Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.471.334
Truy cập hiện tại 3.761
Công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người năm 2020
Ngày cập nhật 26/02/2020

Ngày 15 tháng 02 năm 2020, Ban Chủ nhiệm Dự án 4 tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 658/KH-BCNDA4 thực hiện Dự án “Đấu tranh phòng, chống tội phạm  xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người” năm 2020.

 

Theo đó, Kế hoạch đề ra nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm như sau:

1.Công tác phòng ngừa tội phạm

          -Tham mưu Ban Chỉ đạo 138 của tỉnh định hướng các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh xây dựng, duy trì các chuyên trang, chuyên mục và tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền chính sách, pháp luật bảo vệ trẻ em, kịp thời thông tin phương thức, thủ đoạn, kết quả giải quyết các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em, tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân tham gia phòng ngừa và tố giác tội phạm; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong kiểm tra, xử lý thông tin trên mạng xã hội, nhất là các trang web, clip khiêu dâm trẻ em, các tài khoản mạng xã hội có nội dung xấu, ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của trẻ em, nhất là bạo lực học đường;

-Biên soạn tài liệu và tổ chức tuyên truyền pháp luật, kỹ năng phòng ngừa xâm hại trẻ em cho các học sinh các các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tập trung các địa bàn trọng điểm, trường dân tộc nội trú vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn;

- Xây dựng, hoàn thiện và triển khai đến các chi hội phụ nữ cơ sở tài liệu truyền thông chung về phòng, chống mua bán người, xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vùng miền, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; củng cố, kiện toàn và tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên để hỗ trợ thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền tại công đồng;

-Xây dựng kế hoạch hành động Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6/2020); Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2020) và Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người (30/7/2020), tăng cường các hoạt động phòng, chống xâm hại trẻ em, mua bán người bảo đảm thiết thực, hiệu quả; động viên khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác này;

- Tổ chức các diễn đàn, đối thoại, tọa đàm, trao đổi, tư vấn, sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề tại cộng đồng để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, mua bán người, nhất là các vấn đề liên quan như lao động di cư bất hợp pháp, hôn nhân và cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài; tổ chức các hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, thi sáng tác, xây dựng các tiểu phẩm hoặc thi tuyên truyền viên giỏi về phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật;

- Tổng kết, đánh giá mô hình “Phòng ngừa, trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng”, “Phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục” để rút kinh nghiệm, nhân rộng trên địa bàn.

2.Công tác đấu tranh, xử lý tội phạm

- Nâng cao chất lượng công tác nắm tình hình, công tác nghiệp vụ cơ bản, xác lập, đấu tranh chuyên án, điều tra khám phá các vụ án xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em. Các vụ việc do người chưa thành niên gây án nghiêm trọng, tội phạm mua bán người; tổ chức cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mau bán người trên địa bàn, trọng tâm là tuyến, địa bàn trọng điểm, tuyến biến giới Việt Nam – Lào; tiến hành điều tra khảo sát tình hình người đi khỏi địa phương không rõ lý do nghi bị mua bán để xác minh, làm rõ xử lý;

- Đối với các trường hợp chưa thành niên vi phạm pháp luật chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì áp dụng có hiệu quả các biện pháp xử lý vi phạm hành chính quản lý, giáo dục tại cộng đồng dân cư, đưa ra tổ dân phố, thôn, xóm, trường lớp để kiểm điểm, làm cam đoan và cho gia đình quản lý giáo dục; lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và cơ sở cai nghiện;

-Chú trọng công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (nhà hàng, khách sạn, quán bar…), nhất là địa bàn giáp ranh, khu vực biên giới, đề nghị cam kết với chính quyền cơ sở, Công an phường, xã, thị trấn về đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn;

- Nâng cao chất lượng công tác thanh tra pháp luật đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp trong điều tra các vụ án, tiếp nhận giải quyết các đơn thư, tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố vụ việc xâm hại trẻ em, các vụ việc do người chưa thành niên vi phạm pháp luật, bạo lực gia đình và mua bán người;

- Phối hợp giữa các ngành hoặc với các cơ quan hữu quan các nước, các tổ chức quốc tế, nhất là các nước có chung đường biên giới đất liền trong trao đổi thông tin, thiết lập đường dây nóng, xác định đầu mối hợp tác xác minh, điều tra, bắt giữ, dẫn giải, chuyển giao, truy nã đối tượng xâm hại trẻ em, mua bán người và giải cứu, tiếp nhận, bảo vệ nạn nhân bị mua bán;

-Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra hoàn chỉnh hồ sơ, truy tố và xét xử các vụ án xâm hại trẻ em, mua bán người, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội nhằm tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật và răn đe tội phạm./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày