Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.471.334
Truy cập hiện tại 3.316
Củng cố, kiện toàn về tổ chức hoạt động trợ giúp pháp lý
Ngày cập nhật 03/10/2023

 Công tác củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (Trung tâm) được chú trọng nhằm đảm bảo cho hoạt động trợ giúp pháp lý đi vào nề nếp, ngày càng nâng cao về chất lượng. Số lượng biên chế của Trung tâm đầu năm 2018 là 23 người (18 trợ giúp viên pháp lý và 5 viên chức, người lao động). Trên cơ sở Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 19/7/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục vị trí việc làm của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, Trung tâm đã bố trí 11 vị trí việc làm. Thực hiện Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2167/QĐ-UBND ngày 07/9/2022 về việc tổ chức lại Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp, theo đó thực hiện hợp nhất 03 Phòng chuyên môn thành 02 Phòng và giải thể 02 Chi nhánh. Việc tổ chức lại Trung tâm nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Trung tâm, góp phần xây dựng đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, hiệu quả. Để đảm bảo thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời đối với các địa bàn xa thành phố, có điều kiện đi lại khó khăn, Trung tâm cử trợ giúp viên pháp lý trực tại Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch phối hợp số 2363/KH-STP-TAND ngày 25/11/2022 giữa Sở Tư pháp và Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, với 02 cách thức: trực tại trụ sở Tòa án nhân dân và trực qua điện thoại.

Xác định nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý là trọng tâm, trong thời gian qua, đội ngũ trợ giúp viên pháp lý đã được củng cố kiện toàn về số lượng và chất lượng, theo hướng chuyên môn hóa nghiệp vụ và không ngừng nâng cao về chất lượng. Từ 02 trợ giúp viên pháp lý năm 2007, đến năm 2023 đã có 17 trợ giúp viên pháp lý. Sau khi được bổ nhiệm 100% trợ giúp viên pháp lý thực hiện tốt việc tham gia tố tụng. Đội ngũ trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm được đánh giá ngày càng trưởng thành và khẳng định được vai trò của mình trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý. Việc tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý nói chung, của trợ giúp viên pháp lý nói riêng trong các vụ án đã góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               

          Thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý và Nghị định số 144/2017/NĐ-CP, Sở Tư pháp đã ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với 04 tổ chức (03 tổ chức hành nghề luật sư và 01 Trung tâm tư vấn pháp luật) để thực hiện trợ giúp pháp lý. Trung tâm ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với 05 luật sư.

Về chất lượng tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý cơ bản đạt chất lượng, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý.  

Nhìn chung, hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh ngày càng được củng cố, kiện toàn, phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp, đảm bảo các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý kịp thời, có chất lượng tương đương với dịch vụ của luật sư cung cấp. Về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình.

Để tiếp tục khẳng định, nâng cao chất lượng công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về một số nội dung liên quan đến quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý như sau:

- Khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 144/2017/NĐ-CP quy định: Trung tâm có Giám đốc, Phó Giám đốc, Trợ giúp viên pháp lý, viên chức và người lao động khác. Giám đốc, Phó Giám đốc phải là Trợ giúp viên pháp lý và do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách chức. Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 144/2017/NĐ-CP quy định Trợ giúp viên pháp lý có đủ các tiêu chuẩn sau thì được đề nghị bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm: (i) Có ít nhất 03 năm là trợ giúp viên pháp lý hoặc thẩm phán hoặc kiểm sát viên, điều tra viên trung cấp trở lên hoặc có 05 năm làm công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý trong ngành Tư pháp; (ii) Có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật. Việc quy định này gặp khó khăn trong việc bố trí, điều động, luân chuyển cán bộ giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm. Do đó, đề nghị có quy định mở để tạo điều kiện cho việc bố trí, luân chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.

- Khoản 2 Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định: “Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể có Chi nhánh. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước” và khoản 3 Điều 3 Nghị định số 144/2017/NĐ-CP quy định “Trung tâm có thể có các bộ phận chuyên môn thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập”. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 144/2017/NĐ-CP “Chi nhánh có Trưởng Chi nhánh là Trợ giúp viên pháp lý, do Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức”. Còn các bộ phận chuyên môn thuộc Trung tâm không có quy định về chức vụ (Trưởng phòng hay Trưởng bộ phận), tiêu chuẩn, thẩm quyền bổ nhiệm.

- Bổ sung cơ chế để có chính sách thu hút người có năng lực tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày