Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 3.881
Giải pháp thực hiện Kế hoạch triển khai “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 10/11/2021

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, ngày 02 tháng 11 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 343/KH-UBND về triển khai “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Theo đó, các giải pháp thực hiện Kế hoạch triển khai “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” như sau:

1. Công tác truyền thông, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết 128/NQ-CP và Quyết định số 4800/QĐ-BYT:

- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế và hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới của các bộ, ngành trong các cấp, các ngành. Tạo chuyển biến nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

- UBND các cấp, các cơ quan, đơn vị cụ thể hóa Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ, ngành thống nhất các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội với tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, an toàn, hiệu quả.

- Tăng cường công tác truyền thông kịp thời, bảo đảm thống nhất chính xác thông tin với nhiều hình thức, đa phương tiện nhằm nâng cao ý thức của người dân trong phòng chống dịch, đặc biệt tuân thủ nguyên tắc “5K” của Bộ Y tế; khuyến khích người dân thường xuyên tự đi xét nghiệm để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

2. Xác định và công bố cấp độ dịch:

- Thực hiện kịp thời, chính xác việc cập nhật thông tin, xác định, công bố cấp độ dịch hàng ngày và công khai lên trang thông tin điện tử của địa phương.

- Triển khai các biện pháp áp dụng tương ứng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các văn bản của tỉnh.

3. Chuẩn bị năng lực ứng phó với dịch COVID-19:

- Xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch theo từng cấp độ; tổ chức triển khai khi có dịch xảy ra trên địa bàn;

- Tăng cường tổ chức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị trên địa bàn;

- Tăng cường khả năng thu dung, điều trị và chăm sóc người mắc COVID-19, đặc biệt là bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến huyện trên địa bàn (bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 theo hướng dẫn tại quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ Y tế và Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế, trong đó phải xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung.

- Có kế hoạch khả thi bảo đảm hệ thống cung cấp ô xy hóa lỏng, khí cho các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên; các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn bảo đảm được cung cấp ô xy y tếđể đáp ứng khi có dịch xảy ra theo hướng dẫn tại Quyết định số 4349/QĐ-BYT ngày 10/9/2021 của Bộ Y tế.

- Có kế hoạch thiết lập Trạm Y tế lưu độngtại cộng đồng và tại khu, cụm công nghiệp (kết hợp với bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh), tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng, tổ chức quản lý F0 tại nhàđược hướng dẫn tại Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ Y tế; các Trạm Y tế lưu động phải được diễn tập và sẵn sàng đáp ứng khi cần thiết.

- Tổ chức cơ sở khám, chữa bệnh vừa điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị COVID-19. Bảo đảm tổ chức phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm đến cơ sở khám, chữa bệnh để phát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.

4. Công tác xét nghiệm:

- Tổ chức xét nghiệm định kỳ cho những nhóm đối tượng nguy cơ như người có biểu hiện triệu chứng ho, sốt, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác, khứu giác, khó thở...; người làm việc tại cơ sở y tế, khu cách ly tập trung, Chốt kiểm soát y tế;

- Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên do cơ quan y tế thực hiện tại các khu vực nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám chữa bệnh, chợ, bến xe, siêu thị...; đối với nhóm nguy cơ cao di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người như lái xe, người giao hàng hoá (shipper), làm việc tại cây xăng, cửa hàng, quán ăn dọc tuyến quốc lộ... và các đợt chiến dịch theo thông báo của cơ quan y tế.

- Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ, ngẫu nhiên cho người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở...

- Xét nghiệm đối với người đến/trở về từ các vùng nguy cơ thực hiện theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo PCD COVID-19 tỉnh và cơ quan y tế.

- Tăng cường xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, khu vực phong toả 3 ngày/lần đối với khu vực nguy cơ rất cao (cấp 4) và 07 ngày/lần đối với khu vực nguy cơ cao (cấp 3) theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

- Chỉ định xét nghiệm theo phương pháp gộp mẫu khi tổ chức xét nghiệm tầm soát, sàng lọc, định kỳ để đảm bảo vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí.

5. Công tác cách ly, giám sát y tế:

- Tổ chức công tác cách ly, giám sát y tế theo các hướng dẫn của BCĐ PCD COVID-19 tỉnh và Sở Y tế.

- Tiếp tục tổ chức, quản lý tốt các khu cách ly tập trung cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã do quân đội quản lý; chủ động điều phối sử dụng các khu cách ly tập trung hiệu quả, phù hợp với từng cấp độ dịch. Mỗi địa phương đảm bảo sẵn sàng 02-03 khu cách ly tập trung để kích hoạt khi cần thiết.

- Quản lý chặt chẽ cư trú và di biến động của người dân trên địa bàn, đặc biệtphát huy vai trò của địa phương, tổ COVID-19 cộng đồng trong việc giám sát người đang áp dụng biện pháp cách ly tại nhà, giám sát y tế, theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú đối với người đến/trở về các địa phương, giám sát tại nhà đối với người hoàn thành cách ly tập trung trở về.

- Đảm bảo linh hoạt, vận dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để người dân được di chuyển thuận lợi, làm việc để phục vụ khôi phục, phát triển sản xuất.

6. Công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19:

Tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 theo các đợt tiêm chủng của tỉnh, đặc biệt phải đảm bảo đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo quy định.

7. Công tác điều trị F0:

Tiếp tục triển khai tốt công tác thu dung điều trị theo tháp 3 tầng và hướng dẫn chẩn đoán điều trị của Bộ Y tế.

8. Hoạt động giao thông, vận tải, vận chuyển hàng hoá:

- Hướng dẫn, tổ chức hoạt động vận tải, vận chuyển hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy, hoạt động vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, giao thông liên tỉnh, nội tỉnh phù hợp điều kiện phòng, chống dịch bệnh đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và bố trí lực lượng để tổ chức phân luồng, hướng dẫn kiểm tra giao thông và kiểm soát hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với diễn biến dịch bệnh trên địa bàn và các quy định của Trung ương, tỉnh trong tình hình mới.

9. Hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân phù hợp với từng cấp độ diễn biến dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo công tác bảo đảm hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

- Triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh thông suốt, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ hàng hóa.

10. Hoạt động giáo dục, văn hoá – xã hội:

Triển khai các giải pháp đảm bảo thực hiện năm học 2021 - 2022 và các hoạt động văn hóa - xã hội an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 tại từng địa phương.

11. Hoạt động an ninh trật tự, an toàn xã hội:

Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và an ninh mạng, nhất là tại cơ sở và tại các địa bàn, khu vực cách ly y tế; tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là hành vi chống lại lực lượng chức năng tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

12. Hoạt động kiểm tra, khen thưởng:

- Tích cực động viên, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp, việc làm cụ thể, hiệu quả trong phòng, chống dịch COVID-19.

- Kiểm tra, đôn đốc đến cấp cơ sở việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết sẵn sàng đáp ứng nhanh với từng cấp độ dịch và khi tình hình dịch bệnh thay đổi./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày