Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.545.998
Truy cập hiện tại 5.025
Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030
Ngày cập nhật 22/03/2022

Ngày 18 tháng 3 năm 2022, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 109/KH-UBND thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

 

Theo đó, nhằm tiếp tục triển khai Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; tại Kế hoạch đã đề ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa:

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, lồng ghép với tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của đất nước, của tỉnh và các địa phương. Tăng cường, đa dạng hóa, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động, hình thức tuyên truyền, giáo dục chính trị văn hóa, đạo đức, lối sống cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Phát huy những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong sáng tạo, sản xuất, phổ biến, lưu giữ các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật nhằm mở rộng khả năng tiếp cận, nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng.

2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về văn hóa:

Rà soát, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực cho lĩnh vực văn hóa của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của các đoàn thể chính trị. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực văn hóa; tiếp tục phân cấp cụ thể trách nhiệm quản lý về văn hóa cho các địa phương.

3. Xây dựng con người phát triển toàn diện:

Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình. Đẩy mạnh truyền thông thực hiện phong trào “Học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”. Nâng cao chất lượng hoạt động thư viện, khuyến khích phát triển hệ thống thư viện cấp huyện, xã nhằm thúc đẩy phong trào đọc sách, nâng cao dân trí. Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Duy trì và phát triển các câu lạc bộ, điểm nhóm tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe trong Nhân dân.

4. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế:

Tuyên truyền, vận động Nhân dân đấu tranh, phê phán những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội; xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội; nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Phát huy tốt vai trò của gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, biểu dương những tấm gương tốt để lan tỏa trong cộng đồng. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nêu cao vai trò, tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, người có uy tín trong cộng đồng.

5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa:

Khuyến khích, tạo điều kiện để người dân chủ động tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng, phát huy năng lực sáng tạo. Đổi mới các hoạt động văn hóa phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin và biến đổi xã hội, con người do tác động của thiên tai, dịch bệnh... Huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ các nguồn lực, góp phần củng cố, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa...

6. Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc:

Tập trung Huy động các nguồn lực xã hội hóa chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch bền vững. Phục dựng các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán độc đáo của các địa phương; xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy làng nghề truyền thống nhằm phát duy giá trị các di sản văn hóa. Tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức sưu tầm, nghiên cứu, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa...

7. Hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa, ưu tiên phát triển công nghiệp văn hóa; khai thác phát huy văn hóa,di sản phát triển du lịch:

Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tăng cường đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng của tỉnh như: Du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo… và các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa. Thực hiện Đề án “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam” “Huế - Kinh đô ẩm thực”; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành phim trường đặc sắc của Việt Nam.

8. Chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa:

Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình hành động số 69-CTr/TU ngày 03/02/2020 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.... Xây dựng và triển khai các chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa, du lịch của tỉnh tại các hội chợ khu vực, trong nước, quốc tế…

9. Tạo đột phá phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật:

Quan tâm phát triển nguồn nhân lực văn hoá, trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chuyên ngành văn hóa; đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Có chế độ đãi ngộ phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh để thu hút nhân lực chất lượng cao làm việc trong các thiết chế văn hóa như: Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Thư viện, Bảo tàng, thiết chế văn hóa - thể thao các cấp.

10. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa.

Nâng cao năng lực nghiên cứu cơ bản cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý văn hóa nghệ thuật các cấp, phục vụ nhiệm vụ quy hoạch định hướng đường lối, chính sách, chiến lược phát triển của tỉnh. Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học về văn hóa, nghệ thuật với các tổ chức nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế; đẩy mạnh công bố trong nước và quốc tế các công trình khoa học về văn hóa, nghệ thuật...

          11. Phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển trong lĩnh vực văn hóa:

Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn xã hội hóa đầu tư cho văn hóa. Tập trung khai thác, sử dụng có hiệu quả thiết chế văn hóa, thể thao công lập. Kiện toàn và phát huy vai trò của các Liên đoàn, Hiệp hội, Câu lạc bộ văn hóa, thể thao, du lịch. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn tỉnh. Tăng cường đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tôn tạo các di sản thế giới, di tích cấp quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia có giá trị tiêu biểu của Việt Nam; bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc Cung đình Huế, Ca Huế... các loại hình nghệ thuật truyền thống.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày