Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.471.334
Truy cập hiện tại 37.343
Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng Công nghệ Thông tin”
Ngày cập nhật 18/05/2020

Ngày 29 tháng 4 năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 110/KH-UBND triển khai Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng Công nghệ Thông tin”.

 

Theo đó, kế hoạch đề ra các nhiệm vụ và giải pháp để triển khai có hiệu quả Đề án, cụ thể như sau:

1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống truyền thanh cơ sở theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông

- Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thông truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông (CNTT-VT) được thực hiện theo lộ trình sau:

+ Từ 2020 – 2021: Thực hiện khảo sát, đánh giá hiện trạng cũng như hiệu quả sử dụng hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Từ đó xác định được nhu cầu cũng như các căn cứ về điều kiện tự nhiên, mật độ dân cư, điểm tập trung đông dân cư để có phương án đầu tư, thiết lập hệ thống truyền thanh cơ sở phù hợp với từng địa phương, tránh lãnh phí.

+ Từ 2021 – 2022: Thứ nhất: Từ kết quả khảo sát, đánh giá, để thực hiện đầu tư thiết bị mới đối với các xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh xuống cấp, không còn khả năng sử dụng. Không để tồn tại vùng trũng về truyền thanh cơ sở; thứ hai: Chọn thí điểm đầu tư, chuyển đổi một số đài truyền thanh hữu tuyến/FM sang đài truyền thanh ứng dụng hệ thống truyền thanh thông minh đảm bảo thông tin bảo mật, thiết bị gọn nhẹ. Sử dụng ứng dụng mobile và hệ thống quản trị trên cloud để triển khai truyền thanh. (Ưu tiên những đài đã hư hỏng, xuống cấp không còn hoạt động được). Đồng thời theo dõi, đánh giá hiệu quả sử dụng.

+ Từ 2023 – 2025: Phấn đấu số đài truyền thanh được đầu tư, chuyển đổi sang ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông trên địa bàn tỉnh đạt 40%.

+ Từ 2025 – 2030: Phấn đấu số đài truyền thanh được đầu tư, chuyển đổi sang ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông trên địa bàn tỉnh đạt 95%.

- Việc đầu tư hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng CNTT-VT phải đảm bảo các yêu cầu sau: Hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng CNTT-VT phải đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thông tin theo quy định. Sử dụng thiết bị có khả năng nhận thông tin từ một hệ thống biên tập thông tin tập trung thông qua kết nối mạng viễn thông hoặc Internet.

- Thiết bị kết nối được với hệ thống phát thanh FM của cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh, Đài Tiếng nói Việt Nam và đảm bảo trong điều kiện đặc biệt (thiên tai, cố ý phá hoại, xảy ra chiến tranh...) khi mạng viễn thông, Internet bị tấn công, hệ thống không hoạt động được thì đài truyền thanh cơ sở vẫn có thể chuyển sang hoạt động theo công nghệ phát sóng FM.

- Hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng CNTT-VT được kết nối trực tiếp đến hệ thống tác nghiệp trung tâm “Hệ thống thông tin nguồn và thu thập, tổng hợp, phân tích, quản lý dữ liệu, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở” để nhận nội dung phát thanh.

- Hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng CNTT-VT cần được đảm bảo các thiết bị tối thiểu sau: Bộ điều khiển thu phát thanh thông minh: Kết nối Internet gửi, nhận lệnh từ trung tâm điều khiển và thông tin cần phát; bộ thu tín hiệu FM: Tiếp sóng tín hiệu FM của cơ sở truyền thanh - truyền hình huyện, đài phát thanh - truyền hình tỉnh và Đài Tiếng nói Việt Nam; hệ thống lưu trữ dữ liệu chương trình; microphone để thông báo; có thể sử dụng lại hệ thống loa còn hoạt động tốt của đài truyền thanh hữu tuyến/truyền thanh FM để tránh lãng phí trong đầu tư nâng cấp.

2. Thiết lập bảng tin điện tử công cộng: Thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng cũng như hiệu quả của bảng điện tử công cộng hiện có trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch thiết lập các bảng tin điện tử công cộng phục vụ nhiệm vụ chính trị và cung cấp thông tin thiết yếu phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế, xã hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

3. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ phụ trách về công nghệ thông tin và cán bộ làm công tác thông tin cơ sở: Thực hiện rà soát, xác định nhu cầu, từ đó hằng năm xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách về công nghệ thông tin và cán bộ làm công tác thông tin cơ sở các cấp về các nội dung sau: Tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng biên soạn, biên tập tin, bài; nâng cao năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá chất lượng thông tin; tập huấn, bồi dưỡng về sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để quản lý, vận hành thiết bị kỹ thuật, an toàn, an ninh thông tin; tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng biên soạn tài liệu tuyên truyền, sản xuất nội dung chương trình, biên tập tin, bài phát thanh theo hướng hiện đại.

4. Phối hợp xây dựng hệ thống thông tin nguồn và thu thập, tổng hợp, phân tích, quản lý dữ liệu, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở: Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin nguồn và thu thập, tổng hợp phân tích, quản lý dữ liệu theo mô hình phân cấp, phân tầng để đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống thông tin cơ sở; xác định đây là nội dung trọng tâm của Đề án; hệ thống thông tin tại địa phương được triển khai theo hình thức nhân rộng hệ thống của Trung ương. Để phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong quá trình xây dựng hệ thống, cần thực hiện rà soát, kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất, từ đó thực hiện đầu tư, chuẩn bị hạ tầng cài đặt, vận hành hệ thống thông tin nguồn và thu thập, tổng hợp, phân tích, quản lý dữ liệu, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở tại địa phương; hoàn thiện đầu tư hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng CNTT-VT trên địa bàn tỉnh, sẵn sàng kết nối với Hệ thống thông tin nguồn và thu thập, tổng hợp, phân tích, quản lý dữ liệu, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở; phối hợp chặt chẽ trong công tác thu thập, cung cấp thông tin, dữ liệu để xây dựng hệ thống; bố trí và đào tạo nhân sự phục vụ công tác thu thập, tổng hợp, phân tích, quản lý dữ liệu, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở tại địa phương;

5. Tuyên truyền, phổ biến về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin cơ sở

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị các cấp, nhất là người đứng đầu về vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin để chỉ đạo xây dựng, củng cố, phát triển và hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở.

- Tuyên truyền, phổ biến các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin cơ sở đến đông đảo người dân. Công tác tuyên truyền cần đặc biệt chú trọng đến người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Công tác tuyên truyền cần triển khai một cách sâu rộng, với nhiều hình thức và nội dung sinh động, phong phú. Cụ thể: Thông tin trên báo chí, xuất bản phẩm, thông tin điện tử, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác; biểu dương, khen thưởng những mô hình hay, cách làm sáng tạo ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin cơ sở; tuyên truyền, hướng dẫn người dân hưởng ứng việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc góp ý, đánh giá hiệu quả thực thi các chính sách, pháp luật và trao đổi thông tin tương tác hai chiều giữa người dân với cơ quan quản lý nhà nước.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày