Tìm kiếm tin tức

 

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH, XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI TRA TẤN TẠI VIỆT NAM
Ngày cập nhật 11/09/2020

Đề cương giới thiệu

Tình hình thực hiện phòng ngừa, đấu tranh,

xử lý đối với hành vi tra tấn  tại Việt Nam

 

          A. THÔNG TIN CHUNG

Việt Nam là quốc gia thống nhất của 54 dân tộc, nằm tại Đông Nam Á,c ó diện tích 331.212 km2, 92,7 triệu dân (năm 2016) và được chia thành 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

I.Khuôn khổ pháp lý chung về bảo vệ quyền con người, chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người

1.Khuôn khổ pháp lý chung

- Chương II Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 36 điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có quyền bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn…

- Quyền không bị tra tấn hoặc đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người đã được quy định tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013, theo đó: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

- Quyền không bị tra tấn hoặc đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người cũng được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực hình sự, hành chính, dân sự… Đặc biệt, trong năm 2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật với nhiều nội dung mới hoặc nội dung sửa đổi, bổ sung theo hướng tiến bộ hơn; chú trọng việc nội luật hóa các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Công ước.

- Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định hành vi có tính chất tra tấn là hành vi phạm tội và có thể bị xử lý theo các tội danh khác nhau.

- Theo tinh thần của Công ước, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung tội bức cung (Điều 374); tội dùng nhục hình (Điều 373); tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu (Điều 384); đồng thời, tiếp tục quy định một số tội danh liên quan đến hành vi tra tấn tương tự như trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình (Điều 6); công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm; mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm đều bị xử lý theo pháp luật (Điều 7).

- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định các nguyên tắc: nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe con người (Điều 10); bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân (Điều 11).

- Luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định các nguyên tắc: tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án (Điều 4); cấm nhận hối lộ, sách nhiễu trong thi hành án hình sự; cản trở người chấp hành án thực hiện quyền được đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành án (Điều 9)...

- Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định về việc cấm tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam (các điều 4 và 8).

- Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 14).

- Luật khiếu nại năm 2011 bảo đảm quyền được khiếu nại và giải quyết khiếu nại cho mọi cá nhân, tổ chức, trong đó có nạn nhân bị tra tấn; cấm cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại (các điều 1 và 6).

          - Luật tố cáo năm 2018 quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo ( các điều 1, 4, 5,8 ).

          - Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 (Điều 33), Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 (Điều 21), Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 (khoản 1 Điều 2), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 (khoản 2 Điều 2, điểm b khoản 2 Điều 3, điểm b khoản 2 Điều 4), Luật Công an nhân dân năm 2014 (khoản 2 Điều 15), Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 (Điều 26), Luật an ninh quốc gia năm 2004 (khoản 6 Điều 13), Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 (Điều 7)... đều quy định trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong bảo vệ quyền con người.

          -Việc bảo vệ quyền con người, quyền không bị tra tấn còn được quy định trong Bộ luật lao động năm 2012, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật bình đẳng giới năm 2006, Luật báo chí năm 2016, Luật công đoàn năm 2012, Luật quốc tịch năm 2008, Luật trợ giúp pháp lý năm 2006, Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật giáo dục năm 2005, Luật phổ cậpgiáo dục tiểu học năm 1991, Luật cán bộ, công chức năm 2008, Luật viên chức năm 2010 và Luật tiếp cận thông tin năm 2016...

          - Việt Nam đã trở thành thành viên của 7/9 công ước cơ bản về quyền con người và một số nghị định thư của các công ước này. Việt Nam cũng tham gia nhiều công ước quốc tế khác liên quan đến việc bảo vệ quyền con người và luật nhân đạo quốc tế và đang tiếp tục nghiên cứu khả năng tham gia Công ước quốc tế về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích (CPED), Công ước về quyền của người lao động di cư và thành viên gia đình họ (ICRMW), Công ước về quy chế của người tị nạn (CSR), Công ước về người không có quốc tịch (CSSP).

         2.Việc áp dụng các điều ước quốc tế và vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam

         -Về vị trí của điều ước quốc tế: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật điều ước quốc tế năm 2016 và khoản 5 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

         - Về cách thức áp dụng: theo khoản 2 Điều 6 Luật điều ước quốc tế năm 2016, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định cách áp dụng điều ước quốc tế (trực tiếp áp dụng hoặc gián tiếp áp dụng thông qua hoạt động nội luật hóa).

          - Phù hợp với quy tắc trên, các quy định của Công ước không thuộc loại điều ước quốc tế áp dụng trực tiếp. Điều 3 Nghị quyết số 83/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn Công ước chống tra tấn nêu r : “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phù hợp với các quy định của Công ước chống tra tấn”. Như vậy, Việt Nam s thực hiện nội luật hóa các quy định của Công ước, đặc biệt là việc hình sự hóa hành vi tra tấn và sửa đổi, bổ sung các quy định về điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù, khiếu nại, tố cáo, d n độ, quản lý xuất nhập cảnh, trục xuất, trao trả…

          II.Các cơ quan có thẩm quyền thực thi, theo dõi tình hình thực thi Công ước

      1. Hệ thống cơ quan nhà nước

          - Các cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều trực tiếp hoặc gián tiếp có trách nhiệm triển khai thực hiện Công ước, cụ thể:

          - Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và giám sát tối cao các hoạt động của Nhà nước (Điều 69 Hiến pháp năm 2013), trong đó có xây dựng, sửa đổi, ban hành và giám sát việc thực hiện các đạo luật có quy định về cấm tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.

          - Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội (Điều 94 Hiến pháp năm 2013); có trách nhiệm triển khai thực hiện Công ước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền con người, chống oan, sai trong quá trình thực thi công vụ. Chính phủ gồm 18 bộ, 04 cơ quan ngang bộ và 08 cơ quan thuộc Chính phủ, trong đó các cơ quan có trách nhiệm chính trong việc triển khai Công ước là: Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông…

          - Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử và thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 102 Hiến pháp năm 2013). Hệ thống Tòa án nhân dân gồm 04 cấp: Tòa án nhân dân tối cao, 03 tòa án nhân dân cấp cao, 63 tòa án nhân dân cấp tỉnh, 710 tòa án nhân dân cấp huyện, 01 tòa án quân sự trung ương, 09 tòa án quân sự cấp quân khu, 17 tòa án quân sự cấp khu vực. Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và Thông tư số 01/2016/TT-CA ngày 21/01/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định việc tổ chức các tòa án chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa gia đình và người chưa thành niên đã được tổ chức trong hệ thống Tòa án Việt Nam tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (năm 2016).

          - Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (Điều 107 Hiến pháp năm 2013). Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm 04 cấp: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 03 viện kiểm sát nhân dân cấp cao, 63 viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, 710 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; 01 viện kiểm sát quân sự trung ương, 11 viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, 28 viện kiểm sát quân sự khu vực.

 

         2.Các cơ quan chuyên biệt

         a) Hệ thống cơ quan điều tra

         - Theo quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 (sửa đổi, bổ sung các năm 2006, 2009), hệ thống Cơ quan điều tra gồm: Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

         + Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

         +Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có:Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân theo quy định của pháp luật.

         - Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 giữ nguyên hệ thống tổ chức cơ quan điều tra và quy định rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn như tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển giao…; bổ sung Kiểm ngư là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

         b) Hệ thống cơ quan quản lý và thi hành án hình sự

         - Luật thi hành án hình sự 2010 quy định hệ thống tổ chức thi hành án hình sự như sau:

         +Cơ quan quản lý thi hành án hình sự, gồm: Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

         + Cơ quan thi hành án hình sự, gồm: trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.

          + Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, gồm: trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương.

          c) Hệ thống cơ quan quản lý và thi hành tạm giữ, tạm giam

          - Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định hai hệ thống cơ quan gồm cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam và cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam gồm:

          + Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân: cơ quan quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

          + Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân: cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng; cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương; Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh.

          -Hệ thống tổ chức cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam: trại tạm giam thuộc Bộ Công an; trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; trại tạm giam Công an cấp tỉnh; trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương; nhà tạm giữ Công an cấp huyện; nhà tạm giữ cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân; buồng tạm giữ của Đồn biên phòng ở biên giới, hải đảo xa trung tâm hành chính cấp huyện.

          3.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, cá nhân

          - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác có trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,chính đáng của Nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội (Điều 9 Hiến pháp năm 2013) Các tổ chức, cá nhân có quyền tham gia hoạt động theo d i tình hình thi hành pháp luật và thực thi Công ước. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo d i tình hình thi hành pháp luật. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của công tác theo d i tình hình thi hành pháp luật, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp huy động Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam và các đoàn luật sư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nghiên cứu, đào tạo, chuyên gia, nhà khoa học có đủ điều kiện tham gia hoạt động theo d i tình hình thi hành pháp luật theo cơ chế cộng tác viên (Điều 6 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo d i tình hình thi hành pháp luật).

          III. Một số khó khăn, vướng mắc trong thực thi Công ước

          Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong hơn 70 năm xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người cùng với tình hình chính trị ổn định và những chính sách, định hướng phát triển kinh tế, xã hội phù hợp là tiền đề và thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình triển khai, thực thi Công ước. Tuy nhiên, Bên cạnh những nỗ lực đã thực hiện và những thành tựu đã đạt được, Việt Nam v n còn một số khó khăn cần khắc phục để thực thi có hiệu quả Công ước trong thời gia tới, cụ thể:

          - Hệ thống văn bản pháp luật về quyền con người chưa thật đồng bộ.

          - Nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, giảm thiểu khác biệt giữa các vùng, miền còn hạn chế.

          - Công ước chống tra tấn là công ước về quyền con người có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, có nhiều nội dung khó, phức tạp. Vì vậy, việc triển khai Công ước phải tiến hành theo từng giai đoạn, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của Việt Nam. Việc phổ biến, tuyên truyền Công ước đến toàn thể cán bộ, Nhân dân cũng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục theo hướng dễ hiểu, dễ tiếp thu. Đối với các cán bộ công chức thì phải thường xuyên hướng d n, bồi dưỡng pháp luật và nghiệp vụ để nâng cao năng lực và trình độ cho họ để tránh việc lạm quyền có thể xảy ra.

          - Trình độ pháp luật, nghiệp vụ của nhân viên công vụ chưa đồng đều nên họ có thể hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về các nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân. Vì vậy, việc cá nhân lạm quyền trong khi thực thi công vụ vẫn có thể xảy ra. Điều này cũng gây khó khăn nhất định cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý và đào tạo cán bộ. Ở một số địa phương, đời sống kinh tế và trình độ dân trí của người dân chưa cao hoặc những vùng có đông người dân tộc thiểu số sinh sống thì việc tuyên truyền, phổ biến nội dung của Công ước và pháp luật Việt Nam có liên quan còn gặp nhiều khó khăn do có sự khác biệt về phong tục, văn hóa, vấn đề chuyển tải tinh thần của pháp luật sang các ngôn ngữ của dân tộc thiểu số…

          B. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC

      I. Về thực hiện Điều 1

      1.Khái niệm “tra tấn” trong pháp luật Việt Nam

          - Thuật ngữ “tra tấn” và quy định về cấm tra tấn được quy định trong Hiến pháp năm 2013 (Điều 20), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Điều 10), Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (các điều 4, 8), Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 (Điều 14).

          -Một điểm mới trong pháp luật Việt Nam có thể được lưu ý để áp dụng khi xử lý vụ việc liên quan đến tra tấn đó là Việt Nam đã cho phép lựa chọn và áp dụng án lệ trong xét xử. Việc áp dụng án lệ ở Việt Nam là một bước tiến mới, góp phần áp dụng thống nhất, linh hoạt pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực có thể có cách hiểu khác nhau như pháp luật về quyền con người và pháp luật liên quan đến tra tấn. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06/4/2016 và Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 về việc công bố án lệ.

          2.Các văn kiện quốc tế có hiệu lực với Việt Nam hoặc các văn bản trong nước có thể có quy định áp dụng “rộng hơn” khái niệm tra tấn của Công ước.

          Việt Nam đã gia nhập nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người (là thành viên của 7/9 điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người), trong đó các văn kiện quốc tế có quy định về cấm tra tấn là: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước về quyền trẻ em năm 1989, Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006. Tuy nhiên, chưa có điều ước nào có quy định khái niệm tra tấn có nội hàm rộng hơn Công ước.

          II. Về thực hiện Điều 2

          1.Khoản 1: Các biện pháp phòng ngừa các hành vi tra tấn

          a) Các biện pháp lập pháp

          Để phòng ngừa hành vi tra tấn, Việt Nam thực hiện các biện pháp lập pháp như sau: Quy định quyền không bị tra tấn trong Hiến pháp (Điều 20 Hiến pháp năm 2013); thực hiện cụ thể hóa quy định về cấm tra tấn tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 và nội luật hóa nội dung của Công ước chống tra tấn vào hệ thống pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, tổ chức điềutra hình sự, hành chính... và các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền con người; tiếp tục nghiên cứu, tham gia các điều ước khác về quyền con người và Quy định nhiều biện pháp mới nhằm phòng ngừa hành vi phạm tội của nhân viên công vụ, trong đó có hành vi tra tấn.

      b) Các biện pháp hành chính

          Triển khai thi hành Công ước được thực hiện đồng thời với việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp và đẩy mạnh cải cách hành chính ở Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm loại bỏ các điều kiện để cán bộ có thể lạm dụng công vụ gây bất lợi cho người dân, ví dụ như thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia công khai các thủ tục hành chính, thiết lập hệ thống phản ánh kiến nghị qua đường dây nóng, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch trực tuyến tránh tình trạng người dân tiếp xúc trực tiếp với cán bộ...

c) Các biện pháp tư pháp hoặc những biện pháp khác

          Căn cứ vào đối tượng bị áp dụng và ý nghĩa thay thế hình phạt, các biện pháp tư pháp được chia thành hai nhóm: (i) Nhóm thứ nhất, các biện pháp chung áp dụng đối với mọi người phạm tội và chỉ nhằm hỗ trợ hình phạt được quy định tại các điều 41, 42 và 43 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), gồm: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh; (ii) Nhóm thứ hai, các biện pháp tư pháp thay thế hình phạt chỉ áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, được quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng.

         d) Hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tra tấn

          - Ngay từ khi nghiên cứu tham gia Công ước, Ban soạn thảo Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành tam giữ, tạm giam… đã tổ chức nghiên cứu và đề xuất việc nội luật hoá các yêu cầu của Công ước và đã được thể hiện trong quy định của các luật được ban hành năm 2015. Như vậy, Việt Nam đã nội luật hoá các quy định của Công ước ngay trong năm đầu tiên trở thành thành viên Công ước.

          - Việt Nam đã xây dựng kế hoạch và thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến nội dung của Công ước và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan trên quy mô toàn quốc. Các ngành, các cấp khác nhau từ Trung ương đến địa phương đều xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Công ước.

          - Ở Việt Nam, tội phạm có tính chất tra tấn không phải là tội phạm phổ biến, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các tội phạm. Từ năm 2011 đến 2015, Tòa án nhân dân đã thụ lý và xét xử sơ thẩm 10 vụ án về tội dùng nhục hình, không có vụ án nào về tội bức cung và tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, cụ thể là: năm 2010 và 2011 là 0 vụ; năm 2012 là 4 vụ, chiếm 0,0061% tổng số vụ được xét xử sơ thẩm; năm 2013 là 01 vụ, chiếm 0,003% số vụ được xét xử sơ thẩm; năm 2014 là 03 vụ, chiếm 0,0045% tổng số vụ án được xét xử sơ thẩm; năm 2015 là 02 vụ, chiếm 0,0033% tổng số vụ án được xét xử sơ thẩm.

      2. Khoản 2

          Các quy định của pháp luật bảo đảm quyền không bị tra tấn không bị vi phạm ngay cả trong tình trạng khẩn cấp hoặc chống khủng bố

          - Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

          - Trong các quy định của pháp luật Việt Nam trong mọi trường hợp, kể cả trong tình trạng khẩn cấp và chống khủng bố thì các quyền con người cơ bản, trong đó có quyền không bị tra tấn cũng được bảo đảm và mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước trong tình trạng khẩn cấp hay khủng bố đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan về bảo đảm quyền con người.

      3. Khoản 3

          Các quy định có liên quan đến thực hiện mệnh lệnh của cấp trên trong các cơ quan công quyền

          - Điều 30 Luật Công an nhân dân năm 2014 quy định sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên. Tuy nhiên, Luật cũng quy định, khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp v n phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.

          - Quy định của Việt Nam về trường hợp này vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của Công ước. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào viện dẫn “thực hiện mệnh lệnh cấp trên” để biện minh cho hành vi tra tấn.

      III. Về thực hiện Điều 3

      1.Về trục xuất

          - Trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung được quy định tại Điều 28 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015 hoặc là một hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 27 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

          -Từ năm 2011 đến nay, Bộ Công an Việt Nam đã thực hiện trục xuất hình sự 54 người theo quyết định của Toà án; trục xuất 167 người theo thủ tục hành chính

          - Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về trường hợp không được trục xuất nếu có lý do để tin rằng người bị trục xuất s bị tra tấn. Tuy nhiên, khi quyết định áp dụng hình phạt trục xuất, Tòa án hoặc người có thẩm quyền đều phải cân nhắc đến lợi ích của người bị trục xuất, các quy định của pháp luật trong nước, pháp luật quốc tế trong đó có quy định tại Điều 3 của Công ước chống tra tấn để đưa ra quyết định phù hợp.

      2.Về dẫn độ

          - Dẫn độ được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật tương trợ tư pháp năm 2007; tại 13 hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, dân sự, hôn nhân, gia đình đã ký kết và 13 hiệp định riêng về dẫn độ đã ký kết hoặc dự kiến ký kết với các nước…

          - Từ khi chưa phê chuẩn Công ước, nội dung từ chối dẫn độ nếu có nghi ngờ người bị yêu cầu dẫn độ có thể bị tra tấn hoặc truy bức tại nước yêu cầu đã được đưa vào các hiệp định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết và các dự thảo hiệp định về dẫn độ dự kiến sẽ ký với các nước.

          - Từ năm 2012 đến 2016, trong các yêu cầu d n độ mà Việt Nam đã gửi đến các nước đều khẳng định cam kết người bị yêu cầu dẫn độ sẽ không bị tra tấn hoặc đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người hay bị truy bức do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị. Đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia yêu cầu Việt Nam dẫn độ cũng phải cam kết nội dung tương tự khi yêu cầu dẫn độ.

      3. Về trao trả

          - Đến nay, Việt Nam cũng chưa có vụ việc trục xuất, trao trả hoặc dẫn độ nào liên quan đến tra tấn.

          Trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự, ủy thác tư pháp hình sự của nước ngoài sẽ bị từ chối thực hiện nếu “không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên” (điểm a khoản 1 Điều 21 Luật tương trợ tư pháp năm 2007). Trường hợp dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu phải cam kết bằng văn bản về việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, điều kiện ăn ở, đi lại, thời hạn, phương thức tiếp nhận, trao trả và các điều kiện cụ thể khác liên quan đến việc dẫn giải do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam đề nghị (điểm b khoản 2 Điều 25 Luật tương trợ tư pháp năm 2007) nhằm tránh sự trừng phạt hay tra tấn của nước yêu cầu.

      IV. Về thực hiện Điều 4

          1. Nghĩa vụ đảm bảo mọi hành vi tra tấn đều là tội phạm theo pháp luật hình sự quốc gia phù hợp với khái niệm tại Điều 1.

          - Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) không đưa ra khái niệm tra tấn, không quy định tội danh tra tấn, tuy nhiên các hành vi có tính chất tra tấn theo khái niệm tại Điều 1 Công ước đều được quy định trong các điều khoản của Bộ luật hình sự năm 1999 và người vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự

          - Các tội danh liên quan khác cũng được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định tình tiết: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, gồm các tội: đe dọa giết người (Điều 133), cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 134).

          - Đồng thời, tại cấu thành tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157) cũng được bổ sung tình tiết: “Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân”.

          2. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi đồng phạm hoặc tham gia vào tội phạm tra tấn hoặc các tội phạm có liên quan nêu trên

          Đồng phạm được quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Người đồng phạm phải chịu trách nhiệm về tội phạm, tuy nhiên, không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Các loại người đồng phạm bao gồm: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Như vậy, người thực hiện hành vi đồng phạm hoặc tham gia vào tội phạm có tính chất tra tấn và các tội phạm có liên quan phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình, tùy theo tính chất, mức độ tham gia của người đó.

          3. Quy định hiện hành về các biện pháp kỷ luật trong quá trình điều tra một vụ việc về tra tấn đối với nhân viên thực thi pháp luật bị cáo buộc thực hiện hành vi tra tấn

          Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, với các hình thức kỷ luật như sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Theo đó, công chức, viên chức thực hiện những việc công chức, viên chức không được làm quy định tại Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Luật viên chức năm 2010 thì bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, công chức, viên chức bị nghi ngờ hoặc bị cáo buộc vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử thì chưa bị xử lý kỷ luật. Công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn thì bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức (Điều 12 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP). Nhân viên thực thi công vụ bị cáo buộc đã thực hiện hành vi tra tấn thì cũng áp dụng nguyên tắc xử lý này, có nghĩa là, khi chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người đó thì việc xử lý kỷ luật chưa được đặt ra. Đối với các ngành khác nhau, tùy thuộc là công chức hay viên chức, nếu vi phạm pháp luật thì s bị áp dụng các biện pháp kỷ luật đã nêu ở trên.

      V. Thống kê số vụ án liên quan đến tra tấn

          Từ năm 2010 đến năm 2015, Tòa án nhân dân chưa thụ lý vụ án nào về tội bức cung và tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; đã thụ lý và xét xử 10 vụ án với tổng số 26 lượt bị cáo về tội dùng nhục hình, cụ thể: năm 2010 là 0 vụ với 0 bị cáo/ tổng số 52.545 vụ án hình sự với 88.967 bị cáo (0%); năm 2011 là 0 vụ với 0 bị cáo/ tổng số 58.277 vụ án hình sự với 100.667 bị cáo (0%); năm 2012 là 4 vụ với 8 bị cáo/ tổng số 64.935 vụ án hình sự với 116.907 bị cáo (0,006%); năm 2013 là 1 vụ với 2 bị cáo/ tổng số 66.107 vụ án hình sự với 117.502 bị cáo (0,0015%); năm 2014 là 3 vụ với 7 bị cáo/ tổng số 65.858 vụ án hình sự với 118.372 bị cáo (0,0045%); năm 2015 là 2 vụ với 9 bị cáo/ tổng số 59.196 vụ án hình sự với 106.078 bị cáo(0,0033%).

      VI. Về thực hiện Điều 5

  1. Các biện pháp để thiết lập quyền tài phán của Việt Nam

          Quyền tài phán đối với tội phạm có hành vi tra tấn đã được quy định trong pháp luật Việt Nam.

          -Bộ luật hình sự năm 2015 tiếp tục kế thừa các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và có những sửa đổi như sau:

          + Bổ sung hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam: Bộ luật hình sự năm 2015 được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

          + Quy định lại nội dung áp dụng Bộ luật hình sự năm 2015 đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Việt Nam: đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó. Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

          - Về thẩm quyền xét xử, so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung quy định: bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự thì tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án tòa án quân sự trung ương.

          2. Các biện pháp có thể tiến hành để thiết lập quyền tài phán trong trường hợp không dẫn độ người phạm tội cho quốc gia khác

          - Thực hiện việc công nhận và cho thi hành ở Việt Nam bản án hình sự của toà án nước ngoài: Điều 500 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cho phép công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án hình sự của toà án nước ngoài trong trường hợp từ chối d n độ công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài, đã bị toà án có thẩm quyền nước ngoài tuyên một bản án có hiệu lực pháp luật hoặc đang chấp hành hình phạt tù ở nước ngoài nhưng bỏ trốn về Việt Nam.

          - Đến nay, Việt Nam chưa nhận được và chưa thực hiện bất kỳ yêu cầu dẫn độ nào liên quan đến tra tấn

          VII. Về thực hiện Điều 6

          1. Các quy định pháp luật của Việt Nam có liên quan đến việc bắt, giam giữ người nước ngoài hoặc các biện pháp khác để bảo đảm sự có mặt của người nước ngoài bị cáo buộc phạm tội tra tấn

          - Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam được thực hiện như đối với người Việt Nam phạm tội. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

          - Từ năm 2011 đến hết năm 2015, có tổng số 85 lượt đại diện đại sứ quán các nước đã thăm gặp lãnh sự đối với 1.526 lượt phạm nhân; khoảng 20 đoàn tổ chức quốc tế đến thăm trại giam và tiếp xúc với phạm nhân là người nước ngoài; 796 lượt thăm thân đối với phạm nhân là người nước ngoài.

          2. Các quy định có liên quan đến thủ tục, trình tự, thẩm quyền… để thông báo với các quốc gia khác

          - Các hình thức thông báo bao gồm: Thông qua cơ quan đại diện ngại giao, cơ quan lãnh sự; thông qua cơ quan trung ương; thông qua kênh Interpol.

          - Đến nay (tháng 03/2017) Việt Nam chưa tiếp nhận yêu cầu dẫn độ hoặc yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự đối với người nước ngoài có hành vi tra tấn đang có mặt trên lãnh thổ Việt Nam.

          VIII. Về thực hiện Điều 7

          1. Các biện pháp để đảm bảo đối xử công bằng đối với người tình nghi phạm tội trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng

          - Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội (Điều 5 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Theo đó, người bị tình nghi thực hiện hành vi có tính chất tra tấn được hưởng những quyền giống như những người bị tình nghi thực hiện các hành vi phạm tội khác.

          - Thực hiện đúng các quy định của pháp luật, Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân đã tiếp nhận, xem xét cấp giấy chứng nhận bào chữa trong giai đoạn điều tra, cụ thể là: năm 2012, cấp 3.795 giấy chứng nhận bào chữa; năm 2013, cấp 7.508 giấy chứng nhận bào chữa; năm 2014, cấp 8.752 giấy chứng nhận bào chữa; năm 2015, cấp 9.280 giấy chứng nhận bào chữa.

      2. Quy định về chứng cứ

          - Trong tất cả các giai đoạn tố tụng, mọi chứng cứ đều phải được đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực. Do đó, nếu thông tin, tài liệu được thu thập không đúng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì sẽ không có giá trị chứng minh trong quá trình tố tụng. Những người tiến hành tố tụng phải xác định và đánh giá mọi chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm.

          - Như vậy, có thể thấy khi truy cứu trách nhiệm hình sự bất kỳ tội phạm nào thì việc thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong các giai đoạn tố tụng đều được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không có sự phân biệt về tính chất, mức độ của nghiêm trọng của tội phạm hay người phạm tội. Nếu việc thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ không đáp ứng được các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự s không được sử dụng trong bất kì giai đoạn tố tụng nào.

      IX. Về thực hiện Điều 8

      1. Cơ sở pháp lý về dẫn độ của Việt Nam

          - Các điều ước quốc tế song phương về d n độ mà Việt Nam ký kết với các nước. Tuy không quy định r tra tấn là một trong các tội phạm có thể bị dẫn độ nhưng theo các điều ước này, người có hành vi tra tấn là vi phạm pháp luật hình sự của Việt Nam và có thể bị dẫn độ.

          - Việt Nam không quy định các tội có thể bị dẫn độ trong nội luật và các điều ước quốc tế đã ký kết như nhiều quốc gia khác mà chỉ quy định các trường hợp có thể bị dẫn độ. Theo đó, người có thể bị dẫn độ là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng. Như vậy, trong trường hợp người thực hiện hành vi tra tấn ở nước ngoài đang có mặt trên lãnh thổ Việt Nam mà bảo đảm nguyên tắc tội phạm kép và đáp ứng các điều kiện về dẫn độ thì khi có yêu cầu dẫn độ, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ tiếp nhận và giải quyết.

          -Từ năm 2010 đến 2016, Việt Nam tiếp nhận 18 yêu cầu d n độ và đề nghị nước ngoài thực hiện 20 yêu cầu dẫn độ. Cho đến nay, Việt Nam chưa nhận được yêu cầu cũng như chưa thực hiện yêu cầu dẫn độ nào liên quan đến tra tấn.

          X.Về thực hiện Điều 9

          1. Nghĩa vụ thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự.

          - Việt Nam thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự đối với tội phạm căn cứ trên các cơ sở pháp lý sau:

          +Các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương chuyên biệt hoặc có điều khoản về tương trợ tư pháp về hình sự như CAT (Điều 9), TOC (Điều 18).

          + Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Chương XXXVI), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Phần 8), Luật tương trợ tư pháp năm 2007 (Chương III) và Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG ngày 16/8/2013 hướng d n việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự.

          + Trong trường hợp yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự liên quan đến hành vi tra tấn không lập theo các điều ước đa phương hoặc song phương về tương trợ tư pháp hình sự, Việt Nam áp dụng nguyên tắc có đi có lại để xem xét thực hiện.

          - Từ năm 2011 đến 2015, Việt Nam tiếp nhận, giải quyết 337 hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự từ nước ngoài; gửi đi 379 hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp đến nước ngoài. Đến nay, Việt Nam không nhận được và cũng không có yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự liên quan đến tội phạm tra tấn.

          XI. Về thực hiện Điều 10

          1. Các quy định pháp lý liên quan đến việc phổ biến, tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế

          Cơ sở pháp lý chung cho việc phổ biến, tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật được quy định ở nhiều văn bản khác nhau như: Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, Luật công nghệ thông tin năm 2006. Mới đây, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật tiếp cận thông tin năm 2016, Luật báo chí năm 2016 góp phần tăng cường cơ sở pháp lý trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật về chống tra tấn nói riêng.

          2. Thông tin cơ bản về các chương trình đào tạo có liên quan đến chống tra tấn.

          Các bộ, ngành có liên quan đã tổ chức các chương trình tập huấn, tuyên truyền cho các nhân viên hành pháp, tư pháp, y tế và các nhân sự khác về nội dung của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên... trong đó, đều lồng ghép các quy định pháp luật về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền không bị tra tấn. Ngoài ra, mỗi bộ, ngành, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, cũng đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, các chương trình đào tạo, hướng dẫn riêng cho các nhân viên của mình liên quan đến quyền con người và chống các hình thức tra tấn

          3. Các chương trình đào tạo/huấn luyện nhằm đảm bảo việc đối xử phù hợp và tôn trọng đối với phụ nữ, trẻ vị thành niên và các nhóm dân tộc thiểu số, tôn giáo hoặc các nhóm khác

          - Pháp luật Việt Nam luôn ghi nhận và bảo đảm việc đối xử phù hợp và tôn trọng đối với phụ nữ, người chưa thành niên, người dân tộc thiểu số, được quy định tại các đạo luật cơ bản như Hiến pháp (các điều 5, 26, 36, 37, 58), Bộ luật hình sự (các điều 46, 48 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); các Điều 51, 52 Bộ luật hình sự 2015), Bộ luật tố tụng hình sự (các điều 10, 63 Bộ luật tố tụng hình sự 2003; các điều 15, 19, 26, 243, 260 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015), Luật thi hành án hình sự (các điều 4, 27, 29, 38, 43, 45, 111; mục 3), Luật thi hành tạm giữ, tạm giam (các điều 4, 18, 23, 28; Chương V). Để bảo vệ quyền của nhóm người này không chịu tác động của các hình thức tra tấn, các Bộ, ngành có liên quan đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo, huấn luyện dưới nhiều hình thức khác nhau cho các cán bộ, chiến sĩ về việc đối xử phù hợp và tôn trọng đối với nhóm người này.

          4. Thông tin về các hoạt động tuyên truyền Công ước đã tiến hành trên thực tế.

          Đến nay, số Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền Công ước là 58; hầu hết các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan đã tổ hội nghị chức tập huấn nội dung Công ước hoặc lồng ghép vào chương trình hội nghị tập huấn về nội dung các văn bản pháp luật khác có liên quan.

      XII. Về thực hiện Điều 11

          1. Hệ thống những nguyên tắc, chỉ thị, phương pháp và thông lệ cũng như việc bố trí giam giữ và đối xử với người bị bắt, tạm giữ, tạm giam hay phạt tù

          Hiến pháp năm 2013 quy định các nguyên tắc cơ bản nhất để bảo đảm quyền con người, kể cả trong quá trình điều tra, xét hỏi và giam giữ (các điều 14, 16, 19 và 20); Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Bộ luật hình sự năm 2015; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015; Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015…..

          2. Giới thiệu quy định về quy tắc đạo đức nghề nghiệp các ngành liên quan

          Ở Việt Nam, có quy định mang tính quy chuẩn chung nhằm định hướng về đạo đức, rèn luyện đạo đức đối với các cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng… là những người được giao thực hiện công quyền của Nhà nước hoặc khi thực hiện nhiệm vụ của mình có thể liên quan đến việc thực thi công quyền của Nhà nước. Các quy chuẩn này được quy định tại Luật cán bộ, công chức năm 2008 (các điều 15, 16, 17, 18, 19, 20); Luật viên chức năm 2010 (các điều 16, 17, 18, 19); Luật Công an nhân dân năm 2014 (các điều 30, 31); Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung một số điều các năm 2008 và 2014) (các điều 4, 12); Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 (các điều 67, 76, 77, 85, 89, 92, 93); Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 (các điều 59, 73, 75, 83, 84, 85, 89, 90); Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức (khoản 2 Điều 3, điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 4). Cụ thể, đối với một số ngành có trách nhiệm trực tiếp trong việc triển khai Công ước.

          3. Các quy định nhằm bảo đảm luật sư, bác sĩ, các thành viên gia đình nhanh chóng được thông báo, tiếp cận và thông báo lãnh sự trong trường hợp là công dân của nước ngoài

          - Pháp luật Việt Nam quy định về thông báo cho các thành viên gia đình về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người trong Bộ luật tố tụng hình sự. Việc mời người bào chữa, chỉ định, lựa chọn, thay đổi người bào chữa… cũng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự.

          - Quy định về thông báo lãnh sự cũng được quy định đầy đủ, chi tiết trong pháp luật Việt Nam.

          - Như vậy, các quy định hiện hành của Việt Nam cơ bản tương thích với các tiêu chuẩn của Liên hợp quốc trong lĩnh vực này.

          4. Các cơ quan hoặc cơ chế độc lập được thiết lập để kiểm tra, giám sát các trại giam và các cơ sở giam giữ

          - Quốc hội, Đại biểu Quốc hội; Viện kiểm sát nhân dân; Thanh tra Chính phủ, thanh tra của các bộ, ngành có cơ sở giam giữ; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; Quy định về thị sát quốc tế hoặc thị sát của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) vào các trại giam.

      5. Quy định pháp luật và điều kiện thực tế của các cơ sở giam giữ

          - Việt Nam hiện có 53 trại giam, 82 trại tạm giam, 734 nhà tạm giữ và 224 buồng tạm giữ ở các đồn biên phòng. Tất cả các cơ sở này đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.

          - Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 (các điều 14, 27, 31) quy định chi tiết, tiến bộ và yêu cầu cao hơn về cơ sở vật chất đối với nhà tạm giữ, trại tạm giam.

          6. Các cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ chịu trách nhiệm thẩm vấn và canh giữ người bị giam, giữ

          Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cán bộ chịu trách nhiệm quản lý người bị giam, giữ trong các cơ sở giam giữ phải chịu sự giám sát của các cơ quan, người có thẩm quyền sau: Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Ngoài ra, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hoạt động hỏi cung bị can để thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền; đồng thời, có thể phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan thanh tra hành chính hoặc thanh tra chuyên ngành theo quy định của Luật thanh tra năm 2010.

      XIII. Về thực hiện Điều 12

          1. Nghĩa vụ tiến hành ngay một cuộc điều tra công bằng khi có lý do để tin rằng có một hành vi tra tấn hoặc trừng phạt hoặc đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người đã được thực hiện

          -Theo quy định tại Điều 28 Luật tố cáo năm 2018, việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây: Thụ lý tố cáo; xác minh nội dung tố cáo; kết luận nội dung tố cáo; xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

          2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam

          Cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam gồm có: Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra (Điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

          3. Các thủ tục và các biện pháp có thể áp dụng đối với nghi can và bị hại trong quá trình điều tra

          - Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: Mở rộng và quy định chi tiết hơn về 10 nhóm quyền của bị can trong quá trình điều tra (khoản 2 Điều 60) như: (1) Trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; (2) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu; (3) Đề nghị giám định, định giá tài sản… Trường hợp không đồng ý với kết luận giám định có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 214 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

          - Mở rộng và quy định chi tiết hơn về:

          + Các biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với bị can bao gồm: giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh (Điều 109). Nội dung, trình tự, thủ tục của các biện pháp ngăn chặn được quy định chi tiết tại Mục I, Chương VII Bộ luật này.

          + Các biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với bị can bao gồm: áp giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản (Điều 126). Nội dung, trình tự, thủ tục của các biện pháp cưỡng chế được quy định chi tiết tại Mục II, Chương VII Bộ luật này.

          4. Các căn cứ khởi tố vụ án theo quy định pháp luật Việt Nam

          Căn cứ khởi tố vụ án hình sự: chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ: tố giác của cá nhân; tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; người phạm tội tự thú (Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự 2003). Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung một căn cứ để xác định dấu hiệu của tội phạm, đó là kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước (Điều 143). Một hành vi được coi là tội phạm hay không phải căn cứ vào 4 yếu tố: Tính trái pháp luật hình sự, tính nguy hiểm cho xã hội, tính phải chịu hình phạt và tính có lỗi, trong đó, dấu hiệu về tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng, quyết định các dấu hiệu khác (Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và 2015).

          5. Tóm tắt và đánh giá một số vụ án nổi bật liên quan đến bức cung, nhục hình

          -Việt Nam không có nhiều vụ án liên quan đến bức cung, dùng nhục hình và mỗi vụ án phát hiện có bức cung, dùng nhục hình đều được xử lý nghiêm minh.

          - Qua vụ án Lê Khắc Sáu (cán bộ thuộc đội Cảnh sát điều tra Công an thành phố Phan Rang, Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) bị Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận kết án 05 năm tù về tội dùng nhục hình; vụ án Nguyễn Thân Thảo Thành, Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Tấn Quang, Đỗ Như Huy (Công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) bị Tòa án nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng tuyên phạm tội dùng nhục hình với mức án cao nhất đến 05 năm tù đã cho thấy, Việt Nam kiên quyết trừng trị mọi hành vi tra tấn, bức cung, dùng nhục hình; không bao che cho bất kỳ ai, kể cả những cán bộ công quyền xâm phạm quyền cơ bản của con người; đồng thời khẳng định cam kết mạnh m của Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

      XIV. Về thực hiện Điều 13

          1. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền khiếu nại, tố cáo và các biện pháp bảo vệ những người khiếu nại, tố cáo và các nhân chứng

          Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo hoặc làm hại người khác” (Điều 30).

          2. Tóm tắt một số vụ việc cụ thể đã xảy ra

          - Từ năm 2011 đến 2015, Bộ Công an đã tiếp nhận 24 tin báo, tố giác liên quan đến tra tấn, bức cung, dùng nhục hình; đã giải quyết 16 vụ, đang giải quyết 8 vụ. Trong khi đó, từ năm 2010 đến 15/10/2016, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiếp nhận 82 tin báo, tố giác về tội phạm có dấu hiệu về tội bức cung, dùng nhục hình; đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với 15 tố giác/25 bị can, ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với 51 tố giác, đang xác minh 16 tin báo.

          - Nhiều tin báo, tố giác được kiểm tra, xác minh có dấu hiệu về tội bức cung, dùng nhục hình thì đều được điều tra, xét xử nghiêm minh, theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều tin báo, tố giác được kiểm tra, xác minh không có dấu hiệu về tội bức cung, dùng nhục hình như vụ việc ông Nguyễn Đức Thắng, ở Phù Ninh tỉnh Phú Thọ tố cáo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội có hành vi đánh đập, ép cung buộc ông Thắng nhận tội; vụ việc ông Nguyễn Văn Nam ở Xuân Trường, Nam Định tố cáo các ông Sỹ, Duy và một số cán bộ thuộc Công an huyện Xuân Trường có hành vi đánh đập, ép cung để khép ông vào tội chống người thi hành công vụ.

      XV. Về thực hiện Điều 14

          1. Cơ sở pháp lý về bồi thường cho các nạn nhân của hành vi tra tấn

          - Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật” (khoản 2 Điều 30). Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật (khoản 5 Điều 31).

          -Việt Nam đã giải quyết bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân của các hành vi bức cung, dùng nhục hình, phù hợp với quy định pháp luật. Từ năm 2011 đến năm 2015, thuộc trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm sát nhân dân có 03 trường hợp phải bồi thường do hậu quả của hành vi dùng nhục hình với tổng số tiền là 220.260.192 đồng (khoảng 10.476 USD ở thời điểm thực hiện bồi thường).

          - Việt Nam còn triển khai các biện pháp khác, ngoài bồi thường, để phục hồi nhân phẩm của nạn nhân, quyền được an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người này, để phòng ngừa việc tái diễn và để giúp đỡ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng như các chương trình xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, góp phần nâng cao nhận thức, phòng ngừa việc phạm tội, chống tái phạm.

          2. Các chương trình tái hòa nhập của Việt Nam dành cho các nạn nhân của hành vi tra tấn

          Việt Nam có nhiều chương trình tái hoà nhập cho nạn nhân của các hành vi phạm tội, gồm cả nạn nhân tra tấn, nạn nhân của mua bán người (Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 về ban hành quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về) thông qua hàng trăm chương trình tái hòa nhập của cả trung ương và địa phương như các mô hình Trung tâm tiếp nhận nạn nhân (Ngôi nhà nhân ái tại Lào Cai, Nhà tình thương tại An iang), Nhóm tự lực (Thanh Hóa, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế), Đường dây nóng hỗ trợ, bảo vệ trẻ em và nạn nhân của nạn mua bán người, Câu lạc bộ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán (Hải Phòng).

          XVI. Về thực hiện Điều 15

          1. Các quy định đảm bảo các thông tin/khai báo là kết quả của tra tấn sẽ không được sử dụng như là bằng chứng trong bất kỳ thủ tục tố tụng nào, trừ khi được sử dụng làm bằng chứng để chống lại một người bị buộc tội đã thực hiện tra tấn

          Chứng cứ phải được thu thập đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (khi Bộ luật này có hiệu lực) thì mới có giá trị chứng minh trong quá trình tố tụng

          2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về chứng cứ trực tiếp và gián tiếp

          Trong khoa học pháp lý của Việt Nam, căn cứ vào mối quan hệ giữa chứng cứ với đối tượng cần chứng minh mà phân loại thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp.

          3.  Một số vụ việc khẳng định chứng cứ là kết quả của tra tấn đã bị hủy bỏ trong quá trình tố tụng

          Ngày 08/7/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng raquyết định khởi tố vụ án giết người và tiến hành điều tra đối với 7 đối tượng, trong đó có Trần Văn Đở, Thạch Sô Phách và Khâu Sóc. Trong quá trình điều tra, Nguyễn Hoàng Quân và Triệu Tuấn Hưng là điều tra viên đã dùng nhục hình đối với 3 người này để buộc khai nhận có tham gia giết ông Lý Văn Dũng. Sau quá trình điều tra, không có cơ sở để kết luận 3 đối tượng phạm tội giết người. Ngày 21/5/2014, Công an tỉnh Sóc Trăng đã đình chỉ điều tra vụ án và đình chỉ đối với các bị can. Như vậy, các lời khai, chứng cứ thu thập được từ việc dùng nhục hình của các điều tra viên đã bị hủy bỏ và không được sử dụng để buộc tội đối với các nghi can trong vụ án giết ông Lý Văn Dũng. Ngoài ra, một số vụ án khác có chứng cứ là kết quả của hành vi tra tấn đều đã bị hủy bỏ trong quá trình tố tụng.

          XVII. Về thực hiện Điều 16

          1. Quy định về ngăn chặn các hành vi đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người khác chưa đến mức bị coi là tra tấn theo quy định tại Điều 1

          Pháp luật Việt Nam quy định mọi hành vi vi phạm pháp luật nói chung phải nhanh chóng được xử lý, điều tra và công bằng trong mọi trường hợp. Người có hành vi đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm đều bị trừng phạt. Nhiều hành vi đã bị hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam như tội làm nhục người khác (Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 Bộ luật hình sự năm 1999(sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015); tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282 Bộ luật hình sự năm 1999(sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều 357 Bộ luật hình sự năm 2015); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật (Điều 303 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều 377 Bộ luật hình sự năm 2015).

      2. Thực trạng của các cơ sở giam giữ

            - Quy định về cơ sở giam giữ của Việt Nam: Các chế độ giam giữ; chế độ khám, chữa bệnh; Buồng hạnh phúc;

          - Chất lượng cơ sở giam giữ vẫn còn nhiều bất cập: thiết kế chi tiết các hạng mục trong buồng giam ở các trại tạm giam (hệ thống cánh cửa, chốt khoá, ô chia cơm, cửa thông gió, ô thoáng trước và sau buồng giam, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống điện…) còn chưa thực sự bảo đảm. Đối với các nhà tạm giữ cấp huyện do xây dựng theo mẫu thiết kế cũ, số lượng buồng tạm giữ nhiều hơn số lượng buồng tạm giam; do diện tích đất quy hoạch ít, nên các nhà tạm giữ đều thiếu buồng làm việc của luật sư, buồng thăm gặp, nhiều nhà tạm giữ xây dựng đã lâu, xuống cấp, không đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật đối với người bị tạm giữ, tạm giam ở các nhà tạm giữ.

          C. KẾ HOẠCH: Triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” năm 2019

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Thực hiện đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ và giải pháp để từng bước đạt được các mục tiêu của Đề án;

b) Tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án nhằm nâng cao năng lực thực hiện phổ biến nội dung cơ bản của Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước chống tra tấn).

c) Phổ biến rộng rãi nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn tới cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân thông qua các hình thức, biện pháp hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong thực hiện phòng, chống tra tấn.

2. Yêu cầu

a) Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 ban hành theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2019  và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, ban, ngành, địa phương.

b) Các nội dung và hoạt động đề ra phải bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm; xác định rõ trách nhiệm; chú trọng lồng ghép, kết hợp để sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả; quá trình tổ chức thực hiện Đề án phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương; tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN

1. Nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn; các văn bản về việc phê chuẩn, triển khai thực hiện Công ước.

2. Quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn

- Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhất là các quyền, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến phòng, chống tra tấn;

- Các quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; các tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự liên quan đến các hành vi tra tấn; các quy định của Bộ luật dân sự, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật khiếu nại, Luật tố cáo để bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền con người và phù hợp với yêu cầu của Công ước chống tra tấn;

- Nội dung cơ bản của Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật xử lý vi phạm hành chính, các quy định pháp luật về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức bảo đảm tôn trọng quyền con người khi thi hành công vụ liên quan đến phòng, chống tra tấn;

- Các quy định pháp luật về bạo lực tại nơi làm việc, bạo lực giới, bạo lực gia đình, bạo lực với trẻ em và các đối tượng yếu thế phù hợp với Điều 16 của Công ước chống tra tấn;

- Các quy định, chính sách dự kiến sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ban hành mới trong quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống tra tấn.

3. Các hành vi tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; các biện pháp nghiệp vụ mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được áp dụng trong quá trình tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các quy định có liên quan;

4. Tình hình phòng ngừa, đấu tranh, xử lý của các cơ quan nhà nước đối với hành vi tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo; vô nhân đạo, hạ nhục con người.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành

a) Xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2019

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp;

- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;

- Thời gian thực hiện: Quý IV/2018;

- Kết quả công việc: Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2019.

b) Theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện Đề án năm 2019

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp; các cơ quan, đơn vị có liên quan;

- Thời gian thực hiện: Quý IV/2019;

- Kết quả công việc: Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện Đề án năm 2019.

2. Biên soạn, phát hành và đăng tải tài liệu phổ biến

Đăng tải nội dung Bộ tài liệu tuyên truyền, phổ biến Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn do Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an trên Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, ngành, đoàn thể, địa phương;      Trên cơ sở Bộ tài liệu do Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an biên soạn, phát hành, lựa chọn những nội dung liên quan trực tiếp, thiết thực với yêu cầu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương để biên soạn lại, in, phát hành phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn;

Biên soạn, phát hành sách Tình huống pháp luật về phòng, chống tra tấn; tờ gấp pháp luật về phòng, chống tra tấn.

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp;

- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;

- Thời gian thực hiện: Năm 2019;

- Kết quả công việc: Tờ gấp pháp luật; sách tình huống giải đáp pháp luật.

3. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật

Tổ chức lớp tập huấn giới thiệu nội dung cơ bản của Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về chống tra tấn cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp;

- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;

- Thời gian thực hiện: Năm 2019.

  - Kết quả công việc: Lớp tập huấn được tổ chức thành công và Báo cáo kết quả tập huấn.

4. Tuyên truyền, phổ biến trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn, khai thác tủ sách pháp luật, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tra tấn

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp;

- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;

- Thời gian thực hiện: Năm 2019;

  - Kết quả công việc: Văn bản hướng dẫn.

5. Tuyên truyền, phổ biến thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình s, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp; các cơ quan, đơn vị có liên quan;

- Thời gian thực hiện: Năm 2019;

- Kết quả công việc: Báo cáo kết quả thực hiện Đề án năm 2019.

6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn

Tham gia cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến về Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trên Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp;

- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;

- Thời gian thực hiện: Năm 2019;

- Kết quả công việc: Tham gia trả lời các câu hỏi của cuộc thi.

IV. KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện Đề án 65 năm 2019 thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bố trí.

2. Kinh phí thực hiện Đề án 65 cấp tỉnh được bố trí từ ngân sách của tỉnh trong năm 2019. 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tư pháp có trách nhiệm

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức triển khai kế hoạch này;

- Tham mưu hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế

Trên cơ sở nội dung của Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch (gửi về Sở Tư pháp trước ngày 31/01/2019  để theo dõi) và triển khai thực hiện Đề án năm 2019 phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương;

3. Chế độ thông tin, báo cáo

Chế độ thông tin, báo cáo: Định kỳ 06 tháng, năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2019 của các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp. Thời điểm báo cáo như sau: Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 05 tháng 5 năm 2019; Báo cáo năm gửi trước ngày 05 tháng 11 năm 2019.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày