Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.471.334
Truy cập hiện tại 2.358
Thừa Thiên Huế: Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019 tăng 0,7% so với năm 2018
Ngày cập nhật 26/02/2020

Theo Báo cáo 43/BC-UBND  ngày 18 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh, năm 2019 có 135/152 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (đạt tỷ lệ 88,8%), tăng 0,7 % so với năm 2018 (năm 2018 có 124/152 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 81,6%).

 

Nhìn chung, công tác đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tư pháp được triển khai đi vào nề nếp, bảo đảm yêu cầu, mục đích và thời hạn đề ra. Các địa phương đã nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của công tác đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và quan tâm triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, một số đơn vị cấp xã còn lúng túng trong đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; thiếu giải pháp cụ thể để giải quyết những hạn chế và nâng cao chất lượng thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật. Một số xã thuộc đối tượng sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 834/NQ-UBTVQH14 ngày 17 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện đánh giá bị chậm tiến độ hoặc có lúng túng về mặt thủ tục khi thực hiện.

- Nguyên nhân khách quan

+ Về thể chế: Các văn bản chưa quy định tài liệu kiểm chứng đối với từng tiêu chí, chỉ tiêu; một số chỉ tiêu mang tính định tính, khó định lượng (Ban hành kế hoạch, văn bản khác triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên đúng yêu cầu, tiến độ; phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân với hình thức phù hợp; thực hiện dân chủ ở cơ sở); kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là tiêu chí đánh giá phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; là tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng hằng năm của chính quyền cấp xã vẫn chưa được quy định cụ thể.

+ Một số đơn vị cấp xã còn khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí nên khó bảo đảm đạt các chỉ tiêu, tiêu chí liên quan (bố trí đủ kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật; đảm bảo diện tích làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả...).

- Nguyên nhân chủ quan

+ Nhận thức, ý thức của lãnh đạo một số ngành, địa phương về công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa đầy đủ, có địa phương thực hiện còn mang tính đối phó hoặc chạy theo thành tích.

+ Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp huyện có lúc chưa kịp thời.

+ Công tác phối hợp giữa các ngành chưa thường xuyên, đồng bộ, các công việc chủ yếu do cơ quan Tư pháp thực hiện.

+ Chưa phát huy tốt vai trò của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cấp huyện trong tư vấn, tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

6. Đề xuất, kiến nghị

Đề nghị Bộ Tư pháp và các cơ quan Trung ương một số việc như sau:

- Quy định cụ thể về kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là tiêu chí đánh giá phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” (nay là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ); là tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng hằng năm của chính quyền cấp xã. Qua đó, tạo căn cứ để các địa phương quan tâm, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Hoàn thiện về mặt thể chế đối với công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, hướng dẫn đơn giản hóa về hồ sơ, thủ tục.

- Sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu liên quan đến Tủ sách pháp luật để phù hợp với Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NÂNG CAO CHỈ TIÊU ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT

Để nâng cao chỉ tiêu đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm 2020, chỉ đạo các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế triển khai một số giải pháp trọng tâm sau đây:

1. Xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại cơ quan, địa phương theo Kế hoạch số 272/KH-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020 bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của ngành, địa phương.

Các cơ quan, địa phương tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về ý nghĩa, vị trí, vai trò của công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Từ đó, thống nhất ý chí hành động, tăng cường thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ này.

2. Sở Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế thực hiện xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. 

Tham mưu hướng dẫn triển khai đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. 

Tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn cấp huyện triển khai các nhiệm vụ đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đúng quy định.

3. Các Sở, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chỉ đạo, đề ra giải pháp thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật liên quan đến phạm vi quản lý, bảo đảm cấp cơ sở hoàn thành được các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các xã, phường, thị trấn trong tổ chức thực hiện đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đúng trình tự, thủ tục, thời hạn. 

Có giải pháp chỉ đạo quyết liệt và biện pháp đối với các đơn vị cấp xã không thực hiện đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.

Phát huy vai trò của các thành viên và của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trong tư vấn các nhiệm vụ theo quy định.

Xây dựng giải pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật.

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày