Đẩy mạnh công tác giáo dục an ninh, quốc phòng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành. Xây dựng nội dung giáo dục an ninh, quốc phòng thích hợp cho từng cấp học, từng hệ đào tạo trong chương trình giáo dục.

4. Nhóm giải pháp về huy động nguồn lực

Có chính sách thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước, các nhà đầu tư trực tiếp hoặc liên kết sản xuất kinh doanh; khuyến khích đầu tư vốn theo hình thức liên kết sản xuất với đồng bào ở địa bàn miền núi trong phát triển kinh tế rừng, trồng cây công nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, trong đó nguồn lực Nhà nước giữ vai trò quan trọng, quyết định để huy động các nguồn lực khác. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số...

5. Nhóm giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo điều hành

Tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, nhân dân nhất là phát huy vai trò giám sát, phản biện trong thực hiện chính sách dân tộc, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vùng đồng bào DTTS&MN. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy nội lực, giá trị văn hóa truyền thống, khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu trong hội viên, đoàn viên và đồng bào DTTS để phấn đấu cùng nhân dân toàn tỉnh xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển. Đẩy mạnh việc triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày