Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.471.334
Truy cập hiện tại 2.938
Kết quả đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý và đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công năm 2022
Ngày cập nhật 28/10/2022

Thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý, Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 03/2021/TT-BTP ngày 25 tháng 5 năm 2021); ngày 26 tháng 01 năm 2022, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 153/KH-STP về đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý và đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công năm 2022.

 

 Qua đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý (TGPL) và đánh giá hiệu quả vụ việc TGPL tham gia tố tụng đã nêu rõ những ưu điểm, hạn chế và kiến nghị để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TGPL trong thời gian tới, cụ thể:

Kết quả đánh giá chất lượng vụ việc TGPL: các hồ sơ được lập danh mục tài liệu có trong hồ sơ, thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 12/2018/TT-BTP và đáp ứng các tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc TGPL theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 12/2018/TT-BTP (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 11 Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BTP).

Trong lĩnh vực tố tụng dân sự có 09/10 hồ sơ về hôn nhân gia đình, chủ yếu là các vụ việc ly hôn, tranh chấp nuôi con, trong đó 05 vụ việc người được TGPL là trẻ em. Người thực hiện TGPL đã thu thập các tài liệu liên quan đến người được TGPL trên cơ sở gặp đỡ, tiếp xúc với người đại diện theo pháp luật là cha hoặc mẹ người được TGPL, người thân đang chăm sóc, nuôi dưỡng người được TGPL để kịp thời tìm hiểu hoàn cảnh, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người được TGPL liên quan đến việc ly hôn của cha mẹ. Luận cứ thể hiện người thực hiện TGPL đã nghiên cứu các quy định pháp luật có liên quan để bảo đảm nội dung TGPL, xem xét nguyện vọng của người được TGPL trên cơ sở đối chiếu đến khả năng tài chính, khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng để đảm bảo môi trường phát triển toàn diện cho người được TGPL sau khi bố mẹ ly hôn; tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. 01/10 hồ sơ về tranh chấp đất đai, người thực hiện TGPL đã thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc, phân tích, vận động hoà giải, áp dụng các quy định pháp luật để bảo vệ người được TGPL.

Trong lĩnh vực tố tụng hình sự có 06 hồ sơ thể hiện người thực hiện TGPL đã tuân thủ các quy định của pháp luật về tố tụng và các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người thực hiện TGPL; tuân thủ nguyên tắc và các quy định khác về TGPL, không vi phạm các điều cấm theo quy định. Các hồ sơ thể hiện, sau khi được phân công, người thực hiện TGPL đã thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa, gặp gỡ người được TGPL; đã bảo đảm về thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL đã chủ động, kịp thời nắm bắt quá trình giải quyết vụ việc và các thông tin liên quan; liên hệ chặt chẽ với người được TGPL và thân nhân của người được TGPL để tìm hiểu sự thật khách quan các tình tiết vụ việc; chủ động tham gia tích cực, đầy đủ các hoạt động tố tụng để kịp thời có giải pháp bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL. Vụ việc TGPL được thực hiện trên cơ sở thu thập, phân tích và đánh giá các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc và người được TGPL. Luận cứ khách quan, rõ ràng, có căn cứ pháp luật, đưa ra được quan điểm bào chữa hoặc quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL trên cơ sở phân tích quá trình phạm tội, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng. Quá trình thực hiện TGPL được thể hiện tương đối đầy đủ trong hồ sơ.

 Kết thúc vụ việc TGPL, người thực hiện TGPL đã thực hiện lấy ý kiến đối với người được TGPL hoặc người thân thích theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 12/2018/TT-BTP. Các hồ sơ đều có Phiếu lấy ý kiến đối với người được TGPL hoặc người thân thích của người được TGPL.

Kết quả đánh giá hiệu quả vụ việc TGPL tham gia tố tụng để xác định vụ việc TGPL tham gia tố tụng thành công: 02 hồ sơ được lựa chọn đánh giá là vụ việc TGPL tham dự tố tụng thành công thuộc lĩnh vực tố tụng dân sự. Nội dung vụ việc là sự thỏa thuận của các bên trong vụ án ly hôn và thỏa thuận nuôi con. Trợ giúp viên pháp lý đã gặp gỡ, nắm bắt nguyện vọng, giúp người được trợ giúp pháp lý được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp trong hòa giải.

02 vụ việc được lựa chọn đánh giá đạt tiêu chí vụ việc TGPL tham gia tố tụng thành công, hiệu quả vì Trợ giúp viên đã giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người được trợ giúp pháp lý trong hoà giải khi Toà án ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên, đáp ứng tiêu chí 16[1] của Phụ lục số 01 Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, hiệu quả được ban hành kèm theo Công văn số 98/CTGPL-TC&QLCL ngày 16/3/2021 của Cục Trợ giúp pháp lý.

Một số hạn chế: văn bản thể hiện trách nhiệm giải thích của người TGPL chưa giải thích rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc trợ giúp để người được trợ giúp nắm bắt; bên cạnh một số hồ sơ vụ việc TGPL, người thực hiện thẩm định đã thực hiện cơ cấu điểm trong thẩm định và xếp loại chất lượng vụ việc TGPL, phần lớn các báo cáo thẩm định chất lượng vụ việc TGPL căn cứ các tiêu chí được quy định tại Điều 16 Thông tư số 12/2018/TT-BTP (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 11 Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BTP) để thực hiện thẩm định, không nêu rõ cơ cấu điểm trong báo cáo thẩm định nên việc thẩm định, xếp loại chất lượng vụ việc TGPL còn chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể.

Kiến nghị: nhằm bảo đảm tính khách quan, minh bạch trong kết quả thẩm định chất lượng vụ việc TGPL, cần quán triệt người thực hiện thẩm định chất lượng vụ việc TGPL nêu rõ cơ sở của kết quả đánh giá, cụ thể: Nêu rõ số điểm chấm theo các tiêu chí quy định tại Điều 16 Thông tư số 12/2018/TT-BTP (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 11 Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BTP) để làm rõ từng nội dung tiêu chí, mức độ đạt của từng tiêu chí, qua đó có có cơ sở đề ra giải pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng, hiệu quả vụ việc TGPL theo đúng tinh thần của các Thông tư nêu trên. Đối với vụ việc đánh giá hiệu quả vụ việc TGPL tham gia tố tụng để xác định vụ việc TGPL tham gia tố tụng thành công: tổ chức thực hiện TGPL thực hiện nghiêm việc đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 12/2018/TT-BTP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BTP).

 


[1] “Vụ việc mà quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thực hiện trợ giúp pháp lý được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận theo hướng có lợi cho người trợ giúp pháp lý tại bản án, quyết định tố tụng, cụ thể như sau: 1. Giúp người được trợ giúp pháp lý được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp trong hoà giải khi Toà án ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên (Mã số tiêu chí: TC16)

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày