Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.965.338
Truy cập hiện tại 3.859
Mẹ luôn ở bên con
Ngày cập nhật 24/11/2022

Sự việc đau lòng xảy ra tại ngôi trường trung học cơ sở của vùng quê nghèo. Chị Bé có đứa con trai đang là học sinh lớp 6 của ngôi trường này, cháu Kiên là một người con ngoan, cũng là học sinh khá của trường. Cháu vốn là đứa bé chăm chỉ, ít nói, còn nhỏ những biết chăm sóc em, giúp đỡ bố mẹ công việc nhà, khi thì cho lợn ăn, cho gà ăn, khi thì tưới rau trong vườn, lúc thì trông em giúp mẹ. Đến bây giờ chị vẫn không hiểu được tại sao con mình lại đâm bạn, dẫn đến tử vong.

Kiên là học sinh lớp 6/1 của trường, hàng ngày đi học thường hay gặp anh Dũng học trên Kiên hai lớp, là học sinh lớp 9 của trường. Kiên cũng không hề quen biết với anh này, vậy mà, cứ mỗi lần gặp Kiên là Dũng lại giở thói “đàn anh”, bắt nạt Kiên. Nhiều lúc Kiên cố tránh né và rất sợ hãi mỗi khi gặp anh Dũng. Có những ngày Dũng bắt Kiên đưa tiền trong túi cho Dũng, có bao nhiêu tiền phải đưa hết cho Dũng, không thì sẽ bị đánh. Kiên luôn sống trong sự lo lắng và sợ hãi. Kiên cố gắng chạy thoát khỏi Dũng, nhưng Dũng vẫn đuổi theo không tha, mặc cho em nhiều lần van xin. Sự việc diễn ra thường xuyên trong mấy tháng đi học, nhưng Kiên không nói với ai, vẫn luôn chịu đựng một mình.

Vào một buổi trưa, trên đường đi học về, Kiên lại nghe tiếng gọi “này thằng kia”, Kiên cố gắng chạy thật nhanh, nhưng Dũng đạp xe đến và đẩy Kiên vào bụi cây bên đường. Dũng nói với Kiên “sao tao gọi mà mày không nghe”, Kiên nói “em phải về nhà có việc gấp”, Dũng tát Kiên một cái và quát lên “Mày dám không nghe lời tao hả?”. Kiên cố gắng xin Dũng tha cho mình, nhưng Dũng xem như không nghe thấy và nói với Kiên “có tiền đưa cho tao”, Kiên trả lời “em không có tiền”, nghe vậy, Dũng xô ngã Kiên “mày không đưa phải không”. Kiên nói “đã nói là không có rồi mà”. Dũng to tiếng, túm cổ áo rồi tiếp tục đẩy ngã Kiên, Dũng nói “Mày không đưa tiền tao đánh”. Lúc này Kiên hét to “anh đừng đến gần”, thái độ hung hãn, Dũng nói “mày dám”. Dũng chạy đến đá Kiên, Kiên bỏ chạy, Dũng túm áo lại, rồi Kiên lấy con dao rọc giấy nhỏ trong túi đâm tới một cái, con dao rọc giấy này bạn cùng lớp mới trả cho Kiên khi sáng, Kiên bỏ vào túi tuần đem về nhà cất. Không may vết dao đâm trúng vào tim của Dũng. Dũng ngã xuống, máu lem ướt cả chiếc áo trắng của Dũng, Kiên sợ hãi, kêu cứu và bỏ chạy. Dũng được người đi đường gần đó đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Biết được sự việc, chị Bé khóc nức nở, đau lòng không nguôi. Chị không biết sẽ làm thế nào, chị sợ hãi đến đứng không vững. Chị có van xin tha thứ cũng không thể nào bù đắp được nổi đau của gia đình họ, của chính con mình. Chị ân hận vì đã không theo sát con, không hỏi han con để con có thể bày tỏ nổi lòng của mình. Nhìn con run sợ lẫn ân hận chị càng thêm xót xa, thấy tim mình cũng như cứa máu.

Kiên phải trả giá cho việc làm sai trái của mình, vì Kiên mới 12 tuổi, chưa đủ tuổi,  để chịu trách nhiệm hình sự, theo quy định khoản 1 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: “Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự”. Vì vậy, Kiên bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

          Chị Bé lo lắng không biết khi con mình bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, chị có được thăm gặp con và con chị có được học văn hóa không. Chị được một cán bộ giải thích cho chị về trường hợp của con chị. Theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc quy định: học sinh được học văn hóa theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở thì việc học văn hóa là bắt buộc; đối với những học sinh khác thì tùy theo khả năng và điều kiện thực tế của trường mà tổ chức học văn hóa cho phù hợp. Văn bằng, chứng chỉ học văn hóa trong trường giáo dưỡng có giá trị như văn bằng, chứng chỉ của các trường phổ thông.

          Đối với chế độ thăm gặp người thân, liên lạc, nhận tiền, quà của học sinh, theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP: học sinh được thăm gặp thân nhân tại nhà thăm gặp của trường giáo dưỡng, thời gian mỗi lần không quá 03 giờ theo thời gian làm việc của nhà trường, trường hợp ngoài giờ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định. Thời gian thăm gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Trường hợp học sinh chấp hành tốt nội quy trường giáo dưỡng, tích cực rèn luyện, học tập, học nghề và lao động hoặc để phục vụ công tác giáo dục thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định cho kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 48 giờ. Đối với chế độ nhận tiền: học sinh được nhận tiền mặt (Việt Nam đồng) do thân nhân đến thăm gặp gửi thì cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp tiếp nhận, chuyển vào Sổ lưu ký học sinh; đối với tiền gửi qua bưu điện thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm cử cán bộ đến bưu điện nhận tiền và làm thủ tục lưu ký theo quy định, vào sổ theo dõi, quản lý, đồng thời thông báo cho học sinh được nhận tiền biết. Số tiền lưu ký của học sinh được sử dụng mua lương thực, thực phẩm, hàng hóa và các đồ dùng thiết yếu khác tại căng tin trường giáo dưỡng; thanh toán tiền gửi thư, liên lạc điện thoại; gửi về cho thân nhân hoặc nhận lại (nếu còn) khi chấp hành xong quyết định.

          Sau khi được cán bộ giải thích thêm về trường hợp của con mình, chị Bé cũng cảm thấy nhẹ nhõm, bớt lo lắng phần nào. Chị cầu mong cho con mình thật mạnh mẽ để vượt qua khó khăn, vượt qua nổi đau trong cuộc sống, mẹ sẽ luôn ở bên con. Trên đường về chị thấy cầu vồng xuất hiện chị nghĩ rằng “sau cơn mưa trời lại sáng”.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày